loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 09-11-2016

Câu hỏi:

Thưa Sư,
Trước tiên cho con chúc sức khoẻ Sư ạ. Sư cho con hỏi là con phát hiện trong con có tánh hay biết, mắt thì biết thấy, tai thì biết nghe, mũi thì biết ngửi, cái biết này tự trong sáng, không như vọng tưởng chạy nhảy lung tung, vậy cái con khám phá là tâm của con đúng không ạ? Và con đang đi đúng đường chứ ạ?
Con cảm ơn Sư!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-11-2016

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy,

Con xin bạch Thầy, tự ngã trong con đang lầm bầm, cầu toàn về một tương lai phía trước cho nó, nó liên tục tự hỏi không biết mình nên đi con đường nào, lựa chọn của mình có phải là ok nhất chưa? liệu hướng nào là tốt nhất cho mình đây? Học lên cao nữa mà về không làm giáo dục thì uổng công thời gian vì không sử dụng những gì đã đầu tư (vì không thích soạn bài và liên tục cho những chuyến đi giảng dạy ở các trường Phật học).

Vậy thì nó nên dừng lại ở một cơ sở cố định để "luyện công", vừa tự học tự trải nghiệm, dẫn dắt đạo tràng và đệ tự (nếu đủ nội lực) tập làm trụ trù một cơ sở tự viện mà sư phụ nó giao cho, đi giảng pháp chia sẽ pháp tu mà nó thích. Như vậy, thay vì mất 5 năm đi du học tiến sĩ mà về không dụng đúng chỗ thì uổng phí, thì nó có 5 năm kinh nghiệm và một cơ sở để tu tập chứ không lông nhông nay đây mai đó như biết bao tiến sĩ về, xin dạy cũng chưa được (vì hồ sơ xin dạy còn chất đống), mà muốn một cơ sở tu tập độc lập không bị áp đặt thì hoàn toàn phải đi một hướng khác, bắt buộc đầu tư lại từ đầu, theo quy trình từng bước là cố gắng tạo mối liên hệ với quần chúng, xây chùa cất thất, tạo dựng đạo tràng, ít nhất cũng mất 5 năm mà nội dung tâm linh thì khó nói. Đặt lên bàn cân, thì có vẻ như không đi học nữa là tốt hơn cho nó. (hơn nữa theo như lời khuyên của sư phụ nó, làm thầy tu mà không giảng pháp là như bác sĩ không có bịnh nhân và để độc lập tu tập thì phải làm một thầy chùa vì chưa có chùa trụ trì thầy tu đó khó lòng tu đạo và làm đạo), nhưng làm trụ trì thì nó lại lo sợ ngoại giao và hành chính, vì nó hoàn toàn không muốn dây mơ rễ má (và cũng không có sở trường ấy) mà chỉ muốn theo pháp hành và độ đệ tử đủ duyên, vì theo nó không thể trụ trì mà không dính tới ngoại giao được, mà như vậy nó mất thời gian tu tập của nó.

Rồi nó nghĩ tời một lựa chọn khác. Nó nghĩ có nên chăng ta nên dành 4-5 năm đi hành thiền Vipassana ở một trung tâm nào đó ở Thái Lan (vì nó biết tiếng Thái) hay xin Thầy cho nó gần gũi vì nó đang tu theo Thầy, cho nó được vững thêm lên, mà còn tạo được niềm tin cho quần chúng khi nó chia sẽ pháp tu. Nhưng sư phụ nó dạy, trải nghiệm thì không cần vào thiền viện bên ngoài để coi đó là trung tâm vấn đề cần nhắm đến mà phải xem tâm mình là trung tâm để thiền tập. Hơn nữa, sư phụ nó nhấn mạnh, tự tu, dẫn dắt đạo tràng, có chùa, có trải nghiệm, thì khỏi mất thêm 5 năm nữa sau khi đi hành thiền về mà phải bắt đầu lại (mà cũng không chắc còn cơ sở để...).

Nó nghĩ thêm, vội vã gì với tuổi 31 (sinh năm 1986) đang là, nếu không đi học thì hành thiền 4-5 năm hay thậm chí 10 năm, uy tín, cơ sở, quần chúng thì "hữu xạ tự nhiên hương" lo xa làm gì. Giá trị như trầm hương, thì sâu hút trong rừng người ta cũng moi tới, còn lộng lẫy như sân khấu cải lương thì chỉ để lòe trong đôi ba phút rồi cũng sập màn, diễn sang màn khác. Liên tục đổi màn (sự kiện-quần chúng) vì không có nội dung tâm linh nên thức ăn bắt buộc và duy nhất là hình thức. (Có phải chăng nó đúng).

Con đảnh lễ Thầy đã dành thời gian đọc hết mớ tự ngã đang độc tấu trong con. Con xin Thầy cho con lời dạy. Con kính chúc Thầy tràn đầy sức khỏe. Con kính cảm ơn Thầy rất nhiều.

Con,
Hậu bối kính Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-11-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Cho con hỏi Thầy năm nay có lịch ra miền Bắc giảng pháp không ạ? Con ngưỡng mong một lần được gặp và đảnh lễ Thầy ạ.
Con có một băn khoăn là hiện tại con đang tu tập pháp môn Tịnh Độ, sau một thời khoá tu tập con thường hồi hướng để khi mãn báo thân này được vãnh sanh về Tây Phương Cực Lạc quốc. Nay con có duyên được nghe các bài giảng của Thầy làm con có nhiều bắn khoăn. Đó là con vẫn muốn tu Tịnh Độ và tu cả pháp môn Thiền Tuệ của Thầy, như vậy hai pháp môn đó có đối nghịch nhau không ạ? Sau mỗi ngày tu tập con vẫn hành trì theo tu Tịnh độ nhưng con luôn luôn thận trọng chú tâm quan sát có được không ạ? Con xin cảm ơn Thầy và cầu mong Thầy thường trụ nhân gian lâu dài cho chúng con nương tựa.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-11-2016

Câu hỏi:

Kính bạch thầy. Con muốn hỏi làm cách nào để chọn phương pháp tu học giữa vô số pháp. Có nên căn cứ vào hai chữ "tuỳ duyên" không ạ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-11-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy cho con hỏi, có một người ngoài đạo đã hỏi con địa ngục có thật không? Tại sao ngũ đại trọng tội thì có 3 tội là do phạm tới Tăng, Phật của Phật Giáo, như vậy không phải là đề cao Phật giáo quá sao. A La Hán hay phàm phu cũng là người sao lại có tội nặng tội nhẹ. Con còn kém cỏi dù biết người đó nói không đúng nhưng không biết sao để nói lại, mong Thầy hoan hỷ giúp con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-11-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Bây giờ mỗi khi đau khổ hay nóng giận con đều biết rõ nó sinh khởi và tự diệt đi. Con biết là nên sống tỉnh thức ở hiện tại, đi biết mình đi, ngồi biết mình ngồi, nằm biết mình nằm nhưng sao vào thực tế thì lại cuốn vào nhịp độ cuộc sống rồi quên mất. Có phương pháp nào cụ thể để thực hành không Thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-11-2016

Câu hỏi:

Dạ thưa Hòa Thượng, thần thức của cây cối có phải là tánh biết của cây không ạ và những vật vô tình như hòn đá có tánh biết không? Xin Hòa Thượng từ bi chỉ dạy cho con được biết. Con xin tri ân Hòa Thượng.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-11-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Con có câu hỏi, rất mong Thầy giúp đỡ: Mỗi sáng, vợ chồng chúng con thường trì chú Đại Bi (3 biến), các câu chú trong ngũ bộ chú. Con phát tâm tu tập theo hạnh đức Avalokitesavara để giúp đỡ chúng sinh. Có phải do tâm mong cầu hay không nhưng cách đây gần một năm, con tự nhiên xuất hiện các ấn (tay). Hiện nay, nếu khi nào có người đau ốm, con chỉ xin thầm đức Quán Thế Âm là tay con có thể chuyển ấn để có thể thực hiện việc chữa bệnh (con thực hiện việc này trước tiên với bố mẹ con, vợ con và người trong gia đình. Gần đây con cũng có làm việc chữa trị cho một vài người con gặp.
Rất mong Thầy cho con biết con có nên làm việc này không? Đây có phải là cảnh giới ma mà con gặp phải không? Con cũng lo lắng nhưng tâm con nghĩ làm việc để giúp đời nên con làm.
Con rất mong Thầy cho con lời khuyên.
Mô Phật!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-11-2016

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ Thầy,

Thưa Thầy con thấy Tánh biết – Bản ngã – Pháp có sự tương giao chặt chẽ với nhau. Tánh biết phát huy thấy ra sự thật là nhờ có bản ngã tạo tác sai lầm. Pháp đến đi theo vận hành tự nhiên của pháp còn bản ngã cứ theo cơ chế thu vào cái mình thích và loại bỏ cái mình không thích nên chắc chắn là phiền não khổ đau. Cho nên lựa chọn đường nào rồi cũng không sao chạy khỏi nguyên lý này. Nhưng điều kỳ diệu là nếu không lựa chọn, không sai lầm thì không thể thấy ra sự thật. Vì cái đúng là thấy ra cái sai chứ không có cái đúng hoàn hảo. Trong tu tập thực sự không có phương pháp vì không có cái giác ngộ lý tưởng mà phải từ cái sai lầm, đau khổ mới thấy ra sự thật.

Sứ mệnh của mỗi người trong cuộc đời này không phải là thành tựu điều gì mà là thấy ra sự thật là vô thường, khổ, vô ngã. Cho nên Thầy chỉ dạy nguyên lý để mọi người biết điều chỉnh nhận thức và hành vi không phải để trở thành con người lý tưởng mà thông qua đó để thấy ra bản chất thực sự của bản ngã, phát huy tánh biết rồi thì sẽ thông suốt được chính mình và đời sống. Con chỉ với cái thấy khách quan thuần túy không thêm, không bớt hằng giây hằng phút tự biết mình và trong sự tương giao với đời sống thì sự thật hé lộ dần mà không cần phải cố gắng tu tập, rèn luyện gì cho mệt. Đã bản ngã rồi lại chồng thêm cái bản ngã lý tưởng thấy ra sự thật thì chỉ tự trói buộc mình trong cái lý tưởng giác ngộ mà thôi.

Con xin cảm ơn Thầy và mong Thầy mạnh khỏe cho chuyến đi sắp tới.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-11-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy,

Nhân có bạn hỏi về tứ thiền Phật nói trong kinh Pali (kinh "Phân biệt về sự thật"), con xin trình bày điều con hiểu qua tìm hiểu và xem bài giảng của Thầy. Nếu có sai xin Thầy chỉ dạy để bản đồ đạo lộ được rõ. Con cảm ơn Thầy nhiều.

Tứ thiền vô vi là có, nhưng khác với cách thực hành đạt tứ thiền của ngoại đạo (Bà La Môn). Đầu tiên, định vô vi có được nhờ thực hành sống theo Bát chánh đạo, do đó tâm dần trở nên không vọng động, tức "bình thường tâm" khi xúc chạm việc đời. Tâm chánh niệm tỉnh giác sẽ tự ứng Giới Định Tuệ khi có việc. Tâm lúc này ly dục ly bất thiện pháp, định tĩnh trong cuộc sống và mọi oai nghi. Đây là điểm khác biệt của định Phật giáo so với (dính mắc) vào sự cố ý ngồi rèn luyện để có định của ngoại đạo (sở đắc của bản ngã).

Còn khi ngồi thả lỏng vô sự, tâm rỗng rang, tĩnh lặng, trong sáng thì tâm cũng tự ứng Giới Định Tuệ. Nếu ứng yếu tố "Định" mạnh thì có định vô vi một cách tự nhiên, tuỳ lúc giải thoát khỏi các uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành hoặc cả bốn uẩn một lúc mà không cần phải xác định xem đó là chứng những bậc thiền thứ mấy. Nếu ứng yếu tố "Tuệ" mạnh thì tâm "nhu nhuyễn dễ sử dụng", biết tuỳ lúc ứng pháp, đến mức độ phù hợp sẽ tự ứng các tuệ giải thoát và biết đến lúc có thể hướng tâm giải thoát.

Mọi thứ đều đến đi một cách tự nhiên đến khi rốt ráo, nhờ thực hành theo Bát chánh đạo. Vì thế trong kinh Tứ Niệm Xứ hay kinh Chuyển Pháp Luân khi độ 5 anh em Kiều Trần Như, Phật không nói về các tầng thiền mà nói về tứ Thánh đế.

Xem Câu Trả Lời »