loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 09-03-2014

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy cho con hỏi trong Phật giáo có điều chế định các bậc tu diệt dục hoặc cư sỹ tại gia không được uống thuốc bổ không thưa Thầy? Xin Thầy từ bi chỉ dạy cho con. Kính chúc sức khoẻ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-03-2014

Câu hỏi:

Kính xin Thầy hoan hỷ cho con hỏi. Con học bên Duy Thức nghe các thầy dạy rằng thức thứ 6 (ý thức) là khâu có khả năng tạo tác và cũng là quan trọng nhất, vì nó là "Công vi thủ, tội vi khôi." Ý thức còn được ví như người làm vườn, chăm sóc cho khu vườn tâm. <p>
Con đọc trong sách của Thầy thì hiểu rằng Tư hay hành uẩn (chứ không phải Thức uẩn) mới là có công năng tạo tác.
Con không hiểu rõ lắm về sự liên hệ của hai cách giải thích này. Con kính xin Thầy từ bi hoan hỷ chỉ dạy thêm cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-03-2014

Câu hỏi:

Dạ vâng, con cám ơn Thầy. Con cũng nghĩ do sức khoẻ thế nào đấy, giờ giấc công việc mới có thay đổi chút xíu, nhưng không hiểu sao ngày nào con cũng ngủ đủ giờ, thậm chí còn cố gắng ngủ nhiều hơn cho khoẻ người nhưng lúc nào cũng có cảm giác thèm ngủ và ngủ chưa đủ. <p>

Bài vở nhiều nên con cũng thấy áp lực, có thể vì ngày xưa con thấy sợ hãi bài vở trong nhiều năm nên bây giờ lại có cảm giác đấy. Nhà cửa con ở thì thoáng mát, nhưng phòng làm việc ở cơ quan lại hơi bí và con cũng không biết làm thế nào. <p>

Con tu tập và sống bình thường, khi tiếp xúc mọi thứ mà thấy có tham sân thì cố gắng nhận biết để lần sau không còn bám víu vào những thứ đó nữa. Chỉ có điều con sống giữa mọi người nhiều quan niệm con lại hay suy nghĩ về việc sống đơn giản nhiều hơn, mặc dầu mọi người yêu quý con, nhưng con biết nó có thể thay đổi bất cứ lúc nào nếu không vừa ý, con cũng không thích làm mẹ, nhưng con cũng không thể bỏ mọi người mà đi được. Nên tình cảm trong con nhiều khi cũng mâu thuẫn. <p>

Con chỉ có thế thôi ạ. Xin Thầy cho con lời khuyên. Con cám ơn Thầy nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-03-2014

Câu hỏi:

Thưa thầy, <p>
Con đang đọc quyển Thực tại hiện tiền của thầy. Theo cách hiểu còn non cạn của con, thầy có dạy về cách nhìn mọi thứ như nó đang là. Ví dụ như khi con nhìn một bông hoa thì không để tiến trình ngũ uẩn làm cho cái thấy này rối ren chồng chất thêm bằng các kinh nghiệm, kiến thức trước đó, tức là nhìn trực tiếp không qua so sánh với bông hoa trong tiềm thức của con. Được như thế thì bông hoa luôn là một thực thể sống động, tươi mới vì không bị khuôn khổ trong kinh nghiệm. Vậy cái-bông-hoa-đang-là có phải là thực tánh chưa ạ? Vì con nghĩ do con chịu nghiệp quả sắc là thân người nên mới có nhận thức và đối tượng nhận thức tương ưng, nên nhìn bông hoa, mà thực tướng chỉ là hào quang hay năng lực hội tụ, vọng hóa theo nghiệp mà thành hình tướng hoa. Nếu con là bướm chắc cái nhìn và cảm nhận về bông hoa đã khác. Như vậy cái-thực-thể-bông-hoa-đang-là dù không đeo theo vọng tình, vọng tưởng của sự yêu ghét trong diễn trình tâm lý cũng mới là "mặt trăng thứ 2 do đè mí mắt mà thấy" như trong kinh Lăng Nghiêm dạy chứ chưa phải là "thực tướng vô tướng". <p>
Riêng con có một sự cảm nhận "thực tướng vô tướng" của các pháp là khi nhìn sâu vào hiện tướng của các pháp, chúng đều được đột khởi lên từ trong lặng lẽ mà con không biết dùng danh từ gì để gọi - con tạm gọi là chân không. Như khi tự hỏi lửa từ đâu đến, con cũng cảm nhận là lửa có sẵn ở ngay đây, chỉ tùy duyên mà phát hiện trong chân không thôi. Hoặc như khi con niệm Phật hay nghe một âm thanh, có lúc con không chú tâm vào chính âm thanh đó, mà chỉ nghe sự yên lặng nơi âm thanh khởi lên rồi rơi xuống chìm vào đó. Con nghĩ sự lặng lẽ chân không ấy mới chính là nơi làm phát hiện các pháp và là chỗ trở về của vạn vật và các pháp. Vậy sự quán chiếu đó của con có phải là một cách thiền không? Và nó khác với thiền minh sát như thế nào ạ? <p>
Con xin thầy từ bi khai sáng thêm cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-03-2014

Câu hỏi:

Con kinh chuc sinh nhat Thay. Con rat may la duoc nghe phap thoai cua Thay de nhin lai chinh minh va hoc ra bai hoc giac ngo tu nhung nhan thuc sai lam cua minh. Con thanh kinh tri an Thay.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-03-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, khoảng một hai tuần gần đây tâm con làm sao ấy. Vọng khởi quá nhanh nên tâm chỉ thích đứng nhìn và định lại, chứ không thể tập trung vào làm được điều gì cả. Con cảm giác tâm bị ù lì. Con tập trung vào việc được một lúc thì vọng khởi rồi tâm chỉ thích ngồi nhìn vọng vậy thôi chứ chẳng thích làm thêm việc gì. Con cố gắng tinh tấn, phấn chấn hơn, nhưng tâm cũng không thích bám vào sắc thanh hương vị gì nữa, nên cũng chẳng thay đổi được mấy. Bài vở con còn quá nhiều, mà không hứng thú và tập trung học được. Đứng nói trước đám đông lúc trước con hay chuẩn bị nói trước trong đầu, nhưng bây giờ cũng không nghĩ được gì cả, chỉ nhìn qua vấn đề và lên nói thôi, không hẳn là nói không đúng không hay, nhưng hình như cảm giác không còn mạnh như lúc trước. <p>

Thưa Thầy con đang bị làm sao vậy Thầy? Con xin cám ơn và đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-03-2014

Câu hỏi:

Thưa thầy, bây giờ con sống đã hiểu câu nói của thầy là Thuận pháp tùy duyên rồi thầy ạ! Sống thuận pháp thì an lạc, thuận ngã thì khổ đau! <p>
Con muốn tu thiền minh sát nhưng chỉ có sách không có người hướng dẫn thì có tu được không thầy, cuốn Thiền minh sát của sư Pháp Thông dịch đó thầy?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-03-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, như vậy dục và tác ý có giống nhau hay không? Muốn làm việc gì mình cũng phải có tác ý trước rồi mới làm, phải không Thầy? Không có tác ý thì mình không có hướng tâm đến mục đích mình muốn làm. Xin Thầy giảng nghĩa thêm cho con biết chỗ giống hay khác của 2 từ này. Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-03-2014

Câu hỏi:

Con thành kính tri ân Thầy. Câu hỏi về việc "cắt bỏ điều xấu duy trì điều tốt" trong Ốc Đảo Tự Thân có mâu thuẫn với "không tham ưu, không chấp giữ bất cứ điều gì" trong thiền Vipassanā hay không đã được thầy trả lời rõ ràng, con đã hiểu rồi thưa Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-03-2014

Câu hỏi:

Thưa thầy, trong câu trả lời về diệt dục, thầy có nói: "Về mặt tốt, dục được sử dụng trong Tứ Như Ý Túc, tức là yếu tố tiên quyết để thành công như ý". Trong sách có nói dục trong Dục Như Ý Túc chỉ ước muốn, mong cầu một cách thiết tha, mong muốn đạt được những gì mình chưa có. Sách cũng nói Dục Như Ý Túc là một trong bốn yếu tố hỗ trợ cho việc đắc định và hướng đến các năng lực thần thông... <p>

Thầy có thể giải thích thêm cho con và các Phật tử được rõ dục trong Dục Như Ý Túc khác với dục vọng hữu vi hữu ngã như thế nào được không ạ? Con kính tri ân Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »