loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 30-12-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, có đạo hữu hỏi con về cách niệm Phật như thế nào, con thấy có nơi dạy tu Tịnh Độ cách niệm Phật như sau: “Tâm và tiếng phải hiệp khắn nhau. Lúc niệm Phật không quá nhanh không quá chậm, tâm nhận biết rõ ràng từng câu Phật hiệu. Ngang đó, tâm trụ nơi một chỗ, thì những tâm vọng tưởng lăng xăng dần dừng lặng. Nếu luôn luôn thực hành bền chí thì chánh niệm mạnh dần lên tâm an định sáng suốt, còn vọng tưởng phiền não sẽ yếu đi. Như vậy, lúc niệm Phật vọng tưởng dừng lặng đó là Định; nhận biết rõ ràng câu Phật hiệu đó là Tuệ. Một pháp tu niệm Phật gồm đủ Định và Tuệ.” Kính mong Thầy hiệu đính cách trên và chỉ dạy thêm cách dụng tâm khi niệm Phật để ai có duyên với pháp niệm Phật mà ứng dụng cho đúng. Con xin cảm ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-12-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con thường làm theo lời Thầy dạy là sống tỉnh thức hoặc rỗng lặng trong sáng mọi lúc. Con nhận thấy con chỉ rỗng lặng trong sáng lúc không gặp được việc gì hay điều gì đó đột xuất xảy ra thôi. Còn khi có chuyện vui hay gặp gỡ bạn bè, đi chơi ngắm phong cảnh hay chụp hình gì đó thì con thường không kiểm soát được tâm mình, con vẫn thấy mình còn lăng xăng nhiều lắm. Xin Thầy chỉ dạy cho con làm thế nào để khỏi chạy theo cảnh như thế. Con cám ơn Thầy và xin đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-12-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, ham thích đọc sách về Phật pháp hay về khoa học theo sở thích của con có phải là một tánh tham không? Lúc nào rảnh là con để tâm vào sách và ngày nào không đọc sách là con cảm thấy thiếu thốn một cái gì đó. Con xin Thầy cho con ý kiến. Kính chúc Thầy thân tâm an lạc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-12-2013

Câu hỏi:

Thưa thầy, hôm Chủ Nhật 29/12/2013, con cùng 1 người bạn đã được gặp và hỏi thầy một số điều về tu tập tại cốc của thầy đó ạ. Con cám ơn thầy nhiều lắm, và thấy kính yêu thầy vô cùng khi thầy bị bệnh vẫn dành thời gian cho chúng con. <p>
Về việc tu tập của con, thầy ơi, nguyên lý trọn vẹn với thực tại mà thầy giảng có phải là Chánh Niệm trong mọi hoạt động không ạ, điều này thì thầy TP có hướng dẫn con, và hiện tại, tâm con dần có quán tính chánh niệm trong 4 niệm xứ, ít phóng tâm, ít suy nghĩ hơn trước khi tu tập rất nhiều, có khi đà chánh niệm tự nhiên suốt 5 phút chạy xe, tâm con không khởi lên 1 suy nghĩ nào. <p>
Về Thiền Định, quả thật tâm con có sự dính mắc, nó nghĩ rằng tập thêm Định để tạo thêm phước thiện, làm sung mãn thêm thiện pháp, và để làm nền tảng cho Thiền Tuệ, nên dù con biết những mặt trái của Thiền Định qua sách vở và lời khuyên của thầy TP, rốt cục con vẫn tò mò, mon men vào Định. <p>
Vài lời tâm tình của con chỉ có vậy, con ước mong được gặp thầy đã lâu, nay gặp được, con mong thầy sức khỏe thật nhiều nha thầy. <p>
Con kính thư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-12-2013

Câu hỏi:

1. Chỉ rõ biết thân tâm và cảnh trong hiện tại có phải là chỉ xem xét NGỌN không? <p>

Kính thưa Thầy, trước con kính vấn an Thầy, sau con kính hỏi Thầy câu hỏi trên. Con thường sống tỉnh lặng và rõ biết trong ngoài ngay hiện tại như lời dạy của Thầy. Và không muốn "thọc gậy vào bánh xe pháp". Nhưng một bạn đạo của con nói như vậy là chỉ thấy ngọn. Cần phải phăng tận gốc, nghĩa là phải suy nghĩ vì sao có tâm tham khởi lên, vì sao muốn làm từ thiện, phải thấy bộ mặt sau cái bảng vẽ mà minh đang sống và truy tầm tận gốc thì tham, sân, si, ngã... mới thật sự rơi rụng. Thấy tâm tham chẳng hạn mà chỉ nhận biết rồi để nó qua đi vì bản chất của vô thường, thì tâm tham sẽ trở lại... Con thấy cách quán chiếu này, chẳng những mất đi hiện tại, mà luôn suy nghĩ. Hơn nữa vì con người vẫn còn vô minh nên những gì mình thấy ra, chưa chắc đã là chân lý. <p>

2. Khi đứa con trưởng thành nhưng vẫn lêu lỏng, sau khi cha mẹ đã dùng lý lẽ khuyên bảo nhưng vẫn không có kết quả, con nói là để tự cháu học ra bài học (pháp sẽ dạy nó cách ứng xử), nhưng bạn con nghĩ như vậy là quá thụ động, và như vậy là chưa làm đủ bổn phận của cha mẹ... Con xin thỉnh ý Thầy. Kính Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-12-2013

Câu hỏi:

Thưa thầy, trong bài giảng của thầy có nói đến nhu cầu mang tính "kỹ thuật" và tham vọng mang tính bản ngã và thời gian tâm lý nhưng con vẫn chưa hiểu lắm mong thầy giảng hộ con kỹ hơn. Chẳng hạn như nhiều lúc đói nhưng con vẫn có thể nhịn được, như những ngày Trai giới có thể nhịn ăn tối ăn chiều, cơn đói chỉ xuất hiện một thời gian là mất, mai lại ăn tiếp, còn cơ thể thì lại được nhẹ nhàng khinh an hơn. Vậy cảm giác đói chưa hẳn là đã thể hiện một nhu cầu thiết thực? <p>

Ngược lại, khi nấu ăn một món ăn, con không chỉ chú ý đến việc "lấp đầy dạ dày" mà còn chú ý đến chế biến hương vị sao cho thơm ngon, trình bày sao cho hấp dẫn. Trong lúc chuẩn bị tất cả các việc đó nếu con đều làm một cách thận trọng chú tâm thì đâu phải việc thưởng thức đồ ăn ngon là biểu hiện của tham lam? Nếu chỉ vì nhét đầy dạ dày cho thôi cảm giác đói thì chỉ cần nấu mì tôm mỗi ngày mà không cần chú ý đến dinh dưỡng, sự ngon miệng, tính thẩm mỹ trong nghệ thuật và khoa học nấu ăn? <p>

Vậy đâu thực sự là ranh giới giữa nhu cầu và tham lam thưa thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-12-2013

Câu hỏi:

Thưa thầy! Con ngày càng thấy thấm thía về lời thầy dạy. Giới luật là điều không làm gì hại mình và hại người, là điều học và giác ngộ từ ngay cuộc sống của chính mình. Người nào không vượt qua được lòng tham và lăng xăng phóng dật thì hãy nhìn cuộc sống đau khổ như một bài học mà cuộc sống đang tận tuỵ dạy mình. Hàng ngày, hàng giờ và từng khoảnh khắc như thế. Ehipassiko: hãy quay lại mà thấy. Thấy ngay trên thân này. Thấy, thấy và thấy. Thấy ra vị ngọt, và cũng thấy sự nguy hại, cay đắng lớn lao hơn nhiều. Thấy ra điều này, con không muốn làm điều gì hại mình hại người nữa. Con xin sám hối và nguyện thận trọng, không làm điều xấu thưa thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-12-2013

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, con xin đảnh lễ Thầy và kính chúc Thầy năm mới nhiều sức khỏe. <p>
Con đang hành theo pháp của Thầy là sống minh sát trên thân, thọ, tâm, pháp. Dưới đây là một vài suy nghĩ và trải nghiệm của con xin Thầy từ bi chỉ giáo để con an tâm tiếp tục hay cần phải điều chỉnh. <p>
Con hiểu những điều Thầy dạy, lúc nào cũng thận trọng chú tâm quan sát (chánh niệm) rồi từ từ tâm sẽ định tĩnh sáng suốt trong lành (chánh định), thường xuyên dùng cái tánh biết (minh sát) trên từng hành động, suy nghĩ, cảm giác và mọi việc xảy ra. <p>
Con xin đưa ví dụ cụ thể. Đang gọt khoai thì con chú ý đến việc gọt khoai, tâm con không suy nghĩ gì hết thì biết rằng tâm đang rỗng lặng. Một lúc sau tay con thấy mỏi và nhức thì con biết, tâm con liền nghĩ cần phải ngưng một lúc. Rồi một người bạn đến nói chuyện thì con biết có pháp đang đến, lúc nói chuyện với người đó thì con biết mình đang nói và nói gì trong khi tay vẫn gọt khoai, vẫn nhức mỏi… Có đôi khi câu chuyện của người bạn hấp dẫn vì một đề tài nào đó làm con bị chìm đắm, thu hút vào đó thì tánh biết biến mất (hết biết = thất niệm). Khi biết bị thất niệm, con sực tỉnh và quay trở lại quan sát trên thân thọ tâm pháp. Khi con sống được với những giây phút chánh niệm tỉnh thức như thế thì con thấy rằng những tạp niệm và vọng niệm không có chỗ chen vào, tâm con thấy nhẹ nhàng thư thái một cách tự nhiên. <p>
Trên đây chỉ là một ví dụ nhỏ, con đang thực hành như vậy ở mọi lúc mọi nơi, lúc nào được thì được, lúc nào thất thì thất. Như nhà nông làm lúa khi được mùa khi thất mùa vậy thôi. Thật ra khi dùng ngôn từ để diễn đạt thì có vẻ như phân định rạch ròi, nhưng trên thực tế cái tánh biết nó trùm khắp trên thân thọ tâm pháp một cách rõ ràng, minh bạch, không biên giới, duy chỉ khi nào mình bị cuốn hút hoặc chìm đắm vào một pháp hay một đối tượng thì tánh biết sẽ biến mất mà thôi. <p>
Có một điều con thấy thật là khó khi lúc nào mình cũng quán sát thường xuyên trên thân thọ tâm pháp, tức là rất khó sống mà giữ được chánh niệm, tỉnh thức trong từng sat-na. Có phải chăng cái xã hội phát triển tột đỉnh và quá đầy đủ văn minh vật chất này là thủ phạm (lục căn tiếp xúc với lục trần ngày nay quá khác với lục trần thời Đức Phật)? Dẫu biết rằng chính vì thế mà con cần phải hành thường xuyên hơn, miên mật hơn, nhưng cái tâm tỉnh thức của con nó cứ ON-OFF mãi, mà OFF thì nhiều hơn ON! Đôi khi con mơ hồ cảm thấy tu thời nay sao mà gian nan quá, nhưng rồi con lại nhớ đến lời Thầy, càng gian nan thì giá trị càng cao. Con thật bối rối, kính xin Thầy từ bi khai thị.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-12-2013

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ Thầy. Con thấy mình may mắn khi được biết tới Phật giáo Nguyên Thủy và được học từ những lời chỉ bảo của Thầy. Con biết ơn Thầy vô cùng ạ. Con kính chúc Thầy an vui, mạnh khỏe! <p>
Con mong Thầy có dịp ra Hà Nội để chúng con được đảnh lễ và học hỏi nơi Thầy ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-12-2013

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, <p>

Con là một Phật tử ở phương xa. Có lần, con được nghe thầy giảng trong Pháp Thoại: <p>
“Có một vị thiền sư nói: Trước khi tu, ngài thấy núi sông là núi sông. Khi tu ngài thấy núi sông không phải là núi sông. Sau 30 năm tu, ngài thấy núi sông là núi sông.” (Con không thể lập lại chính xác lời thuyết giảng của Thầy). <p>

Thưa thầy, con hiểu lời dạy này của ngài như sau: <p>
- "Trước khi tu, ngài thấy núi sông là núi sông" nghĩa là trước khi tu ngài không thấy được sự vô thường. <p>
- "Khi tu ngài thấy núi sông không phải là núi sông" nghĩa là ngài đã thấy được sự vô thường. <p>
- "Sau 30 năm tu, ngài thấy núi sông là núi sông" thì con không hiểu ngài muốn nói gì? <p>

Con kính xin Thầy giảng cho con rõ. Con thành kính tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »