loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 23-08-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Trước hết con xin được cảm ơn Thầy về những hướng dẫn của Thầy cho con xưa nay.
Con xin được trình bày cảm nhận của con như sau:
PHÙ DUY BỆNH BỆNH
THỊ DĨ BẤT BỆNH.
Trước đây còn không hiểu lắm, có khi còn muốn hỏi Thầy ở mục này cho rõ mà chưa kịp hỏi. Nhân nghe khóa giảng 17 trên mạng (những khóa trước Thầy cũng nói nhiều đến TRỌN VẸN mà con không thấy ra) con hiểu như sau:
TRỌN VẸN, TRỌN VẸN VỚI CÁI ĐANG LÀ.
TRỌN VẸN HOÀN TOÀN VỚI BỆNH, chỉ có bệnh trên bệnh, không có người bệnh, không có thọ bệnh, không có tưởng bệnh, tức là tâm không bệnh - THỊ DĨ BẤT BỆNH. Ngay cả TÂM KHÔNG BỆNH cũng là tạm gọi vì thật ra cũng không có cái tâm này. VÔ TÂM. Chính ngay trên đó không còn có gì để làm vì những việc cần làm đã làm, tức đã TRỌN VẸN HOÀN TOÀN VỚI BỆNH.
Con kính chúc Thầy nhiều an lạc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-08-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, như con hiểu thì 6 thức (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) là Tướng biết, chúng là những biểu hiện của Tánh biết. Còn hữu phần (Bhavanga) có liên hệ với Tánh biết như thế nào, thưa Thầy? Kính xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy thêm cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-08-2017

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy!
Con là Phật tử ở Hà Nội vô Sài Gòn, Chủ Nhật ngày 27/8/2017 vẫn sẽ có khóa giảng về Thiền lần thứ 17 tại Chùa chứ ạ? Con muốn đến nghe không biết phải đăng kí thế nào ạ?
Con cảm ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-08-2017

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ, con hiểu như thế này có đúng không ạ: tánh biết là bản tâm trong sáng không có nói ta là gì cả, chỉ có suy nghĩ đã cho nó là tất cả, là ta, rồi tạo ra bản ngã, mà không biết nó chỉ là suy nghĩ, nó lăng xăng tạo tác, khởi lên nhiều thứ làm che mờ tánh biết. Con mong thầy chỉ rõ thêm ạ!
Con cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-08-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, sau thời gian đau khổ, con hiểu rằng:
1. Tình yêu nam nữ là ích kỷ nên khổ.
2. Trải qua được nên con thông cảm và hiểu mà không chê trách ai, phải chăng là bài học của Pháp?
Con tri ân Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-08-2017

Câu hỏi:

Thưa Sư Ông!
Muốn luôn giữ gìn tâm trong sáng (ngôi nhà Phật tánh) thì ngoài việc duy trì chánh niệm và thiền định và xả hành trong giai đoạn tuệ quán, ngoài ra còn có cách nào nhanh chóng và hữu hiệu hơn không a?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-08-2017

Câu hỏi:

Sư Ông ơi!
GĐ Chú An có liên hệ với Bác Sĩ xong hết rồi. Hàng xóm hùn tiền lại lo tiền xe cho Cô Chú lên Sài Gòn. Cô Chú mừng lắm Sư Ông. Chúng con Cảm Ơn Sư Ông.
Mấy ngày nay con làm phiền Sư Ông quá.
Con Chân Thành biết ơn Sư Ông.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-08-2017

Câu hỏi:

"HOÀN TOÀN sống trong tỉnh thức và chánh niệm". Kính thưa Thầy, trong phần hỏi đáp giữa Thầy và những bạn đồng hành trên trang web này, con rất nhiều dịp đọc được chữ HOÀN TOÀN này. Đọc xong, một lần, nhiều lần rồi chữ cũng trôi qua như nước đổ lá môn. Cho đến hôm qua, con tự nhiên thấy rõ. Con xin vụng về tìm cách giải thích.
Khi đã nói HOÀN TOÀN thì đó tương đương với 100%. Mà khi đã 100% thì sẽ không còn chỗ nào nữa cho những chuyện khác xen vào. Chuyện gì? Không còn chỗ cho "ĐỂ" nữa. Không sống trong tỉnh thức và chánh niệm ĐỂ có đời sống sung túc, ĐỂ được an nhiên, ĐỂ chết lành, ĐỂ tái sinh tốt, ĐỂ thành Phật, ĐỂ v.v.. Chỉ có sống trong tỉnh thức và chánh niệm, chấm hết. Không mong chờ bất kỳ gì khác. Mà tại sao vậy? Tại vì ngay trong giây phút này những gì mình "là" trong tỉnh thức đã 100% đầy đủ rồi không thiếu một hạt bụi.
Con xin cảm ơn Thầy hằng ngày dẫn dắt trên con đường đi.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-08-2017

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ Thầy. Kính Thầy giải đáp giúp con:
Với người giác ngộ thì Niết-bàn vừa là thái độ tâm vừa là đối tượng của tâm phải không thưa Thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-08-2017

Câu hỏi:

Con chào Thầy.
Lại là con nữa, thưa Thầy.

Sáng nay đang ngồi bỗng nhiên con nhận ra, có 1 vấn đề mà khoảng 1 tháng nay hành pháp của Thầy con ít gặp phải như trước đây. Con ngồi suy nghĩ lại và nhớ lại những lời giảng của Thầy thì có vài cái thấy nên xin trình đến Thầy xem có đúng không ạ.

Như trước con có trình với Thầy con hành thiền từ Thiền chánh niệm cho đến Vipassana đã 2 năm. Khoảng 2 tháng trước (trước khi thật sự hành pháp của Thầy) thì con rơi vào 1 trạng thái là nhìn mọi thứ 1 lúc thì mờ mờ (con không rõ đây là hôn trầm hay là tâm si). Con lo lắng và đi hỏi thì nhiều người bảo đây là bệnh của việc định quá nhiều. Lúc đó con không đồng ý vì con thấy đa số thời gian con hành thiền là Vipassana mọi lúc mọi nơi chứ con rất ít có thời gian ngồi lại 1 nơi để thiền định sâu. Nên lúc đó con không nghĩ đây là bệnh của thiền định. Con chỉ nghĩ do mình thiếu ngủ hay là làm việc nhiều quá nên mệt mỏi.

Sau khi nghe Thầy giảng về Lý và sau đó thực hành thì tâm con linh hoạt trở lại, sáng nay con mới nhận ra mình ít bị vướng vào trạng thái nhìn mọi thứ mờ ảo ảo như lúc trước. Lúc này con mới nghiệm lại và đồng ý vấn đề của mình trước đây đúng là bệnh của Định.

Con thấy khoảng 2 năm qua con hành theo nhiều phương pháp nên tâm lúc nào cũng tầm tứ theo các đối tượng. Vì tầm tứ nên nó được bình an, hỷ lạc nhưng vì liên tục bắt chụp và duy trì từ đối tượng này qua đối tượng khác, và do tinh tấn từ ngày này qua năm kia nên cũng đến lúc tâm nó bị mệt mỏi, như tình huống của con là rơi vào trạng thái luôn nhìn mọi thứ không rõ ràng, mờ mờ.

Lúc này con mới thấy đúng là Thiền chánh niệm hoặc các phương pháp hành Thiền Vipassana mà các thiền sư chủ trương thực ra là 1 hình thức Thiền định nhưng kết hợp ưu điểm của Vipassana là có thể hành mọi lúc mọi nơi, cho hành giả dễ hành Thiền mà không vướng kẹt vào thời gian, không gian. Dù vậy nhưng từ nguyên lý cho đến hiệu quả và hạn chế của nó con thấy đều là đặc trưng của Thiền định, mặc dù trên hình tướng thì giống như hành Vipassana. Khi con hành theo Thầy thì đúng là Vipassana “chánh tông” nên tâm không còn trì trệ như hành theo kiểu tầm tứ nữa. Chỉ có 1 chỗ khác rất vi tế đó thôi nhưng cái trở ngại và hậu quả thì quá lớn.

Con xin trình với Thầy và các đạo hữu thấy vướng kẹt của con lúc trước. Nếu có gì sai xin Thầy chỉ điểm thêm cho con ạ.
Và nếu nó đúng thì con hy vọng những chia sẻ từ câu chuyện của con mấy hôm nay (cái nào cũng rất dài dòng, tốn không gian trang web hơn những người khác) cũng sẽ hữu ích cho các đạo hữu để không còn bị kẹt vào phương pháp như con.

Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »