loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 29-08-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, thỉnh thoảng con nhận biết con khởi tâm sân với sư huynh, người mà con có cái nhìn không được thiện cảm và kính trọng. Con biết là con ngã mạn và thiếu lòng vị tha, chung quy cũng do cái ngã của con nặng nề lắm. Con rất buồn và thấy lo là mình tu chưa đúng tốt. Con xin Thầy từ bi chỉ dạy con cách tu sao để đi đến vô ngã vị tha, không còn hoặc ít sân giận ạ. Con thành kính tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-08-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy. Trước kia con ngồi thiền, mỗi lần ngồi rất đau chân mà không có kết quả rõ ràng nên con đã bỏ. Sau thời gian thực hành pháp hành thiền tuệ mà thầy hướng dẫn, con thử ngồi tư thế kiết già. Nhưng lần này khác với lần trước là con chỉ quan sát tự nhiên, thấy sao biết vậy, không cố gắng gì cả. Và con thấy có hiệu quả thầy ạ. Khi ngồi thì chân con không đau như trước, ngồi được lâu hơn. Sau khi xả thiền, con thấy các hành vi được điều chỉnh theo giới luật một cách tự nhiên. Các tâm tham sân bị giảm rất nhanh, thay vào đó là tâm từ và trạng thái hỷ, khinh an. Con không quan tâm đây là kết quả gì, và chỉ thấy sao nói vậy để nhờ thầy chỉ bảo thêm giúp con. Con có nên tiếp tục thực hành như vậy không ạ?
Con chân thành cảm ơn thầy,

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-08-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy, bạn con cũng là một cư sĩ và mới tu học gần đây, anh ta nói rằng: Ngày trước chưa tu tôi chỉ thấy một người con gái đẹp, đó là vợ tôi. Nhưng sau khi tu, tôi thấy cô gái nào cũng đẹp và tất cả mọi người ai cũng đẹp cả. Không biết bạn con nói vậy là đúng hay sai vậy ạ? Mong Thầy chỉ dạy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-08-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Gần đây, con thấy con có 1 tình trạng, nó kéo dài liên tục 3 tuần rồi.
Mỗi tối trước khi ngủ con ngồi im trên giường 1 chút, sau đó nằm xuống. Nhưng con không cảm thấy buồn ngủ, thậm chí rất tỉnh táo, con có suy nghĩ là không biết bao giờ mới thật sự ngủ đây. Tuy nghĩ thế, nhưng con cũng không quan tâm đến nữa. Con cứ nằm vậy và không biết có thật sự là ngủ hay không, cũng không biết là ngủ từ lúc nào. Con chỉ biết lúc thức dậy rất tỉnh táo, cứ như là chưa hề ngủ. Những suy nghĩ trước khi ngủ con lại nhớ rất rõ, cảm giác như chỉ vừa mới nghĩ thôi chứ không phải của đêm qua.
Con không hiểu tình trạng của con là sao, con kính mong Thầy từ bi chỉ dạy cho con.
Con xin thành tâm đảnh lễ Thầy.
Đệ tử
Như Tường

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-08-2017

Câu hỏi:

Thầy Kính!
Con đọc một bài viết của Ngài Krishnamurti có đoạn "... nếu ta không biết sống là gì thì làm sao biết chết là gì? Sống và chết có thể chỉ là một chuyện thôi và việc chúng ta cứ tách chia chúng ra có lẽ là nguồn gốc của mối phiền não to lớn này..." Con thấy hay và đúng quá thưa Thầy. Nếu thật sự "sống" ("chết đi cái ngã rộn ràng") thì "sống và chết chỉ là một", đâu còn luân hồi (quá khứ), sinh tử (tương lai) nữa phải không Thầy? Có gì con xin Thầy chỉ dạy thêm!
Con kính chúc Thầy mạnh khỏe!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-08-2017

Câu hỏi:

Dạ thưa thầy,
Con có 1 người bạn ở xa, tính tình hiền lành nhưng hay có tâm trạng chán chường, đời sống tinh thần vì thế không được hạnh phúc. Con định gửi cho bạn ấy cuốn sách Con đường hạnh phúc và Thực tại hiện tiền của thầy, để mong bạn có thể nhận ra được ý nghĩa của cuộc sống. Bạn con thì không thích đến chùa, chưa có hiểu biết gì về Phật pháp. Vì vậy con xin thầy chỉ cho con cuốn sách nào phù hợp đối với người chưa biết gì, không theo tôn giáo nào như bạn con.
Con kính cảm ơn thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-08-2017

Câu hỏi:

Con chào Thầy và các đạo hữu,

Mấy nay con đọc có vài đạo hữu lo lắng về các tập khí của ba mẹ và muốn ba mẹ tu tập. Con định chia sẻ trường hợp của mình nhưng sợ là mình có nhiều chuyện quá hay không? Nhưng ở dưới con thấy có một cô cũng chia sẻ nên con cũng mạn phép chia sẻ về trường hợp của con, có thể mỗi người mỗi cảnh nhưng nếu đạo hữu nào thấy thích hợp có thể áp dụng một số cách con làm ạ.
Đầu tiên, con nghĩ hơn ai hết mình là người may mắn biết đạo và hành đạo nên có thể hướng dẫn cho người thân xung quanh, nhất là ba mẹ. May mắn sao mẹ con cũng là người từng tu hành nên có phần thuận lợi hơn các phụ huynh chưa từng tu hoặc biết đạo.

- Bữa cơm thường là nơi gia đình có thể trò chuyện trong không khí thân mật, cởi mở. Mình có thể chia sẻ vài lời dạy của các Thầy mà mình thấy tâm đắc, bàn luận, tốt nhất là có thể chia sẻ vài trạng thái tâm tham, sân gì đó mà mình đã thấy ra hoặc đã khắc phục được. Nên chia sẻ về chính mình trước chứ không nên bắt mẹ phải thay đổi, như thế sẽ dễ cho mẹ tiếp thu và tập cho mẹ quen dần với thói quen quay lại quan sát bản thân. Khi mẹ quen với việc quay lại thân tâm thì lúc đó mình rất khỏe, mẹ sẽ tự lo phần của mẹ thôi. Dĩ nhiên, mình phải là người tương đối vững chải trước đã, mới có thể làm minh chứng tốt về cái mà mình hướng dẫn được.

- Sau buổi cơm thì hai mẹ con có thể cùng nhau đi kinh hành. Dĩ nhiên nếu mẹ có thể buông xả như pháp của sư ông thì quá tốt nhưng thường người lớn tuổi rất khó làm nên cũng cần tập cho mẹ niệm thân (có dùng ý thức) trong thời gian đầu là dễ nhất để tâm an định trên một đối tượng cụ thể.

- Thuận lợi của con là mẹ con cũng có giờ ngồi thiền, tụng kinh. Thời gian này có thể ngồi chung với mẹ, hướng dẫn ngồi theo kiểu buông xả như sư ông dạy. Không cố gắng định tâm gì hết, có thể hướng dẫn cho mẹ buông xả, quan sát thân thọ tâm pháp... gì gì đó khoảng 2 phút đầu rồi sau đó mỗi người tự ngồi thôi.

- Kinh nghiệm của con thì những lúc mẹ tức giận hoặc đau khổ thì ngay lúc đó là thời điểm tốt nhất vừa trấn an mẹ vừa nhắc mẹ quay lại quan sát thân tâm, đồng thời có thể dùng lý phân tích các vấn đề: có thể đó là một chuyện quá khứ nhưng nhớ lại và buồn bực, hoặc phóng đại một vấn đề rất nhỏ, hoặc có thể nói rằng chuyện này rồi sẽ qua, cảm giác này rồi sẽ qua và có thể lấy ví dụ mẹ đã từng vượt qua nhiều cảm giác đau đớn lớn hơn trước đây rồi và sau đó không sao hết... có nhiều cách tùy theo từng tình huống, nhưng quan trọng nhất là làm “cái máy” để nhắc mẹ quay lại quan sát thân thọ tâm pháp. Những lúc có chuyện như thế này là lúc tuyệt vời để mình có mặt kịp thời nhắc nhở mẹ quay về.

- Có thể mua các máy nghe pháp cho mẹ nghe các pháp thoại của các Thầy về pháp hành, không nên nghe nhiều về kinh điển hay pháp học. Pháp thoại của các Thầy về pháp hành luôn có tính chất nuôi dưỡng và có năng lượng tâm từ rất tốt, nó sẽ thấm dần dần vào mẹ mỗi ngày lúc nào không hay.

Đó là kinh nghiệm của con muốn chia sẻ với các đạo hữu làm sao để mình vừa tu vừa hướng dẫn ba mẹ cùng tu. Con vẫn nghĩ mình phải là người tu tốt trước và tự thay đổi mình trước, sức mạnh chuyển hóa đó không cần phải nói gì mà người khác vẫn thấy thuyết phục mà mình không cần phải bảo người ta thay đổi gì cả. Cái thứ 2 là mình phải là nhân vật chính cùng thực tập hoặc luôn có mặt khi ba mẹ cần, chứ các Thầy thì quá xa và không thể hình dung hết trường hợp của mình. Thỉnh thoảng khó quá mới nhờ tới các Thầy tư vấn thêm thôi.

Trường hợp của con may mắn là mẹ cũng từng tu Tịnh Độ nên giữa hai mẹ con cũng là 2 bạn đạo cùng mối quan tâm nên nói chuyện cũng dễ. Có thể các đạo hữu sẽ hơi khác trường hợp của con. Ngoài ra, qua sự chia sẻ ở trên, nếu Thầy thấy có chỗ nào con làm chưa đúng thì mong Thầy chỉnh cho con có thể làm tốt hơn ạ.

Con xin tri ân Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-08-2017

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Thầy.
Bạch Thầy, xin Thầy có thể chỉ dạy cho con khái niệm đơn giản nhất thế nào là tinh tấn chánh niệm tỉnh giác được không ạ? Khi con ngồi yên, không suy nghĩ bất cứ điều gì, kể cả việc không chú tâm vào hơi thở có được gọi là chánh niệm tỉnh giác không ạ? Con xin cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-08-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Con có 2 việc muốn được Thầy chỉ dạy:
1) Thời gian qua, con nghe pháp thoại của Thầy, sống bình thường, buông xả. Thầy dạy con hiểu ra nhiều điều, tu là không tu gì cả. Chỉ là biết quan sát thân thọ tâm pháp ngay giây phút hiện tại. Từ đó thấy ra và thay đổi nhận thức hành vi (một cách tự nhiên do tánh biết vốn sẵn có) mà không cần toan tính, phân biệt... Con cảm thấy bình thường hơn trước những đến đi của pháp. Nhân quả nghiệp báo đến thế nào, tùy duyên trải nghiệm, chiêm nghiệm mà học ra bài học của chính mình, không nắm giữ hay loại bỏ. Rồi con đã trình bày quyết định về nhà với ba má nhưng ba má đã phản đối. Họ bảo rằng, họ đã ổn định sau khi con đi thời gian, họ nghe pháp thoại cũng hiểu ra một ít. Nên bây giờ con về chỉ làm họ thêm lo lắng và thất vọng lần nữa (lần trước là bỏ việc, bỏ tất cả để đi tu). Ba mẹ lúc nào cũng hi sinh cho con. Và thật sự con chưa đủ sống tự tại để họ nhìn đó mà yên tâm. Vì thế, con vẫn còn đang ở chùa thưa Thầy. Lúc này con hiểu lời Thầy dạy, mọi việc do pháp vận hành, bản ngã cứ xen vào làm che sự trong sáng, mất sự trọn vẹn. Bây giờ con tùy duyên thuận pháp mà sống.

2) Hằng ngày, sống thận trọng, chú tâm, quan sát mặc dù chưa được nhiều, nhưng con thấy ra 2 điều thường ngăn che sự trọn vẹn, tỉnh giác trong con:
*) Con thấy dòng vô thức cứ liên tục chảy ra như dòng suối không ngừng trong mọi lúc, lúc ngủ, lúc làm việc, lúc đọc kinh, ngồi thiền thậm chí con vừa học bài hay nghe pháp thoại vẫn thấy nó chảy đan xen trong những hoạt động đó. Nên nó làm con không trọn vẹn với việc mình đang làm. Dòng vô thức là những câu chuyện, nội dung không rõ ràng, nhân vật không quen biết, và con cũng không nhớ ngay sau đó. Con không bị chạy theo nhiều, nhưng tỉnh 1 chút rồi lại tiếp. Con cảm thấy cả ngày lẫn đêm sống trong vô thức nhiều hơn ý thức.
*) Những ngoại cảnh, những câu chuyện hàng ngày cũng khởi lại làm con suy nghĩ có lúc ảo tưởng theo bản ngã nên con mất chánh niệm quên mình.
Cả hai điều ấy lúc làm con hôn trầm (khi thả lỏng thân tâm ), lúc làm con trạo cử phóng dật. Kính mong Thầy chỉ dạy cho con. Con thành kính tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-08-2017

Câu hỏi:

Cung kính đảnh lễ Hòa Thượng,
Con có một chỗ không hiểu về ân đức Tăng, kính xin Hòa Thượng từ bi chỉ cho con.
Ân đức Tăng có nhiều nhưng 4 ân đức đầu tiên bắt đầu bằng supatipanno bhagavato savakasangho thì supatipanno được dịch là good conduct (hạnh kiểm/tính hạnh tốt).
Con không mường tượng good conduct phải được thể hiện như thế nào thì mới được gọi là good conduct. Có phải là "thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ" không a?
Con ăn mày công đức của Hòa Thượng.
Đội ơn Hòa Thượng khai thị.

Xem Câu Trả Lời »