Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 06-02-2014
Câu hỏi:
Bạch thầy con lại có bài thơ nhỏ nhỏ tặng thầy: <p>
Chạy đâu cho thoát vô thường <p>
Chạy đâu cho khỏi vô lường khổ đau<p>
Thôi thì dang tay mà đón nhận <p>
Ai dè nó thoảng như hư không
Ngày gửi: 06-02-2014
Câu hỏi:
Kính xin được trình hỏi Thầy về trường hợp của con. Sau một thời gian rất dài nghe pháp, đọc trong mục hỏi đáp và hai cuốn sách "Sống trong thực tại" và "Thực tại hiện tiền", cho đến thời gian gần đây con luôn tỉnh thức quan sát thân tâm trong từng phút giây của cuộc sống. Như lời Thầy dạy, con chỉ quan sát thôi, không xen vào thích thú hay chán ghét, không lấy làm kinh nghiệm hoặc lưu giữ, mỗi sự việc dù giống nhau nhưng con cảm nhận mỗi lần xảy ra là mỗi lần khác nhau Thầy ạ. <p>
Nhưng thời gian gần đây con băn khoăn tự hỏi, vậy học đạo theo ý thầy chỉ dạy như vậy thì quá đơn giản phải không? Rồi con mày mò đọc thêm kinh điển này nọ, nhưng con cảm thấy không hiểu gì thầy ạ, đôi khi làm rối thêm cuộc sống vốn vẫn cứ xảy ra theo quy luật của nó. Vậy con kính hỏi thầy rằng trường hợp của con nó như thế nào? Con có cần phải học thêm hay cứ ngay nơi thực tại mà thấy mọi việc xảy ra, cảm nhận và không tham ưu làm gì? Kính xin Thầy từ bi chỉ pháp.
Ngày gửi: 06-02-2014
Câu hỏi:
Đầu năm mới, con kính chúc thầy dồi dào sức khỏe, kính chúc thầy và quý thầy cô tại chùa Bửu Long pháp thể khinh an.
Hiện tại, con đang có điều thắc mắc, kính mong thầy chỉ dạy. <p>
Trong những cuộc gặp gỡ, giao tiếp bạn bè xong rồi, qua ngày hôm sau, con mới thấy mình có những lời nói thiếu tế nhị, nói thông thường gọi là vô duyên, hoặc bị hố. Hoặc lúc khác mình mới nhận ra hôm qua mình cư xử trong cơn giận mà mình không biết là mình đang giận, lời nói khiến người khác nghe không thiện cảm. Nhiều khi vui quá, hoặc đang giận trong lòng, lời nói theo cảm tính mà tuôn ra. <p>
Lúc đó, sao con không chánh niệm nhận ra ngay tại đó, mà phải lúc khác mới nhận ra. Thầy cho con xin lời khuyên về tình trạng của con. Con cám ơn thầy.
Ngày gửi: 06-02-2014
Câu hỏi:
Thầy kính! Con cám ơn Thầy đã chia sẻ những trải nghiệm quý báu. Lúc đó con cũng có suy nghĩ đến cái chết một cách rất bình an và nghĩ chết là một điều tuyệt vời Thầy ạ. Những điều mà trước đây con có nghe Thầy giảng, con nghĩ chỉ có những bậc đức hạnh như Thầy mới có thể đón nhận cái chết an nhiên như vậy, còn phàm phu như chúng con thì không thể, con thấy phần đông vẫn băn khoăn và lo sợ về cái chết mặc dầu đã học về kinh điển nói về điều này rất nhiều. <p>
Con xin tri ân sự chỉ dạy của Thầy.
Ngày gửi: 05-02-2014
Câu hỏi:
Con trước đây được tiếp cận và tìm hiểu về Phật giáo Đại thừa, gần đây khi lên mạng để tìm hiểu về thiền Phật giáo thì thấy bài: "Thiền tứ niệm xứ thiền của chính đức BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT" dạy. Qua thời gian tìm hiểu con biết được là Phật giáo có 2 loại thiền: Thiền nguyên thủy do chính đức Phật dạy và thiền Tổ sư. Khi con tìm hiểu thêm về giáo lý Nguyên thủy và có đọc nhiiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: Hội Long Hoa của PLC, Đạo Tiên Gia và các đạo khác trên diễn đàn tgvh, bây giờ con cảm thấy mông lung. Một vấn đề được nhắc đến trong các đạo là 3 thời kỳ: chánh pháp, tượng pháp và mạt pháp. Con không biết 3 thời kỳ này có được nhắc tới trong giáo lý Nguyên thủy của chính đức Phật thuyết hay không? Hay 3 thời kỳ này là của Phật giáo phát triển? Giờ con đang tu thiền Tứ Niệm Xứ theo lời đức Phật dạy và con cũng thấy tâm mình sáng ra nhiều hơn, giống như câu kinh mà con nhớ không được rõ lắm: "vị ấy sống quán thân trên nội thân, sống quán thân trên ngoại thân, vị ấy không chấp trước bất cứ việc gì trên đời..." Một cảm giác con đã tìm đúng đường và con đang đi trên con đường đó, nhưng vẫn còn thắc mắt như trên mong thầy từ bi giải đáp giùm con!
Ngày gửi: 05-02-2014
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy! <p>
Trước Tết Nguyên đán con có bị một cơn tụt huyết áp (sau này con mới biết). Lúc đầu con thấy một cơn đau bụng và choáng khiến con đang đi phải ngồi một lúc và nằm xuống. Con cảm thấy lạnh ngắt toàn thân và kêu mẹ con đang ở gần đó trợ giúp. Vài phút sau, cơn đau quay trở lại và con đứng dậy tính đi vào nhà vệ sinh nhưng chỉ vài bước thì con chóng mặt, không thể đi tiếp và con ngồi xuống. Lúc này, con cảm nhận nhịp tim con đập rất chậm, toàn thân lạnh mà mồ hôi vã ra như tắm nhưng ý thức gần như không còn hoạt động Thầy ạ. Lúc đó, tâm con rất bình an, chỉ có sự hay biết bên trong mình và con cũng nghe tiếng em con đang nói chuyện điện thoại, tiếng mẹ con hốt hoảng mà không hề có phản ứng gì cả. Chợt lúc đó, con thấy ánh sáng và hình ảnh Đức Phật hiện ra, con chỉ tiếp tục biết mọi thứ đang là mà thôi. Em con đến lau mồ hôi trên trán và thoa dầu vào thái dương, hai lòng bàn tay, con cảm nhận hơi nóng làm mình tỉnh lại. Con mở mắt ra và uống hớp nước gừng nóng rồi đi nằm nghỉ. <p>
Sau sự việc đó, con có thắc mắc: phút lâm chung tâm mình cũng yếu ớt, không điều khiển được gì cả như trường hợp của con và mặc nhiên bắt cảnh bất kỳ lúc đó để đi tái sanh như trong kinh Vi Diệu Pháp phải không thưa Thầy? Và tánh biết vẫn luôn có lúc đó hay lúc có lúc không hay là tùy người ạ? <p>
Con xin cám ơn và mong Thầy luôn khỏe mạnh để hoàn thành nhiều Phật sự trong năm mới. Con kính đảnh lễ Thầy.
Ngày gửi: 04-02-2014
Câu hỏi:
Bạch thầy, con có bài thơ tặng thầy ạ. <p>
Ảo tưởng hạnh phúc chính là đây <p>
Ai ngờ khổ đau liền xuất hiện <p>
Chỉ còn cái thực của chân đế <p>
Vậy thì ngồi đây mà quan sát <p>
Tâm này tự buông xuống đất <p>
Ấy là bậc chân tu hành đạo <p>
Bỗng nhớ ngài Huệ Năng <p>
Tứ đại này vô nhất vật <p>
Ai vui ai khổ trên cuộc đời.
Ngày gửi: 04-02-2014
Câu hỏi:
Thưa Thầy, trong đời sống hàng ngày con nhận thấy mỗi khi tâm tiếp xúc với một đối tượng nào, thì ngay lúc đó bên trong tâm con nó nói dữ dội về đối tượng đó. Nếu thích thì nó sẽ nói thế nầy và nếu không thích thì nó sẽ nói thế khác, ngay lúc đó con cảm nhận được một sự rung động lớn ở bên trong, tâm con trở nên co rút, có khi con trở nên run rẩy, sợ sệt, mọi người đều nhìn thấy... và lúc đó con cố gắng trở về hay biết nhưng rất khó, vì cảm giác đó ở một cường độ rất mạnh, và chánh niệm con thì không đủ mạnh để quan sát trực tiếp vào cái tâm dao động đó. Vào lúc nầy con phải làm gì tiếp nữa hả Thầy? Xin Thầy vui lòng chỉ cách cho con. Con cảm ơn Thầy.
Ngày gửi: 04-02-2014
Câu hỏi:
Con kính xin chúc thầy sức khỏe. Con là một Phật tử đã theo học đạo và những lời thầy dạy. <p>
Cũng từ xương máu mới rút ra được bài học cho chính mình, tuy cuộc sống bay giờ của con cũng tạm ổn về kinh tế với công việc nhỏ nhặt của con bây giờ, cũng là mưu sinh như bao người nhưng con muốn thỉnh ý thầy cho con với tâm trạng của con bây giờ. <p>
Hồi trước một thời gian con không đi làm gì chỉ làm công quả và bây giờ con đã đi làm... Nhưng cuộc sống không hề đơn giản là chỉ làm và nhận được những gì từ sức lao động của "chính mình", mà càng ngày con thấy con rất ma mãnh (bản thân con), tuy con chẳng chủ trương một chiến thuật nào giữa xã hội, giữa người và người cả, nhưng con thấy cái đang đối trị với con là những khôn ngoan trước mọi tính toán. <p>
Thưa thấy con đang rất rối bời tuy bề ngoài với vẻ bình thường, con xin thầy cho con lời dạy. <p>
Con rất ít khi kể với thầy mấy chuyện về cuộc sống của con, tuy con thấy thiệt thòi cho con cũng chỉ vì "sợ mất thời gian của thầy" dù chỉ là một dòng ngắn thì thầy vẫn phải ngồi đọc. <p>
Con xin cám ơn và đảnh lễ thầy.
Ngày gửi: 03-02-2014
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy! Con thành kính đảnh lễ Thầy! <p>
Nhân đọc được câu hỏi của một người bạn hỏi về sách "Sống trong thực tại", con xin phép Thầy cho con được bổ sung thêm địa chỉ tại Hà Nội để có thể tìm được những cuốn sách của Thầy ạ. Đó là Nhà sách FAHASA Hà Nội - 338 Xã Đàn, Quận Đống Đa. Điện thoại: 04 3573 8739.