loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 22-03-2018

Câu hỏi:

Thưa Sư, con muốn hỏi nghĩa của từ "Ái dục" trong bài kệ Pháp Cú:
"Ai sống trong đời này
Ái dục được hàng phục
Sầu rơi khỏi người ấy
Như giọt nước lá sen"
Chữ "ái dục" này chỉ nói về sự mê đắm, lệ thuộc vào quan hệ nam nữ hay nghĩa là lòng tham đắm đối với tất cả mọi thứ như ăn, uống, ngủ, hưởng thụ và dục ạ? Vì con nghĩ ở đây không dùng từ "tham" hay "si" mà dùng từ "ái dục" nên chắc là có ý nghĩa gì đó khác với "tham", "si".
Con xin tri ân Sư!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-03-2018

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Khi con bị nhận lời phê bình, chỉ trích về mình, lúc đó con quan sát tâm mình, nó gợi lên cảm thọ buồn, hơi khó chịu, giọng nói lúc đó không còn tự nhiên, như nó đang chất chứa sự tức giận thầm kín ở bên trong. Nhưng con không thấy tâm sân khởi lên mặc dù cảm thấy khó chịu, có lẽ chánh niệm còn yếu nên con không thấy tâm đó? Theo ý thức, con tự nghĩ mình đã học đạo thì mình không nên phản ứng lại gây mất hòa khí, lúc đó con quay trở về quan sát thân tâm mình tiếp, con nhận ra cảm thọ khó chịu khởi sinh, sau một hồi con nhìn nó thì nó bớt dần. Và trong tâm thức con có ý nghĩ rằng nên bỏ qua, người ta không phải nói về mình đâu, và mình đừng tưởng tượng phóng đại vấn đề rồi tự làm khổ mình. Nhưng sau đó nó lại nảy ra suy nghĩ khác là nhiều khi người ta ám chỉ đến mình và đó không phải do mình tưởng tượng suy diễn. Và điều đó cứ lặp đi lặp lại, tâm khởi lên rồi diệt và lâu lâu nó gợi lên lại khiến mình phiền não, khó chịu. Có lẽ con chưa nghĩ thấu đáo về sự việc đó là mình có tưởng tượng hay người ta ám chỉ mình thật, và cách mình ứng xử lại như thế nào nên phiền não nó chưa dứt mà cứ gợi đi gợi lại đúng không Thầy mặc dù con đã quan sát thấy nó?
Lúc trước thì xảy ra những chuyện như vậy con cảm thấy rất khó chịu, và lo lắng nhiều. Nhưng con có nghe lời Thầy nói phiền não nó khởi lên nhiều lần để mình thấy nó, mình mới giác ngộ được, mình học chưa xong nên nó khởi lên để kiểm tra mình lại, nên con cảm thấy bớt khó chịu hơn. Cũng giống như mình muốn biết con chuột nó đang ở đâu trong nhà mình mà nó cứ ẩn mình hoài sao mình biết được, nhờ nó xuất hiện nhiều lần thì từ từ mình mới biết nó nhiều hơn.
Con cũng quan sát thấy một số người họ ứng xử rất hay mặc dù họ chưa biết đạo nhiều nhưng khi gặp tình huống bị phê bình đó, họ chẳng những bình thản, biết sai nhận lỗi mà họ còn suy nghĩ ra những chuyện khôi hài để hai bên đều vui vẻ và sau đó đủ bình tĩnh để giải thích và làm không khí lắng dịu. Nhưng con thì lúc đó con quay lại tâm mình và con hơi buồn, ấm ức nên nhiều khi người đối diện cảm được tâm trạng con buồn và tình huống lại càng trở nên xấu đi.
Con trình bày cách ứng xử của mình ở trên nhờ Thầy góp ý nhận xét để con hiểu ra và tự điều chỉnh.
Con cảm ơn Thầy.
Kính Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-03-2018

Câu hỏi:

Hoà thượng cho con hỏi,
Có pháp nào dành cho người câm, điếc và mù, còn bị tàn tật tu không? Mà con thấy các thầy đi giảng dạy chỉ đem kinh điển và sách vở để thuyết thì sao họ có thể lĩnh hội được pháp học ạ. Con mong Người chỉ dạy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-03-2018

Câu hỏi:

Tôi muốn thỉnh một số đầu sách của Hòa Thượng Viên Minh. Vui lòng hướng dẫn nơi liên hệ. Xin cám ơn.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-03-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy con muốn biết mong muốn của các thầy dành cho tín đồ Phật tử là gì.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-03-2018

Câu hỏi:

Thưa Sư Ông!
Con nhận thấy bản thân con khi gặp đau khổ, phiền não, tâm con liền có cách đối trị tự nhiên như là cuộc đời vô thường, là khổ và không có gì là của ta là ta, do vô minh nên dính mắc với nó mà khổ thôi... Thế là tâm con yên hơn không chạy theo để khổ nhiều. Nhưng con lại thấy chính điều đó là sự phản kháng của bản ngã trước khó khăn mà nó không muốn gặp, và nó làm con chưa cảm nhận trọn vẹn với cái khổ đến với mình (chứng kiến người thân bị tai nạn, hay người thân mất đi...). Vậy Sư Ông cho con hỏi con cảm nhận như vậy có đúng không? Và cách đối trị như thế nào, lúc nào là đúng với lời dạy của Đức Phật. Hay con cứ mặc kệ chỉ cần quan sát thân tâm thôi a?
Thành kính đảnh lễ Sư Ông!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-03-2018

Câu hỏi:

Con kính chào Sư Ông.
Con kính chúc Sư Ông có thật nhiều sức khỏe, từ bi và trí tuệ để chỉ dạy chúng con, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu giúp cuộc sống của các con nhẹ nhàng hơn.
Con cũng kính chúc tất cả mọi người truy cập website Trungtamhotong.org đạt được nhiều điều quý báu thiết thực trong cuộc sống hiện tại và hướng đến giác ngộ giải thoát.

Thưa Sư Ông.
Nếu Sư Ông có một người đệ tử trẻ chỉ biết giữ giới, cố gắng thận trọng trong lời nói - ý nghĩ và hành động, sống theo lời Sư Ông chia sẻ, nhớ bao nhiêu sống bấy nhiêu.

Nhưng có một điều là người đệ tử đó do bị bệnh trí nhớ rất kém, học kinh Pali hoài mà không nhớ dù đó chỉ là những bài kinh tụng cơ bản. Mỗi lần học để nhớ những bài kinh Pali thì rất căng thẳng nặng đầu và khi cố gắng tập trung học thì rất nhức đầu ạ. Khi buông bỏ không học nữa thì cảm thấy rất thoải mái nhẹ nhàng.
Trường hợp này Sư Ông sẽ nói với người này như thế nào ạ.

Thật ra đây là trường hợp của con thưa Sư Ông. Con vừa sống đời sống xuất gia không lâu. Thật ra nơi đây cũng không theo ý nguyện hàng đầu của con lắm nhưng con phải nghe theo Cha Mẹ đến đây để xuất gia. Kẹt một cái là chỗ con tụng kinh là chủ yếu, không học không được, không biết tụng kinh là Phật tử tại gia nói tu gì dở quá. :) :) Ở đây là vậy đó, mà con nghĩ con dở thật cái ngu này con chấp nhận là con có, ai nói con ngu con không giận. Nếu ở đây có hướng dẫn thiền thì tốt rồi nhưng nơi đây không có hướng dẫn thiền gì cả ạ, chỉ có pháp học thôi nhưng con chưa được học.

Con cố gắng học kinh tụng Pali cũng theo huynh theo đệ nơi con tu học thôi ạ. Chứ thật ra con cũng không quan trọng phải biết tụng kinh Pali lắm vì con thấy tụng Pali Phật tử tại gia không hiểu gì cả và người chưa học Pali như con cũng không hiểu gì luôn. Chẳng thà tụng tiếng Việt không là được rồi. Đó là theo riêng con thôi.
Con không có ý là bỏ Pali vì con biết nếu biết Pali thì rất tốt trong việc đối chiếu kinh điển, tìm hiểu thêm kinh luật, biết nhiều về văn hóa lịch sử xứ Ấn xưa.

Nhưng mỗi người có một căn cơ duyên nghiệp riêng.
Hồi xưa đến giờ việc tự ca hát con không có hướng thú và bây giờ việc tụng kinh cũng vậy. Vì tánh con từ nhỏ đến lớn rất ít nói, nói chi việc ca hát thì trừ khi hồi đi học phải học môn nhạc con mới hát, khi ngoài đời con không có cố gắng để học hát bài nào cả, nghe rồi tự nhớ vài câu hợp ý thì có. Từ khi biết đến đạo Phật con chỉ thích nghe và đọc kinh dịch ra Việt ngữ thôi và nghe các bài giảng của các vị Thầy - thiền sư để tham khảo rồi tự trải nghiệm qua đời sống hằng ngày, còn việc tụng đọc là con không tâm đắc lắm. Xin Sư Ông chỉ dạy cho con ạ. Con cảm ơn Sư Ông nhiều lắm. Con viết hơi gấp nên hơi lộn xộn mong Sư Ông thông cảm.

Mọi người, vị nào có kinh nghiệm xin cùng chia sẻ cho con với ạ. Cảm ơn tất cả quý vị.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-03-2018

Câu hỏi:

Con Kính Đảnh lễ Thầy..!
Thưa Thầy, một người sống trong thực tại thì luôn ứng xử sao cho thích hợp hoàn cảnh thực tế chứ không cần chuẩn bị, sắp đặt trước trừ những việc tục đế công việc của nhân sinh có phải không ạ?
Con xin chân thành tri ân Thầy ạ..!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-03-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy.
Con có một điều không rõ trong thực hành Tánh Thấy khi lái xe.
Trong câu "Trong cái Thấy chỉ là cái Thấy...", tức là khi thấy thì không để khái niệm hoặc ý thức về cái thấy chi phối sự thấy.
Trong trường hợp khi con đang lái xe thì khi thấy bảng hiệu chỉ dẫn trên đường mà không để bị chi phối bởi ý nghĩa, khái niệm chỉ dẫn của nó thì sẽ xảy ra tai nạn.
Trong trường hợp này thì Tánh Thấy là phải như thế nào?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-03-2018

Câu hỏi:

Bạch thầy,
Khi thiền Vipassana con có cần nhíu hậu môn hay không, hay là chỉ cần buông xả và rõ biết toàn thân? (Vì trước đây con tập khí).

Xem Câu Trả Lời »