loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 09-02-2014

Câu hỏi:

Kính bạch thầy!
Hôm nay con có một thắc mắc kính xin thầy từ bi khai thị cho con được rõ. <p>
Là một Phật tử tại gia thì một trong những điều học đối với cư sĩ tại gia đó là giữ gìn giới luật. Nhưng điều khó với con đó là một người nữ lo việc bếp núc trong gia đình thì rất khó giữ việc không sát sanh, vì nếu chỉ mua thực phẩm ở chợ đã giết mổ sẵn thì e rằng không hợp vệ sinh. Còn nếu mua thực phẩm tươi sống thì lại phạm giới sát sanh. Chúng con chăm lo sức khỏe cho gia đình nên rất băn khoăn điều này thầy ạ. Nếu chỉ lo bữa ăn cho mình thì rất dễ cho việc giữ giới, nhưng vì còn những người thân khác và đảm bảo sức khỏe cho cả nhà thành ra nhiều lúc tâm con rất bất an về việc này. Kính xin thầy từ bi chỉ dạy. Con cám ơn thầy và chúc thầy thật nhiều sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-02-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, có một Phật tử còn trẻ tuổi làm công việc may đồ từ tế, đồ tang lễ cho người mất mặc, nhưng nghe nói công việc này không có hậu, chỉ có người già mới dám may nên lo sợ hỏi con nhưng con không biết thế nào, kính xin Thầy hướng dẫn. Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-02-2014

Câu hỏi:

Bạch Thầy, ý chính của bài pháp Thầy giảng về xuất gia là: <p>
Xuất gia theo cách nghĩ đơn giản, thiển cận là rời bỏ gia đình - THẾ TỤC GIA - lên chùa hoặc một nơi thanh vắng để tu tập. Nhưng môi trường sống mới với một hình thức mới (y áo,...) chỉ là cái bề ngoài không giúp con người thoát ra căn nhà lớn hơn đó là PHIỀN NÃO GIA - căn nhà lửa tham lam, sân hận, si mê ngày đêm thiêu đốt chúng sanh ba cõi. Điều quan trọng cần nhận thức ra không phải là thân xuất gia mà là tâm xuất gia thì bất cứ vào lúc nào, dưới hình thức nào hay môi trường nào chúng ta cũng có thể tu tập được. Khi trí tuệ khai mở thì chân tâm ấy mới có thể thoát ra được TAM GIỚI GIA, như trong kinh pháp cú Đức Phật đã chỉ rõ ý nghĩa đích thực của việc xuất gia: <p>

Ôi! Người thợ làm nhà <p>
Nay ta đã thấy ngươi! <p>
Người không làm nhà nữa. <p>
Đòn tay ngươi bị gãy, <p>
Kèo cột ngươi bị tan <p>
Tâm ta đạt tịch diệt, <p>
Tham ái thảy tiêu vong.


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-02-2014

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy. Thưa Thầy, dạo này con thấy được nhiều hơn. Khi chủ ý cố gắng giữ tâm định để thấy cho bằng được thì thấy không được, nhưng khi buông ra thì lại thấy mọi thứ rất thoải mái và tự nhiên. Con thấy cả khi tâm không thích những cảm giác khó chịu, những tham lam trong ăn uống, giận hờn ích kỷ, ganh tỵ không đâu vào đâu... Những ý niệm này không đúng mà sao tâm lại có Thầy nhỉ? Có khi tâm đang tham lam theo luồng của nó mà bị chặn đứng, một sự tức giận tự nhiên nhói lên, con thấy rất dễ sợ... <p>

Hôm trước con thấy có bạn bảo rằng cần phương pháp, hoặc cũng có ý kiến cho rằng những gì Thầy dạy là ở trình độ cao, là công phu tu tập cả một đời. Nhưng khi con gặp Thầy, con cảm giác là Thầy đúng, con chỉ nghĩ đơn giản một mắc xích quan trọng trong 12 nhân duyên là tham ái, nên nếu tham tu, hoặc tham phương pháp rồi dính chặt vào nó cũng chỉ là tham ái mà thôi. Con vui vì bắt đầu thấy những gì đọc từ Ngài Ajahn Chah cũng đúng: ban đầu tâm huyên thuyên đủ chuyện và mình tin nó, nhưng dần dần mình biết nó vậy thôi và mình không tin nó nữa. <p>

Thưa Thầy, xin Thầy chỉ giúp con làm thế nào để vẫn trân trọng và biết ơn một người mà không bị dính mắc vào người đó. Khi cảm nhận một người bày tỏ sự chân thành với mình toát lên từ nét mặt và cử chỉ, con lại hay suy nghĩ về điều đó như một sự cám ơn đối với họ, như sợ rằng mình sẽ quên và vô tình làm họ buồn, hoặc giả như muốn níu kéo điều gì tốt đẹp còn sót lại trên cuộc đời này vậy. Mà như thế tâm lại không tự do. Con cũng quán vô thường, quán đau khổ... nhưng lại sợ không biết mình có vô tâm quá không? Khi hai đại đệ tử nhập diệt, Đức Phật cũng cảm thấy trống vắng lớn, Ngài cũng có cảm xúc chỉ là tâm không bị cảm xúc lôi kéo thôi đúng không Thầy? <p>

Nhân dịp năm mới con xin chúc Thầy mọi điều tốt đẹp. Xin đảnh lễ Phật, đảnh lễ Thầy cùng chư Tăng. Và con cũng cảm ơn Pháp.


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-02-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, có một đạo hữu mỗi ngày niệm khoảng bốn giờ niệm Phật, hiện nay lúc niệm có cảm giác bị nhiều xâu chuỗi rơi xuống đầu nên sinh tâm lo lắng. Một vị khác thì trong đầu lúc nào cũng văng vẳng câu niệm Phật cả ngày, nhưng tối ngủ lại thấy có người đến chỉ cho học kinh, ăn uống rất ít và không ngon miệng nữa. Con kính mong Thầy chỉ dạy giúp hai vị đó. Trong đầu lúc nào cũng tự động niệm Phật thì có bị sao không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-02-2014

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, <p>
Con vừa đọc trên mục Hỏi Đáp một đạo hữu chia xẻ về bài Pháp tuyệt vời của Thầy giảng ý nghĩa đích thực của việc xuất gia. Con cũng là một trong nhũng người sống trong cơn "viễn mộng" đó nên con rất tha thiết mong mỏi được nghe bài Pháp này của Thầy. Kính mong Thầy mở lòng từ bi giảng lại cho chúng con nghe trên trang Pháp Thoại để cho chúng con được khai mở trí tuệ. <p>
Con xin đảnh lễ tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-02-2014

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, <p>
Trước Tết Giáp Ngọ vài tuần con có lên Bửu Long và tình cờ được tham dự buổi lễ xuất gia của bốn cô Tu nữ trong chùa. Hôm ấy, để trả lời câu hỏi của một tu sĩ, Thầy đã giảng một bài pháp về ý nghĩa đích thực của hai chữ “xuất gia”. Đến nay mỗi khi nhớ về bài pháp ấy con vẫn còn xúc động đến rơi lệ. Con của mười mấy năm về trước và rất nhiều đạo hữu khác đã không hiểu đúng cốt tủy của giáo lý chân truyền nên nuôi mãi lòng tham muốn thoát ly đời sống thực tại và mãi mê sống trong cơn viễn mộng “xuất gia“. Giờ đây con đã biết sống an vui với câu tùy duyên, thuận pháp, và tùy thuận chúng sanh… để học ra được những bài học dành riêng cho chính mình. Tuy lúc nào cũng nhận thấy mình là một học trò kém cỏi, nhưng từng ngày từng giờ con luôn tri ân cuộc sống náo động đầy trách nhiệm của con trong hiện tại - một trường đời tuyệt vời đã giúp con nhận chân ra ngày càng nhiều lẽ thật diệu kỳ. <p>
Mặc dù đã thấm đẫm tinh thần bài pháp nhưng con vẫn thỉnh cầu Thầy cho đưa bài pháp lên mục Pháp thoại hoặc Thư viện để cho lợi lạc quần sanh hơn và thỉnh thoảng chúng con lại được gội nhuần trong lời giáo huấn, nhắc nhở của Thầy tổ qua những bài pháp mang ý nghĩa khai sáng như vậy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-02-2014

Câu hỏi:

Con kính đảnh lể Thầy. <p>
Mấy hôm nay con đọc những bài thơ do Thầy họa lại cho các bạn hữu, con vô cùng khâm phục Thầy. Lời thơ của Thầy đơn giản mà sâu xa và trọn vẹn Pháp vị, giúp các bạn hữu mở mang thêm. Đọc xong là con muốn thuộc lòng rồi vì những vần thơ ấy dễ tác động đến tâm thức con. Biết Thầy thật khoan dung nên con cũng xin tặng Thầy 1 bài thơ hoạ theo Thầy nếu có sai xin Thầy sửa dùm: <p>
Ta vốn tự thiên thu <p>
Đứng bên bờ giác ngộ <p>
Nhưng yêu đời bể khổ <p>
Ta chọn kiếp phù du. (Thầy) <p>

Vì yêu đời bể khổ <p>
Con sống kiếp phù du <p>
Nay rõ cảnh luân lưu <p>
Thấy ra rồi bến cũ.<p>
Con kính Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-02-2014

Câu hỏi:

Chào thầy! <p>
Ngày nào con cũng nghe thầy giảng trên mạng. Nếu không nghe con cảm thấy thiếu vắng, thấy thiếu một cái gì đó. Con cũng nhận thấy như vậy là con đã bị phụ thuộc và trói buộc mình vào bài giảng của thầy nhưng liền sau đó con lại có ý nghĩ biện bạch là: mình là người mới nên cần phải có người nhắc nhở và việc nghe như vậy cũng như là hình thức nhắc nhở mà thôi. <p>
Con mong nhận được sự chỉ dẫn của thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-02-2014

Câu hỏi:

Thưa Thầy, <p>

Khi con thường trở về thận trọng chú tâm quan sát thì con thấy mọi cảnh tượng bên trong cũng như bên ngoài đều lắng dịu xuống. Và con thấy tất cả mọi việc xảy ra một cách thứ tự, cái nầy đến rồi đến cái kia chứ không còn rối loạn như trước và khi quan sát như vậy thì thân tâm con rất là bình yên không cảm thấy mệt mỏi.

Xem Câu Trả Lời »