loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 26-11-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy,
Càng nghe pháp hiểu đạo con càng không biết mình muốn gì cả, nhưng thế này con lại thấy bản thân mình không có ích cho đời. Con hiểu là cần sống tùy dyên thuận pháp vô ngã vị tha nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Kính mong Thầy cho con xin một lời khuyên ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-11-2016

Câu hỏi:

Kính Thưa Thầy!
Con đã nhận diện được pháp tánh và bắt đầu cảm nhận được lời Thầy dạy là “pháp tánh vượt ra ngoài nhân quả, sanh diệt”. Vậy pháp tánh vận hành dựa trên những nguyên lí nào? Và điều gì có thể làm thay đổi được pháp tánh?
Kính xin Thầy chỉ dạy. Con thành kính cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-11-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy. Theo con được biêt Phật giáo có quan điểm sống tiết kiệm mà sao trên thực tế có nhiều vị Hòa Thượng viên tịch Giáo Hội tổ chức rình rang, lể tang kéo dài 7,8 ngày quá tốn kém. Chuyện này không đúng tinh thần Phật giáo hay Đạo phải hòa hợp với đời?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-11-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, khi một người nói cười thân mật với con thì con vui, còn xa lánh không nói chuyện với con thì con bức rứt trong lòng, như vậy có phải là con dính mắc với người này không thưa Thầy, đôi khi con còn ghét người đó nữa? Đây có phải là tâm tham không được rồi nổi sân không ạ? Con cảm thấy mình đang bị nặng nề trong vấn đề này. Ngặt nỗi hai huynh đệ giờ ở một phòng. Đôi khi con muốn đổi phòng nhưng con nhớ đến bài kệ là khi xúc chạm việc đời tâm không động không sầu, con phải làm sao thưa Thầy, chứ giờ người đó vào phòng thì con đi ra, người đó ra ngoài thì con vào phòng lại. Con không đến nỗi đau khổ ghê gớm nhưng chỉ có điều là nó bức rứt khó chịu trong con. Không thể duy trì thiện tâm được.
Con xin Thầy chỉ lối cho con. Kính tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-11-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con xin hỏi về việc ở tại gia hay xuất gia.

Ở ngoài đời, con thấy mình tiếp xúc, trải nghiệm học được nhiều bài học, nhưng chỉ ở mức độ nào đó thôi, bởi vì môi trường, nhận thức của đa số vẫn xoay quanh kinh tế, thành bại, hưởng thụ, phước báu, tốt xấu nhị nguyên, phân biệt đánh giá theo cái tốt của bản ngã. Rất hiếm tìm được bạn, đồng nghiệp hiểu sự thực của pháp và biết thế nào là thực hành buông thái độ bản ngã.

Nếu mình thật sự muốn đi con đường giác ngộ, giải thoát, thì sau khi trải nghiệm ở ngoài đời, nếu đủ duyên thì xuất gia tốt hơn phải không Thầy? Con thấy ở chùa, mình cũng tiếp xúc, lao tác, phục vụ, trải nghiệm nhiều vấn đề nhưng môi trường đồng tu, đồng chí hướng giúp mình chuyên tâm phát triển và đọc tâm của mình hơn. Nếu con hiểu còn thiếu sót, xin Thầy hướng dẫn giúp con.

Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-11-2016

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con vô cùng tri ân thầy. Khi con thấy đạo thì con cũng đồng thời thấy ra ân đức của thầy đối với chúng con.
Mỗi người ai cũng đang sống với một tánh biết, nếu không có tánh biết thì con người làm sao biết ăn, uống, học hành, làm việc. Khi chưa nhận ra tánh biết và pháp thì cuộc đời chỉ là một giấc mộng. Nhận ra tánh biết và từ tánh biết soi chiếu lại hoạt động đời sống là mức căn bản của tu tập. Nói là tu tập thì dễ hiểu lầm nói là bắt đầu tỉnh mộng thì đúng hơn.
Trước đây khi con dùng lý trí để tìm hiểu tánh biết là gì, trong khi đó con lại không nhận ra là mình vẫn đang biết. Tâm bình thường chính là tánh biết, tánh biết thì biết pháp như mắt thì thấy sắc vậy. Tu tập chính là phát huy tánh biết trong sự tương tác giữa thân tâm với trần cảnh. Nhờ sự tương tác này mà tánh biết tự phát huy (hậu đắc trí) nên gọi là tánh biết tu (vô ngã). Giác ngộ giải thoát không phải là kết quả cuối cùng của một quá trình rèn luyện. Mà tánh biết gỡ ra trói buộc nào thì giác ngộ giải thoát trên chính trói buộc đó.
Bây giờ con sống khá khỏe, trước đây con hay nói về niệm thân, thọ, tâm, pháp. Nhưng sự thật niệm thân, thọ, tâm, pháp chỉ là ngọn, chỉ là sự mô tả hoạt động tự nhiên của tánh biết. Chứ tánh biết sẽ biết làm mọi thứ. Khi hữu sự thì tánh biết ứng ra các mức độ chú tâm, thận trọng, quan sát để xử lý công việc. Khi vô sự thì tánh biết tự an trên chính thân, thọ, tâm, pháp. Khi trạng thái tâm (tập khí) khác nhau sinh lên thì tánh biết thấy trạng thái ấy sinh diệt tự nhiên. Khi thái độ tâm (bản ngã lý trí) sinh lên thì buông xả trở về. Khi ứng tiếp với hoàn cảnh mà có bản ngã sinh khởi thì khi thấy ra bản chất của bản ngã sinh khởi thì cũng đồng thời thấy ra những sự thật từ chính hoàn cảnh ấy và tâm cũng tự mở rộng ra các sự thật về đời sống mà trước giờ con cứ ngộ nhận hoặc không biết.
Pháp thiền mà thầy đã dạy thật quá vi diệu, pháp thiền của sự thật.
Con xin cảm ơn thầy và mong thầy luôn mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-11-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, chúc Thầy có nhiều sức khỏe, cám ơn Thầy đã trả lời những câu hỏi của con. Bây giờ con đã hiểu mình cảm nhận được bước chân mình đi, ngồi thì biết mình đang ngồi làm sao. Lâu lâu con theo dõi hơi thở của mình nữa nhưng cũng có lúc quên hơi thở và từng bước chân. Do bệnh, con không thể ngồi thiền được. Vậy con làm sao để chánh niệm tỉnh giác thưa Thầy? Con đọc sách và nghe pháp thoại nữa nhưng ngu muội, không biết mình cần làm gì cụ thể để mình chánh niệm tỉnh giác thưa Thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-11-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Làm thế nào để phân biệt được tình yêu thương sự mong muốn xuất phát từ lòng từ bi hay xuất phát từ bản ngã ạ? Trong trường hợp cha mẹ đặt nhiều kỳ vọng vào con cái (cha mẹ luôn yêu thương con vô điều kiện và mong muốn đó đạt được thì trước hết là tốt cho con cái sau là cha mẹ cảm thấy tự hào...), tuy nhiên chính sự kỳ vọng đó khi con cái không nghe theo thì sẽ sinh ra phiền não đau khổ cho cả hai bên và sẽ xảy ra trường hợp như là "trứng mà đòi khôn hơn vịt" hay "con không nghe theo cha mẹ trăm đường con hư" (bất hiếu). Con thưa Thầy trong trường hợp như vậy phải làm sao để sống tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha thưa Thầy?
Con cảm ơn Thầy, kính chúc Thầy nhiều sức khỏe ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-11-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Con đang thưc tập theo lời Thầy dạy của Thầy là khi mọi việc đến đi thì mình chỉ cần thấy nó như nó đang là thôi mà không cho là, tưởng là, phải là, sẽ là gì cả. Và theo sự hiểu của con là nếu mình phản ứng lại tức là hành, mà hành là mình đã tạo nghiệp rồi.
Nhưng vừa rồi trong khi làm vịêc chung trong nhóm, do thiếu thận trọng, chú tâm, quan sát con đã làm cho bạn con buồn, bạn đã phản ứng lại bằng thái độ sân giận mà nhờ vậy con mới có cơ hội nhìn lại và nhận ra lỗi của mình. Con cảm thấy cám ơn bạn vì nếu bạn không phản ứng thì có thể con tiếp tục sai sót mà không biết. Con băn khoăn vậy cũng có những phản ứng là cần thiết và hữu ích đề giúp người khác chuyển hóa nhận thức và hành vi. Xin Thầy dạy thêm cho con trong suy nghĩ của con vừa qua. Con xin tri ân Thầy.
Con kính chúc Thầy nhiều sức khỏe trong chuyến hoằng pháp dài ngày tại Úc châu.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-11-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con vừa nằm mơ thấy nhiều ma (Mãn Thanh) rượt mình. Lúc đó tự dưng trong tâm con đọc chú Đại Bi và giọng đọc Nam-mô của Thầy như trong mấy bài pháp thoại, rồi con dần tỉnh lại nhưng còn sợ và đang nghe Chú Đại Bi tiếp (đã được thu âm). Con hiếm khi nằm mơ như vậy mà chồng con lại gặp nhiều. Con và chồng con nên sám hối hay làm gì để không gặp ma khi ngủ không Thầy?
Mong Thầy giúp hai con. Cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »