Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 22-08-2014
Câu hỏi:
Kính chào Thầy, <p>
Con xin thầy giải thích cho con một vài điều. Con đọc quyển Tiểu Bộ kinh trong Tam Tạng kinh, con thấy trong đó có những bài kinh và pháp cú kinh. Con không hiểu những bài kinh đó để đọc hiểu hay là để trì tụng? Thắc mắc thứ hai con muốn hỏi Thầy, con đi làm suốt ngày con không có thời gian cố định để ngồi trước bàn thờ của Phật Tổ để tụng niệm, vậy khi rảnh con có thể trì tụng danh hiệu của ĐỨC THẾ TÔN là "NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT" mà không cần phải ngồi trước bàn thờ của PHẬT TỔ được không thầy? <p>
Con xin cám ơn thầy.
Ngày gửi: 22-08-2014
Câu hỏi:
Sau nhiều năm học hỏi và tu tập, thậm chí có lúc xuất gia một lòng quyết giải thoát nhưng bế tắc. Từ ngày nghe pháp thoại và đọc các sách của Thầy, con thấy mình trước đây đã chọn sai hướng. Hiện nay thì con đã khá thoải mái trong cuộc sống. Dư thiếu được mất...chỉ là sự vận hành tự nhiên của Pháp mà thôi; Và quan trọng là thái độ của chúng ta có bình thản để đón nhận chúng hay không. Phước lành cho con khi được biết đến Thầy. Mong Thầy được vạn an vì an lạc và hạnh phúc của nhiều người. <p>
Con có chút thắc mắc mong được Thầy khai mở: Con có thói quen là hay thấy các suy tư nghĩ tưởng của mình, và ngay đó lại nhận ra nội dung của chúng. Sự nhận biết nội dung của các dòng tư tưởng nầy có lúc cần thiết trong sinh hoạt đời thường. Với tâm không tham, ưu và chấp trước thì đó chỉ là cái dụng tại thời điểm đó. Nhưng khi toạ thiền thì đây chính là mối bận tâm của con, vì dễ bị tương tục theo hay bỏ chúng đi. Vậy con phải xử lý cái việc biết được nội dung của các dòng tư tưởng nầy như thế nào? Mong Thầy giúp con. <p>
Kính lạy Thầy!
Ngày gửi: 22-08-2014
Câu hỏi:
Thưa Thầy, xin thầy giảng nghĩa thêm cho con cách thức bản ngã vận hành trong Ngũ Uẩn. <p>
Có phải khi Hành xuất hiện thì Bản Ngã xâm nhập và làm cho chúng ta chấp dính vào hiện tượng sự vật mà không thoát ra được luân hồi. Nếu như vậy là đúng thì khi đối cảnh chúng ta tạm dừng ở Tưởng thôi, thì chúng ta sẽ không dính chấp và bị lưu lại trong Thức thứ 8? <p>
Con cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 22-08-2014
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, xin thầy cho con hỏi Từ Bi có phải là thuộc tính của Tánh Biết không, hay là Từ Bi cũng là bản ngã. Con xin đảnh lễ Thầy.
Ngày gửi: 21-08-2014
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, xin thầy giải thích cho con. Trong lược sử Phật Thích Ca, lúc ngài đi ra 4 cửa thành thấy cảnh khổ đau, bệnh tật, chết chóc. Sau đó ngài có ý định đi tu để giải quyết những vấn đề này. Nhưng khi đức Phật đắc đạo dưới cột Bồ đề cho đến thời gian sau nữa, qua kinh sách con vẫn thấy đức Phật vẫn còn bệnh, còn già còn chết. Như vậy vấn đề giải quyết sinh tử bệnh tật khổ đau vẫn còn. Thực tình con chưa hiểu. Xin được thầy giải thích rõ cho con. Con xin đảnh lễ thầy
Ngày gửi: 21-08-2014
Câu hỏi:
Con chào sư ông, con có điều thắc mắc xin sư ông hoan hỉ giải thích. <p>
Trong cuộc sống, có lúc con tạo nghiệp bất thiện bằng thân, khẩu, ý thì hậu quả có đáng sợ như trong các câu chuyện túc sinh hoặc các câu chuyện về Phật giáo kể hay không ạ? <p>
Nếu sau đó con sinh lòng sám hối, ăn năn thì tác dụng của sám hối và ăn năn cụ thể như thế nào ạ? (liệu có diệt trừ được nghiệp đã tạo hay không? hay là nó tác động đến nghiệp đã tạo như thế nào ạ? <p>
Con xin đảnh lễ sư ông.
Ngày gửi: 21-08-2014
Câu hỏi:
Con kính lạy Thầy. Xin thầy khai sáng giúp con. Trước đây con hay thắc mắc với điển tích: <p>
Như Lai đưa tới một cành sen <p>
không nói không rằng rõ trắng đen <p>
Sao ngài Ca Diếp cười gì nhỉ <p>
Mà được ấn chứng Tổ Sư Thiền? <p>
Sau một thời gian tu tập con nhận thấy rằng: <p>
Ý dẫn đầu các pháp <p>
Ý làm chủ ý tạo (pháp cú) <p>
Như sao băng qua núi <p>
Chợt có rồi chợt không <p>
Nên nếu không dính mắc <p>
Vào Ý sẽ viên thông? <p>
Liệu điều con nhận thấy có đúng xin Thầy khai sáng giúp con. Con đội ơn Thầy. Kính chúc Người sức khỏe và sự bình an.
Ngày gửi: 21-08-2014
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy! <p>
Con là Phật tử ở Đắc Lắc, con rất muốn về chùa gặp Thầy để tham vấn Phật Pháp nhưng chưa có điều kiện. Con cảm ơn Thầy đã nhiều lần trả lời những câu hỏi của con, giúp con vững tâm bước tiếp trên con đường giải thoát. Con vẫn còn nhiều điều vướng mắc, xin Thầy hoan hỉ giúp con, con thành kính cảm ơn Thầy! <p>
Kính thưa Thầy! <p>
Các nghi lễ tụng, sám, niệm Phật… con đã buông bỏ từ lâu, ngồi thiền con gặp chướng ngại cũng đã buông bỏ, đi kinh hành được 3 ngày thấy được sự sinh diệt của từng bước chân như con đã trình với Thầy, sau đó hết đau lưng rồi lại đau chân nên lại buông bỏ tiếp. Nghe pháp nhiều nên hết nạp được rồi vì vậy nghe Pháp chỉ để dễ ngủ thôi. Chẳng có phương tiện nào con dùng được lâu, chẳng có Pháp môn nào con đi vào sâu được. Con hiểu là dùng phương tiện đến một lúc nào đó cũng phải buông bỏ nhưng phải là lúc thật sự hiểu về nó vì vậy con có cảm giác mình sai ở đâu đó hoặc tại con tự học nên không biết cách vượt qua. <p>
Một năm qua con đã sống và làm việc bình thường như mọi người, lấy đối tượng trong cuộc sống để tu. Con thường xuyên quan sát tâm và mọi cảm thọ trong thân nhưng chỉ đơn giản là nhìn nó thôi không khởi niệm nào cả. Con có sự an lạc thật sự trong cuộc sống. Nhưng lại thấy tâm phóng dật nhiều hơn khi sử dụng phương tiện. Thỉnh thoảng tâm lại nổi trận cuồng phong, chẳng hạn, tháng trước, đang trong tịnh thất, bỗng con thấy thèm miếng bánh đa, thèm tới mức cả ngày vướng mắc vào nó. Khi ra thất nhìn miếng bánh đa lại chẳng có cảm giác gì, lúc đó con mới biết đó chỉ là sự nổi loạn của tâm. Con gọi là sự nổi loạn vì cảm giác lúc đó thật sự là như vậy. Con đã cố gắng sử dụng lại một phương tiện nào đó để kiểm soát tâm miên mật hơn nhưng không được. <p>
Thật sự con vẫn chưa xác định được bước tiếp theo con phải làm gì? Tới đây con có nhiều thời cho việc tu tập hơn, xin Hòa Thượng từ bi chỉ dạy cho con cách tu tập để con không bỏ phí thời gian. <p>
Con cung kính đảnh lễ Thầy!
Ngày gửi: 21-08-2014
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy!
Con vừa nghe xong bài giảng của Thầy tuần trước về sự bình an, con hoan hỷ lắm Thầy ạ. Bài giảng giúp con thấy rõ hơn cái gốc của bất an đau khổ là do ảo tưởng tìm kiếm sự bình an lý tưởng theo ý mình mà không chấp nhận thực tại đang là, con nghĩ đây cũng là vấn đề hầu như mọi người đều mắc phải vì ai cũng mong muốn cuộc sống tốt đẹp hơn. Con xin tri ân Thầy đã cống hiến cho chúng con những bài pháp bổ ích thiết thực, con cũng xin cám ơn ban biên tập trang web làm việc hết mình giúp trang nhà ngày càng hoàn thiện hơn, chất lượng thu âm của các bài pháp sau này rõ hơn.
Ngày gửi: 20-08-2014
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy, xin Thầy hoan hỷ giải thích cho con "vô minh" và "si mê" khác nhau như thế nào. Con xin cảm ơn Thầy ạ. Con thành tâm đãnh lễ Thầy.