loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 18-03-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Con có một thắc mắc nhờ Thầy giảng cho con hiểu đúng. Khi căn tiếp xúc với trần có cảm thọ phát sanh rồi đến tưởng và hành như trong thập nhị nhân duyên. Thưa Thầy, thọ và tưởng đều đến cùng một lúc hay có cảm thọ và không có tưởng hoặc cảm thọ đến trước rồi mới có tưởng sau. Con lại nghĩ khi mắt tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, bị chói mắt, cảm thọ có khó chịu và muốn loại bỏ. Trong này thì lại không có tưởng, chỉ có cảm thọ và hành thôi.
Thưa Thầy, con hiểu như vậy có được không.
Con cám ơn Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-03-2018

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Sư Ông ạ!
Con tên là Cát Tường, con thường nghe những bài giảng của Sư ông và thực hành trong mọi lúc. Con có điều muốn hỏi như thế này: Vợ chồng con sắp chuyển đến 1 ngôi nhà mới để ở. Theo tín ngưỡng Phật giáo mà lâu nay bố mẹ đã làm theo tức là phải lập bàn thờ trong ngôi nhà mới (bàn thờ Phật, ông Táo, Thổ địa, trang thờ ngoài vườn...) và mời các thầy đến tụng kinh cúng Phật, Thổ thần đất đai, và các cô hồn... Với con thì từ khi có duyên lành được tiếp xúc và tìm hiểu về Đạo Phật Nguyên Thuỷ, được nghe những điều Sư Ông giảng thì con đã hiểu tỏ tường về Đức Phật, hiểu về những gì Ngài dạy thực sự rất đơn giản (không như trước đây, con sợ hãi, nghi hoặc nhiều về những tập tục cúng bái). Giờ đây khi đã hiểu rõ ràng, con tập trung thực hành nơi chính mình, những vấn đề khác đã bớt quấy nhiễu con rồi. Thế nhưng vẫn có sự gắn kết với gia đình, trong khi bố mẹ chồng con vẫn theo truyền thống cúng kiếng. Con phải làm như thế nào để thuận thảo trong gia đình mà vẫn thực hành đúng giáo pháp mà Đức Phật dạy ạ? Con rất mong được sự giải đáp từ Sư Ông. Con xin hết lòng tôn kính và biết ơn Sư Ông ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-03-2018

Câu hỏi:

Con có đọc một đoạn kinh Đức Phật khi gần nhập diệt, Ngài có nói: "Trong suốt 45 năm ta chưa hề nói lời nào". Xin Thầy giải thích cho con hiểu ý nghĩa câu nói của Ngài.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-03-2018

Câu hỏi:

Thưa Thầy, xin Thầy giảng cho con ý nghĩa câu: "Một Niệm Ba Cái Hóa Thân". Con xin cám ơn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-03-2018

Câu hỏi:

Con thưa Thầy,
Với những người xuất gia ở một độ tuổi mà chưa có sự trải nghiệm sâu sắc về đời sống và người xuất gia đã trải qua quá nhiều thăng trầm trong cuộc sống, con muốn hỏi Thầy, sự trải nghiệm đó có phải là bức tường thành, là sự trở ngại không ạ? Nhiều người nói rằng, nếu không có sự trải nghiệm hoặc còn quá trẻ, đi xuất gia sẽ bị thiếu đức tin, thiếu cái nhìn khách quan về đời sống, về đạo...
Con đang vô cùng bối rối về chuyện này, con xin Thầy khai tâm cho con ạ. Con cảm ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-03-2018

Câu hỏi:

Con xin chào Thầy,
Lâu rồi con không trình pháp với Thầy vì con thấy đã hiểu và việc của con là quay lại thân thọ tâm pháp nơi chính mình và sự tương giao với mọi người, với các sự việc trong đời sống cũng như vạn vật diễn ra xung quanh để hiểu cách các pháp vận hành. Con đã học được rất nhiều từ phiền não của chính mình và của những người xung quanh. Nếu không có Vipassana, nếu không xem cuộc đời như là trường học, nếu không chấp nhận mọi thứ xảy ra dù thế nào thì đều đúng với lý nhân quả của nó, có lẽ con đã không trụ nổi với những cơn bão trong tâm mình.

Hôm nay con có một câu hỏi mà một người bạn đạo đã hỏi con, con xin nhờ Thầy làm rõ ạ.
Một người bạn đạo một hôm hỏi con Thiền là gì, sau một hồi suy nghĩ, thì con nói ngắn gọn là: “Thiền là thấy mọi thứ ở hiện tại đúng như nó đang là”. Bạn hỏi thêm, có phải là “An trú trong giây phút hiện tại không?”. Sau một hồi suy nghĩ về 2 cách dùng từ thì con thấy đây là 2 cách thiền khác nhau.
Con nghĩ “an trú” có mục đích rất rõ ràng là để “an”, có thể là bình an hoặc an lạc, bằng cách trụ trên một đề mục ở giây phút hiện tại, đó có thể là hơi thở, bước chân hoặc một đề mục nào đó. Cách thiền này rất phù hợp với những người trải qua nhiều bất an trong cuộc sống luôn có thói quen suy nghĩ thì đây là cách thiền rất phù hợp, có thể thực hành để cắt dòng suy nghĩ miên man, khiến tâm dần quen với việc không suy nghĩ, và có thể thực hành mọi lúc mọi nơi. Rất tốt cho người mới bắt đầu hành thiền hoặc ngay cả đối với người hành thiền lâu năm thì cách đối trị này cũng tốt đối với những lúc tâm quá vọng động và không thể quan sát một cách bình thường được.
Tuy nhiên, theo con thì khi “an trú” có ít nhiều tác ý mong muốn và khi định trên một đề mục như vậy thì sẽ khó mà thấy thực tại đúng như nó đang là, không thể học bài học từ chính lcác trạng thái tâm/pháp đó và vì vậy, như đá đè cỏ tạm thời. Dù có tác dụng được “an” được trong một thời gian, nhưng nếu để hiểu và thoát ra khỏi nó thì con nghĩ, chỉ có Vipassana (Thấy đúng như nó đang là) là cách tốt nhất giúp cho việc dần dần “giải thoát” khỏi nó 1 cách vĩnh viễn.

Con xin chia sẻ vài suy nghĩ con. Con nhờ Thầy khai thị và chỉ điểm giùm ạ.
Con cảm ơn Thầy. Con chúc Thầy luôn khỏe mạnh ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-03-2018

Câu hỏi:

Kính thưa thầy,
Con không hỏi gì hết. Từ phương xa con xin đảnh lễ thầy 3 lạy. Con thành kính tri ân những lời khai thị của thầy dành cho chúng con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-03-2018

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Dạ con nói cụ thể hơn câu hỏi trước. Trước đây thu nhập hàng tháng con cao, nhưng bây giờ thu nhập hàng tháng con thấp. Con buồn nên con muốn cố gắng làm nhiều hơn để con có được thu nhập tốt hơn, ổn định. Bên cạnh đó con cũng có ước muốn làm kiếm nhiều tiền để phụ giúp gia đình và làm phước. Thu nhập thấp nên người thân cũng lo lắng cho mình nên con càng buồn hơn. Chính những mong muốn, lo lắng làm con bất an, không trọn vẹn với hiện tại mà hướng về tương lai.
Nhờ Thầy cho con lời khuyên.
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-03-2018

Câu hỏi:

Bạch thầy,
Thầy từ bi giải thích cho con rõ ảnh hưởng qua lại của tâm đối với hệ thống thần kinh não bộ thế nào? Con chiêm nghiệm thấy rằng khi tâm tự tại, rỗng rang không dính mắc thì hệ thống thần kinh được nghỉ ngơi vô sự, thư giãn hoàn toàn.
Con hiểu vậy có đúng không, thưa thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-03-2018

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Đau khổ giúp con người trưởng thành, sung sướng đôi khi làm con người mê mờ. Biết là như vậy, nhưng đôi khi con đau khổ thì có thể con cố gắng chịu đựng và quan sát cũng không đến nỗi, nhưng khi con khổ mà làm người thân con buồn lo lắng cho mình thì con chịu không được, và hay trách mình. Nên trong con, con cũng muốn cố gắng làm để mình vừa vừa, không quá khổ cũng không giàu. Nhưng chỉ vì cái muốn đó cũng làm con bất an không trọn vẹn với hiện tại, lo lắng và hướng về tương lai.
Nhờ Thầy cho con lời khuyên.
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »