loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 15-08-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy kính quý.
Gần đây con có cảm giác tâm rối loạn khủng hoảng. Con có rất nhiều thắc mắc muốn hỏi Thầy, nhưng khi viết lại không biết hỏi gì. Ngay cả lúc này.
... cuối cùng con chỉ xin trình bày về nhận thức của con về Giác ngộ và Giải thoát là đơn giản như thế này:
1. Giác ngộ là nhận biết ra được những việc sai trái của mình đã và đang làm. Nói thì đơn giản như vậy nhưng không phải ai cũng biết hết được những hành vi sai xấu của mình ở kiếp hiện tại chứ chưa nói đến vô thủy kiếp trước. Nói đơn giản hơn nữa là do vô ý đang ăn đánh rơi đồ ăn xuống đất mà không lau chùi sạch, để kiến hay côn trùng bu vào ăn mình lại vô tình dẫm lên nó chết cũng là tạo ác nghiệp rồi. Vì vậy, ngay đây, tại lúc này cần phải thận trọng, chú tâm, quan sát từng việc làm, cử chỉ, hành động của mình ngăn ngừa mọi hành vi là nguyên nhân gây ác nghiệp là giác ngộ.
2. Giải thoát là sau khi đã giác ngộ còn phải trải qua quá trình tu tập để "đền tội" cho những hành vi sai xấu mình đã gây ra trong quá khứ. Khi nào hết tội và không còn tái diễn nữa thì coi như giải thoát. Đến lúc đó tất cả mọi hành động cử chỉ của mình đều trong lành, định tĩnh, sáng suốt.
Con xin Thầy khai thị thêm.
Con cảm ơn và xin đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-08-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Sư Ông,
Chỉ còn 2 tháng nữa là con sẽ được nhận tập sự xuất gia và con biết để con đường tu này được duy trì thì Bồ Đề tâm và lý tưởng xuất gia của con phải luôn 'bừng cháy'. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, không biết tại sao, con nghĩ có thể do tác động bên ngoài, nên trong tâm thức con thường hay có những trăn trở và hơi tiếc nuối những gì con đã kiếm được từ cuộc sống cư sĩ của con. Nhưng khi quán chiếu sâu thì con vẫn thấy con đường xuất gia vẫn đẹp và có ý nghĩa hơn nhiều so với ý niệm sống cuộc sống thế tục của con. Bây giờ con sẽ phải làm sao để không phải bị chi phối nhiều bởi ý niệm thế tục kia vì con biết cứ tiếp tục bị nó chi phối thì thế nào tâm Bồ Đề và lý tưởng xuất gia của con sẽ bị ảnh hưởng?
Có phải con chỉ nên nhận biết sự có mặt của ý niệm đó mỗi lần nó khởi lên thôi hay sao?
Cám ơn Sư Ông.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-08-2017

Câu hỏi:

Con chào Thầy,
1- Thầy ơi cho con hỏi ý nghĩa của từ Suññatā theo nguyên lý "sống đạo" mà thầy vẫn chia sẻ cho chúng con ạ. Vì con đọc hay tra nghĩa theo kinh sách thấy cứ không vào và ứng dụng dễ dàng được thầy ạ. Con hiểu nó có nghĩa là Tánh Không, thì có giống với Tánh Biết thầy hay nói không?
2- Thầy cho con xin lịch dâng y Kathina chùa BL năm nay ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-08-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Ông con năm nay ngoài 80 tuổi, bị tai biến liệt nửa người, giờ bệnh nặng ông không còn khả năng đi lại như trước nữa. Ở nhà thường chỉ có ông và bà, bố mẹ con đi làm cả ngày, thường hay đi công tác. Con lại sống xa nhà, một tháng bay về thăm gia đình một lần, chẳng thể ở gần để đỡ đần ông bà trong những việc sinh hoạt hằng ngày. Dù con có biết rằng sinh lão bệnh tử là quy luật của cuộc sống, nhưng không khỏi áy náy vì không thể ở cạnh đỡ đần ông bà nhiều hơn như suốt những năm còn nhỏ, bàn tay ông bà đã nuôi dưỡng và dạy dỗ con. Cuộc sống của con theo chồng ở nơi đất khách đã qua 2 năm đầu vượt qua khó khăn và bỡ ngỡ, để đến được sự ổn định tạm thời về cả vật chất và tinh thần như hôm nay.
Con vẫn thường nghĩ về ông bà con, và giúp đỡ những người già cả gặp khó khăn với lòng thương cảm và trân trọng như chính ông bà mình.
Con xin Thầy lời khuyên và chỉ dạy, để biết tu mình sống thuận theo đạo nghĩa.
Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-08-2017

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con là người hôm bữa trình pháp về việc loay hoay trở về trọn ven tỉnh thức. Chắc con sẽ không loay hoay nữa.
Sau bài trình pháp với thầy hôm đó con vẫn cứ thử nhiều cách nhằm trở về. Nhưng vẫn bị căng thẳng, con có xu hướng muốn ý thức được mình mọi lúc. Vì con thấy có những lúc con không cảm nhận được mình. Nhưng hình như vậy cũng chưa đúng lắm.
Mấy ngày gần đây con thấy là nếu cần biết thì tâm sẽ tự biết, không cần muốn biết. Như là con ngủ tâm nó diễn biến ở mức độ nào đó. Hoặc là lúc con đang "quên mình" thì nhớ ra mình cần quay về... chắc khi nào cần nhớ thì sẽ nhớ ra. Chứ con cứ bị căng cứng hoài khi cố gắng. Con thử tiếp vậy.
Con kính đảnh lễ tri ân thầy.
Học đạo thật là vui
Tới, lui, tới lui hoài
Vậy thôi ta đừng bước
Thấy đường khỏi tối thui.

Con xin dâng thầy bài thơ con cóc của con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-08-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Con vẫn còn dính mắc, bám chắc vào tình thương vị kỷ Thầy ạ! Có đôi khi con lại muốn chiếm hưũ, muốn được yêu thương thật nhiều từ cha mẹ. Con biết đó là do bản ngã, nhiều lần làm cho cha mẹ buồn lòng. Con thấy con thật có lỗi, nhưng sao con lại khó thay đổi quá. Từ nhận thức qua hành vi thật khó. Xin Thầy giúp con.
Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-08-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Bằng việc sống trọn vẹn với chính mình. Mặc dù con đang có ý niệm buông bỏ hết nhưng vì ác nghiệp quá nhiều nên vô minh che lấp, nhiều việc còn chưa phân biệt được là chánh pháp hay tà pháp? Vì vậy mà vô tình tạo ác nghiệp mà không biết.
Kính mong Thầy khai thị cho con.
Con thành kính đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-08-2017

Câu hỏi:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Con kính bạch Thầy.
Con xin Thầy hoan hỉ chỉ dạy cho con:
1) Khi con ngồi thiền, thỉnh thoảng con thấy đau trên cơ thể, đa số là đau các huyệt dọc sống lưng. Ví dụ con thấy đau tại một điểm trên sống lưng, con quan sát thấy nó xoáy và buốt tận vào bên trong cơ thể. Sau khi con xả thiền, con day ấn vào đúng điểm đó thì rất đau. Con mong Thầy chỉ cho con biết hiện tượng đó là như thế nào ạ?
2) Khi con có vấn đề gì trong cuộc sống mà chưa tìm ra được giải pháp thì khi con ngồi thiền con có cảm giác mình được sáng suốt hơn và thường hay tìm được giải pháp cho các việc đó trong lúc thiền. Thầy cho con lời khuyên là con nên để tâm tỉnh giác rỗng rang hay con cứ để mình tiếp tục luồng suy nghĩ để tìm giải pháp cho công việc của mình.
Con xin thành kính tri ân Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-08-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Câu hỏi này khác câu hỏi kia nên con xin tách ra ạ.
Cũng trong nhóm học của tụi con thì chọn pháp của Thầy để nghiên cứu. Trong đó nhiều huynh đệ thắc mắc thế nào là “thận trọng, chú tâm, quan sát”. Con có cảm giác có gì đó không ổn vì con nhớ Thầy nói là pháp này sẵn có, Thầy chỉ dùng từ ngữ để cho chúng con hiểu chứ Thầy không đặt ra pháp này. Nhưng con thấy có vẻ như mọi người đang cố gắng phân tích thế nào là “thận trọng, chú tâm, quan sát”, điều này con sợ là đi vào khái niệm tục đế mà Thầy đã cố gắng bảo chúng con phải vượt qua để thấy sự thật tại đây và bây giờ trên thân thọ tâm pháp.

Mấy hôm trước trong bài đầu tiên của Khóa Thiền 5 con thấy Thầy có đưa ra 1 ví dụ để giải thích về việc bản ngã phát xuất từ đâu. Trong đó Thầy đưa ví dụ về việc bước chân lên cầu thang và chính thói quen hình thành bản ngã. Con cảm giác đây là ví dụ tuyệt vời để cho một người hiểu thế nào là “thận trọng, chú tâm, quan sát” mà không phải đi qua tư duy.
Có phải khi ta lần đầu tiên bước lên 1 cầu thang không phải ở nhà mình (có thể ở chùa, trường học hoặc nhà người bạn…) có độ cao thấp không như ở nhà mình, thì lúc đó sự “thận trọng, chú tâm và quan sát” đến một cách tự nhiên để có thể đi mà không bị vấp. Nhưng sau đó người này tiếp tục đi lên xuống cầu thang này khoảng 1 tuần thì tự nhiên không cần “thận trọng, chú tâm, quan sát” mà vẫn có thể lên cầu thang mà vẫn không bị vấp.
Không biết con đưa ví dụ này để diễn đạt về 2 trạng thái Có và Không có “thận trọng, chú tâm, quan sát” đúng như ý Thầy đã dạy không ạ?
Và Thầy cho con hỏi thêm là có phải trong khi thực hành Thiền thì quy trình đúng là nên tiếp cận trước bằng việc trực nhận sau đó mới nghiệm ngược lại về các khái niệm mới đúng không thưa Thầy?
Con cảm ơn Thầy đã lắng nghe và khai thị cho chúng con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-08-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Con có nhóm bạn cùng nhau tu học và chia sẻ về pháp học và pháp hành để giúp nhau cùng tiến bộ. Về pháp học thì con thấy chia sẻ khúc mắc rất dễ dàng, vì pháp học vẫn thuộc về tư duy logic nên chỉ cần giải thích rõ là các bên đều hiểu và thống nhất với nhau.

Duy chỉ có pháp hành là con thấy hơi khó. Con nhớ có một lần nhờ Thầy mà con gỡ được một khúc mắc rất vi tế, con rất vui mừng chia sẻ cho các bạn thì cảm giác ai cũng ngơ ngác, không hiểu được. Gần đây lại có 1 bạn khác trong nhóm do thực hành đúng theo pháp của Thầy nên trải nghiệm được sự buông xả và cái thấy trong sáng, khi bạn ấy chia sẻ thì cả con và những người khác cũng không thể mường tượng được. Con nhận ra là những trải nghiệm thuộc về thực chứng, nếu ai chưa từng bị vướng mắc hoặc có quá trình tu tập khác nhau thì gần như không thể hiểu các vướng mắc hoặc giải thoát vướng mắc của người kia, hoặc cũng có khi đều trải qua cảm giác đó rồi nhưng do hạn chế của ngôn ngữ và cách diễn đạt. Thậm chí khi chia sẻ về các trạng thái mà người khác chưa trải qua, dù là định hay tuệ, thì con thấy đôi khi lợi bất cập hại.

Nhưng bên cạnh đó con thấy có nhiều lời khai thị của Thầy cho các bạn khác thì con lại gỡ được cho mình, hoặc có một lần con trình pháp ở đây với Thầy mà lại có 1 đạo hữu khác nhắn tin cảm ơn con vì vô tình giúp được đạo hữu ấy. Tức là chia sẻ pháp hành vẫn có tác dụng, lợi lạc của nó.
Vì vậy, con xin Thầy chỉ giùm nhóm học tụi con khi chia sẻ về pháp hành thì nên chia sẻ điều gì và không nên chia sẻ điều gì ạ. Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »