Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 10-01-2014
Câu hỏi:
Xin Thầy vui lòng cho biết muốn đóng góp vào việc từ thiện của chùa thì phải liên hệ với ai và hình thức đóng góp thế nào. Xin cảm ơn Thầy.
Ngày gửi: 10-01-2014
Câu hỏi:
MÔ PHẬT. Con chào Ngài. Con xin được phép hỏi Ngài là khi mình bực mình tính Sân nổi lên thì mình nên làm thế nào để giảm tính Sân xuống và dần dần bỏ được tính Sân vậy? Xin Ngài hoan hỷ cho con một ít lời khuyên. Con xin cảm ơn. Sadhu, sadhu, sadhu. Lành thay.
Ngày gửi: 10-01-2014
Câu hỏi:
Thưa Thầy, trong phần đối trị như lấy tâm từ đối trị tâm sân hận. Lấy tâm bố thí đối trị tâm keo kiết, bỏn xẻn. Nhưng sống gần người ưa có tâm ngã mạn thì lấy pháp gì đối trị họ? Nếu là ngã mạn trong tâm con thì con sẽ quán về sự chết để khắc phục. Khi con nghĩ về sự chết sẽ chấm dứt bất kỳ lúc nào thì tâm con không còn tự đại nữa. Nhưng đối với người bên cạnh thì hơi khó. Họ tối ngày hách mặt lên trời thì con cũng làm theo, còn làm hơn họ nữa. Như vầy gọi là dùng độc trị độc. Làm thế nầy có được không thưa Thầy?
Ngày gửi: 09-01-2014
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, “tâm vẫn khởi sinh diệt nhưng không rời tự tánh thanh tịnh trong sáng”, đến nay con vẫn chưa biết cách ứng dụng làm sao. Ví dụ con ngồi nghiên cứu viết bài để nộp bài tập cho giảng viên, con cố gắng tư duy viết bài cho hay, cho có ý tưởng sâu sắc để đạt yêu cầu môn học. Nếu động cơ con viết bài vì muốn điểm cao là rời tự tánh, còn con nghiên cứu làm bài vì để có ý tưởng đúng, sau này đem ý tưởng đó làm lợi ích mọi người là không rời tự tánh phải không ạ? Con xin cảm ơn Thầy.
Ngày gửi: 09-01-2014
Câu hỏi:
Thầy kính, một mùa xuân nữa lại về theo vòng tuần hoàn của vũ trụ. Con xin kính chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe!
Hôm nay con không có câu hỏi, chỉ có vài lời tâm sự. Nếu thầy có thể cho con lời khuyên, con xin chân thành tri ân thầy. <p>
Mặc dù tầm đạo đã lâu, cũng đã tìm ra được hướng đi của mình, nhưng dường như con không thoát ra khỏi vòng nghiệp lực. Nó xuất phát từ ngay chính gia đình con. Và con không biết mình nên làm sao mới đúng, nên thông cảm, từ bi, độ lượng vì tha nhân hay nên làm theo những gì mình cảm thấy thoải mái cho bản thân? <p>
Từ nhỏ, con vốn đã thích sự an lạc, không bon chen với đời. Đúng ra, mẹ con chỉ sinh có 1 người là anh con, nhưng vì anh ấy bị động kinh nên mẹ con mới có quan hệ với một người đã có gia đình và sinh ra con. Mẹ con con về sống chung ở nhà bà ngoại, hoàn cảnh sống rất khó khăn. Nhà con ở là nhà chung của tất cả 6 người con trong gia đình, gồm cả mẹ con. Mà những người trong nhà lại không có việc làm, nên họ có lối sống khá ỷ lại, thường chỉ trông chờ người khác cho mình tiền chứ không chịu làm gì cả, mà tuổi họ cũng lớn khó xin được việc. <p>
Mẹ con làm viên chức, lương vài triệu không có dư nhưng mẹ con chi xài khá rộng nên chẳng để dành được chút gì cho đến khi về hưu. Ba con thì không cho mẹ con con được gì cả. <p>
Chính vì hoàn cảnh gia đình như thế nên con luôn phải cố gắng học thật tốt, rồi khi ra đời lại phải lao vào kiếm tiền. Công việc dạy học của con tuy là chánh nghiệp nhưng rất mệt mỏi, có khi con dạy cả ngày không ăn không nghỉ. Dù biết không thể làm giàu gì từ công việc ấy, nhưng con vẫn cố gắng vì một cuộc sống khá hơn để khi lớn tuổi hơn có được sự thanh thản để tu tập. <p>
Công việc của con cũng tiếp xúc với rất nhiều loại người và thường phải chịu sự miệt thị của những phụ huynh giàu có kém hiểu biết, vì con phải dạy tư gia ngoài giờ mà tính con lại hiền nên có vài phụ huynh nữ không hài lòng chuyện gì là điện thoại la lối mắng nhiếc. Bản thân con cũng không có hứng thú với công việc này nữa, nhưng con không biết việc nào khác để làm cả. <p>
Đến bây giờ, kinh tế của con cũng phần nào đỡ hơn trước, nhưng con cảm thấy có lẽ vì thế mà áp lực của con càng tăng thêm. Mẹ con luôn giao tất cả mọi việc cho con làm, từ công việc nấu ăn dọn dẹp cho đến chi tiền sửa nhà (tiền đó con vốn định để dành cho bản thân khi về già), trong khi không có ai trong gia đình chung tay vào cả. Khi con lên tiếng phản đối thì mẹ con lại chỉ trỏ con để la mắng, bảo rằng con luôn kể lể làm mẹ con mệt, nhức đầu. Hôm nào vừa làm việc nhà xong lại chạy đi dạy đến khuya là con mệt không chịu nổi. Thậm chí, trí nhớ của con dạo này bị suy giảm, thường xuyên quên giờ giấc. <p>
Đôi khi con nghĩ tại sao mình lại phải làm những điều mình không thích hoặc không muốn? Từ gia đình cho đến việc làm, đôi khi con muốn dứt bỏ tất cả. Nhưng như thế có phải là con thiếu sự từ bi và trách nhiệm đối với gia đình hay không? Cuộc sống như thế, con cảm thấy mình là một robot. Dù không có tiền thì không thể sống được, và xã hội ngày nay lại càng phải đấu tranh sinh tồn hơn nữa, nhưng cứ như thế biết bao giờ con mới có thời gian cho bản thân mình, để sống cuộc sống đích thực của mình? Nhất là đến giờ con vẫn chưa có gia đình riêng, cuộc sống hiện nay, con cảm thấy hoàn toàn vô vị. Con càng cảm nhận được ý nghĩa rằng con người sinh ra vì để trả một nghiệp nào đó của kiếp trước. Con ước gì mình có thể quay về cuộc sống êm đềm, an lạc của thể xác và tâm hồn như ngày còn nhỏ. <p>
Khi nhìn lại mình, con không hiểu tại sao mình vẫn phải làm những điều này đây và có cần phải làm nó không, khi mà cuộc đời con người dần sẽ đi vào kết thúc, có đem theo được gì cho kiếp tới đâu. Vậy mà sao sống kiếp người vẫn phải lăn lộn với đời? Hay vì con có lòng tham mà con không nhận biết? <p>
Xin tri ơn thầy đã bỏ thời gian đọc lá thư rất dài của con!
Ngày gửi: 09-01-2014
Câu hỏi:
Thưa Thầy, xin Thầy giải thích chi tiết cho con biết chữ duyên là như thế nào? Như thế nào là duyên thiện, như thế nào là duyên ác. Và sự gặp gỡ như thế nào gọi là duyên? Có phải chăng duyên là điều gì đến với ta một cách tự nhiên nhưng không cần sắp xếp? Hay là phải sắp xếp làm điều nầy việc nọ với họ mới gọi là duyên? Có người vừa gặp không nói chuyện nhưng lại đem lòng thương mến, nhưng lại có người vừa gặp không hề tiếp xúc nhưng không có thích. Xin Thầy từ bi chỉ dạy cho con. Con xin cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 09-01-2014
Câu hỏi:
Kính Bạch Thầy! Chị con rất hay đi dự các khóa Thiền, chị luôn cúng dường ở các Thiền Viện và các sư rất hậu với tâm hoan hỉ. Chị thường vét hết tiền túi để lại sau mỗi khóa Thiền vì chị tin rằng cúng dường chư Tăng thì phước đức rất lớn. Những khi ở nhà thì chị kêu gọi con cái, em út hùn phước để cúng dường thêm, con cái của chị thương Mẹ nên chúng cũng làm theo, nhưng bây giờ các cháu gặp khó khăn về kinh tế mà chị của con vẫn cứ kêu gọi đóng góp để cúng tiếp (có đứa tỏ ý không vui rồi), còn chị để chồng của chị đi chiếc xe rách nát, kiếng bể, không đủ an toàn dù mùa nắng hay mùa mưa. Mỗi lần cần tiền đổ xăng con thấy anh phải đi xin chị tiền rồi cằn nhằn qua lại rất tội. Chị đang ở tuổi nghỉ hưu nên không dư dã chi mà! Chị con tiêu xài rộng rãi lắm, chị bảo như vậy là phước! Con thấy chị đang làm khổ gia đình thì có Thầy ơi! <p>
Cúng Chùa kiểu này có phước không thưa Thầy? Xin Thầy chỉ dạy cho chúng con!
Kính chúc Thầy an lạc, con xin cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 09-01-2014
Câu hỏi:
Kính Thầy, Năm mới con xin kính chúc thầy cùng mọi người trong chùa luôn an lạc. <p>
Thưa thầy, con hay nghe câu nói: Buông bỏ vạn duyên.
Vậy từ buông này có ý nghĩa thế nào và thực hành ra sao?
Mong thầy vui lòng chỉ dẫn cho con hiểu rõ. <p>
Con thành kính cám ơn thầy.
Ngày gửi: 09-01-2014
Câu hỏi:
Thưa Thầy, con không biết làm thơ gì cả. Nhưng rất thích nghe ai làm thơ. Trong phần vấn đáp con có đọc một bài thơ Thầy gởi cho một đạo hữu. Con nghe và thích quá. Con sẽ đọc thường xuyên để nhắc nhở mình. Con cám ơn Thầy nhiều lắm.<p>
"Tự tại, an nhiên, một tiếng hì. <p>
Có không, thuận nghịch, chẳng buồn chi. <p>
Thăng trầm, thành bại, bao phương kế. <p>
Được mất, hơn thua, một tiếng hì."
Ngày gửi: 08-01-2014
Câu hỏi:
Kính Thầy,
Năm mới con xin kính chúc thầy cùng mọi người trong chùa luôn an lạc.