Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 21-11-2013
Câu hỏi:
Kính Thầy, hôm nay con nghe mấy chuyện cứ thấy buồn buồn, tự nhiên con chợt nhớ ra những chuyện cũ nên con xin thỉnh ý Thầy: <p>
Con có quen một người bạn, ngày xưa bạn học gần chỗ con trọ. Bạn cao ráo, đẹp trai, học giỏi, cấp 3 học chuyên, lớn vào đại học. Nghe bảo hồi cấp 3 đã hay ngồi thiền. Con đi hoạt động ngoại khoá thì tình cờ quen. Bạn có kể về Osho, nên con cũng mua vài cuốn của Osho để đọc, nhưng thú thật lúc đó con không hiểu nhiều lắm, một phần vì giọng văn của Osho hay lặp đi lặp lại, một phần vì lúc đó con bị thúc đẩy bởi nhiều giá trị khác... <p>
Một ngày bạn bảo đi chỗ này hay lắm, rồi đưa con đến một ngôi nhà, nghe một buổi giảng về Nhân điện. Đó là buổi giới thiệu, theo đó thì sau này, lên những bậc cao hơn, sẽ được mở luân xa qua điện thoại bởi một vị thầy về Nhân điện, có thể chữa bệnh, rồi thực hành với Kim tự tháp, và cũng phải ngồi thiền hàng ngày để duy trì khi đã mở luân xa... (Con xin không có ý gì bàn sâu ở đây, vì con nghĩ Nhân điện cũng có những mặt tích cực - con tìm hiểu qua mạng). Lúc đó, vì sinh viên không có nhiều tiền, nên con không thể theo tiếp được, bởi sau mỗi buổi thì có đóng góp một khoản phí nhỏ... Sau này gặp lại, bạn có kể là sau khi mở luân xa, mỗi khi ra đường gặp người âm, cơ thể thường có giật giật ra dấu hiệu. Bạn cũng luôn suy nghĩ về việc mở doanh nghiệp, làm ông chủ. Rồi nghe nói bạn bỏ dở học để theo đuổi. Thỉnh thoảng gặp, bạn trao cho con tờ giấy ghi những bài thơ thiền, và những kế hoạch khác, bẵng lâu lắm không gặp nữa. Lúc đó con không có khái niệm gì về thiền. <p>
Hôm nay, người ta bảo với con là bạn đã hoang tưởng nặng. Đôi lúc không kiểm soát được quá trình trao đổi chất ra bên ngoài nữa, cứ thế mà cứ cho lên quần áo. Bố mất đã lâu. Mẹ phải chăm sóc và cho ăn. <p>
Thưa Thầy, quá trình tìm chân lý cũng gian nan phải không Thầy? Tự nhiên con thấy e dè khi chia sẻ sâu về giáo pháp với người khác. Con cũng không hiểu sao một người có thể hiểu được pháp mà người khác lại không nữa? Con thấy bối rối. Thỉnh thoảng con làm phước hồi hướng cho bạn thì có tác dụng không Thầy? Xin Thầy cho con lời khuyên về trường hợp này. Con cám ơn Thầy và kính chúc Thầy an lạc. Con xin đảnh lễ Thầy.
Ngày gửi: 21-11-2013
Câu hỏi:
Thành kính đảnh lễ Thầy, <p>
Kính thưa Thầy, thời gian gần đây trong tâm con hay xảy ra hiện tượng như sau: con rất thường hay trải qua trạng thái "tắt-mở" ở giữa hai trạng thái tĩnh lặng (thấy biết không vọng động) và động (suy nghĩ, làm việc). <p>
Từ tĩnh chuyển sang động, sự "tắt-mở" tương đối vi tế, không gây cho con nhiều sự chú ý. Ngược lại, từ đang động chuyển về tĩnh, cảm giác của lúc "mở-tắt" mạnh hơn nhiều, đôi khi giống như 1 sự rùng mình rất là vi tế của cảm giác hỷ lạc. Dù là rất vi tế nhưng nó mạnh hơn "tắt-mở" nhiều. <p>
Cái trạng thái trung gian này, trước đây trong thời gian khi tu học với Thầy và sau đó, con ít gặp. Chỉ là vài tuần gần đây xảy ra thường xuyên hơn. Và con trở về trạng thái tĩnh lặng cũng thường xuyên hơn. <p>
Con cũng chỉ ghi nhận như vậy, không chủ tâm thêm bớt gì. Nay con kính trình lên Thầy sự việc này. <p>
Con vừa đọc những lời Pháp thoại của Thầy, kính xin dâng Thầy một chút cảm xúc nhỏ của con: ,p>
Thân thọ tâm pháp sẵn đấy thôi <p>
Trọn vẹn thấy nghe, thế đủ rồi <p>
Thêm chi đề mục hư hư ảo <p>
Rồi dòm ngó với TA lăn trôi!<p>
Kính mong Thầy luôn khỏe, tứ đại điều hòa. <p>
Con thành kính đảnh lễ Thầy, lần thứ nhất, lần thứ hai, lần thứ ba.
Đứa con Pháp của Thầy.
Ngày gửi: 21-11-2013
Câu hỏi:
Thưa Thầy kính! Nhân đọc được ý định của đạo hữu phát tâm cúng dường những giỏ rác cho chùa, con xin đóng góp ý kiến: hôm trước đi một chùa nọ con có thấy Quý Sư chế một loại giỏ rác: dùng sọt rác bằng tre (hoặc chất liệu khác tùy thích), đặt lên một bệ đỡ có gắn 4 bánh xe, gắn thêm cần đẩy hoặc dây kéo. Giỏ rác đó rất phù hợp với những nơi rộng rãi, lá cây nhiều. Người quét sân có thể quét đến đâu kéo đến đó, nhìn vừa giản dị vừa ngộ nghĩnh. Con mạo muội góp chút ý kiến để bạn ấy tham khảo. Con kính đảnh lễ Thầy và kính chúc Thầy thân tâm thường an lạc.
Ngày gửi: 21-11-2013
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, con rất vui khi nhận được câu trả lời của Thầy sớm như vậy. Thưa Thầy, con đã hiểu ra câu trả lời của Thầy về tánh biết nó không nằm trong sắc, thọ, tưởng, hành hay thức. Nhưng Thầy chưa trả lời dùm con câu thứ hai, "Khi không còn bản ngã nữa thì sanh tử luân hồi sẽ chấm dứt có phải không thưa Thầy?" <p>
Con cám ơn Thầy rất nhiều.
Ngày gửi: 21-11-2013
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, <p>
Theo con được biết thời còn Đức Phật chỉ có Kinh và Luật, còn Luận thì sau khi Phật nhập Niết Bàn mấy trăm năm mới có. Nhưng trong bài giảng ngày 6 ở Sydney Thầy có lấy ví dụ hồi còn Đức Phật, có một vị thông thuộc hết Tam Tạng (tức là Kinh, Luật, Luận) nhưng không biết gì về thực chứng hết. Con bị confuse chỗ này. Kính mong Thầy giảng cho con.
Ngày gửi: 20-11-2013
Câu hỏi:
Chúng con, những đứa con ở xa, đồng quỳ dưới chân Thầy, thành kính đảnh lễ Thầy với tất cả tấm lòng kính thương của chúng con. <p>
Thầy vô vàn quý kính của chúng con, <p>
Hôm nay vào trang web, nhờ đọc thư của quý đạo hữu khắp nơi gởi về thăm Thầy, chúng con mới biết Ngày Nhà Giáo Việt Nam. <p>
Nhân dịp này, chúng con có ý định làm một bài kệ dâng lên Thầy, nhưng vì không có đứa nào biết làm kệ hết, nên chúng con xin được chép lại một số câu Kệ trong Kinh Pháp Cú dâng lên Thầy, vì đó là niềm cảm xúc đang trào dâng trong lòng mỗi chúng con: <p>
Vui thay, chư Phật ra đời. <p>
Vui thay, Diệu Pháp thuyết minh.<p>
Vui thay, Tăng đoàn hòa hợp. <p>
Vui thay, tứ chúng đồng tu. (Kệ 194) <p>
Hiếm thay, sanh làm người, <p>
Khó thay, được sống còn, <p>
Khó thay, nghe Diệu Pháp, <p>
Hiếm thay, Phật ra đời! (Kệ 182)<p>
Vui thay, chúng ta sống, <p>
Không hận, giữa hận thù. <p>
Giữa những người thù hận, <p>
Ta sống không hận thù. (Kệ 197)<p>
Vui thay, bạn lúc cần. <p>
Vui thay, sống biết đủ. <p>
Vui thay, chết có đức. <p>
Vui thay, mọi khổ đoạn. (Kệ 331)<p>
Thưa Thầy, nhân ngày nhà giáo, con xin phép Thầy cho con được ghi lại câu trả lời của một cháu nhỏ, 13 tuổi, trong một cuộc thi thử trình độ ở Montreal, để được xếp lớp vào trường học. <p>
Đề tài được đưa ra là: “Bạn có ý kiến gì về chương trình giáo dục hiện nay? Lý do bạn đi học? Nếu bạn là bộ trưởng bộ giáo dục, bạn sẽ có những cải cách gì, mà bạn nghĩ là thiết thực, sẽ mang lại lợi ích ngay bây giờ và lâu dài cho học sinh cũng như đại đa số quần chúng.”<p>
Câu trả lời của cháu như sau: “Khi tôi học, có những môn học, làm tôi rất là nhàm chán, vì tôi không biết tại sao tôi cần phải học những môn học này, học nó để làm gì? Tôi thấy nó thật sự không mang lại cho tôi bất cứ điều lợi lạc nào, nhưng tôi cũng như các bạn cùng lớp đều phải cố mà nhồi nhét nó vào đầu, rồi đến khi thi phải cố nhớ lại, để mà lôi nó ra, để có mà “viết để trả nợ quỷ thần”, để pass kỳ thi, để được lên lớp, mà không làm cha mẹ bị mất mặt, buồn phiền vì có đứa con học ngu, thi rớt và bản thân tôi cũng không bị quê với bạn bè nữa.<p>
Ngay từ lúc nhỏ, tôi đã thường được dì tôi kể cho tôi nghe về Đức Phật, những chuyện cổ tích Phật Giáo và tôi cũng đã được dì tôi dạy tôi học thuộc lòng một số bài Kệ trong Kinh Pháp Cú. Những điều đó, đã âm thầm ngấm vào lòng tôi, tự lúc nào, như một dòng nước mát, nó làm cho tôi cảm thấy thật là mát mẻ, thật là bình an, nên tôi thường ao ước: “Một ngày kia, nếu tôi là bộ trưởng bộ giáo dục, việc đầu tiên là tôi sẽ mang Giáo Pháp của Đức Phật vào chương trình hằng năm của tất cả học sinh trong mọi tầng lớp. Tôi không hiểu tại sao, lời dạy của một bậc Đại Trí Tuệ, Đại Từ, Đại Bi, không ai sánh bằng, phải bao nhiêu duyên lành hội tụ, Ngài mới thị hiện ở giữa thế gian, mà lớp người trẻ của chúng tôi, là những mầm non của đất nước, là thành phần rường cột của nước nhà trong tương lai, lại không bao giờ được học ở trường. Trong khi đó, chúng tôi lại phải học những điều mà chúng tôi thấy hoàn toàn vô bổ cho chính bản thân mình mà cũng chẳng đem được lợi ích gì cho ai, chằng những nó đã làm cho tôi bị hao mòn sức lực một cách vô bổ, mà nó còn làm cho tâm tôi thêm cuồng, trí tôi thêm loạn.” <p>
Nhưng tôi và các bạn cùng lớp vẫn phải học, vì đó là con đường để giúp chúng tôi, sau khi tốt nghiệp, có thể kiếm được một việc làm vững chắc, một chức vụ quan trọng nào đó, cho bản thân được sung sướng và làm cha mẹ được nở mặt, nở mày." <p>
Dạ, thưa Thầy, sau kỳ thi, cháu đã thuật lại bài viết của cháu cho con nghe như thế, con thật sự không biết phải giải thích như thế nào với cháu nữa. <p>
Sau đó, cách đây 3 năm, ở Montreal, vì là xứ có rất nhiều giống dân, nên chương trình cải cách giáo dục đã mang một số tôn giáo vào chương trình học của các cháu, đến giờ học Giáo lý, các cháu được tự ý đến lớp đang dạy Giáo lý của tôn giáo mình muốn học, để học, các cháu cũng được dạy ngồi thiền chút chút. Bên ngoài, các nhóm tu học thiền cũng rải rác lần lượt mọc lên, ở đâu người ta cũng ngồi thiền đủ kiểu, đủ cách, đủ loại, mỗi lần có dịp đi ngang, con nhìn thấy mọi người đang ra sức ngồi thiền, chăm chỉ, khẩn trương, như đang cố gắng ra sức tìm kiếm một cái gì, con thật là cảm thương, trong tâm con thầm cầu mong cho tất cả mọi người đều có duyên lành học được Chánh Pháp. <p>
Chúng con, thành kính đảnh lễ Thầy với tất cả tấm lòng kính thương của chúng con.
Ngày gửi: 20-11-2013
Câu hỏi:
Sư Ông ơi, chúng con Tuệ Nhiên, Tuệ Như đây. Chúng con bận học bù đầu, luôn cả trong ngày Chủ nhật nên từ lúc vào năm học mới tới giờ chưa lên thăm chùa và Sư Ông được nhưng chúng con vẫn biết tình hình nhờ me con kể, biết Sư Ông đi vắng sang Úc để giảng đạo cho Phật tử nữa. <p>
Chủ nhật vừa rồi khách viếng chùa khá đông Sư Ông ạ. Một số người mang theo nước, số khác còn mang theo thức ăn, trái cây để dùng khi ngồi nghỉ dưới các bóng cây, ghế đá. Thùng rác thì có vài cội cây mà chùa thì rộng quá nên chưa đáp ứng đủ hết cho khách. Một số người ném chai lọ, vỏ bánh, trái cây ra mặt đất hoặc trong hốc cây, bãi cỏ. Nghe me kể nên chúng con định nhân dịp này cúng dường thêm một số thùng rác cho chùa. Con không biết nên dâng loại thùng rác bằng sọt tre vừa để chứa rác vừa đựng lá cây và cũng dễ dàng cất đi trong những ngày chùa vắng khách hay dâng những thùng rác hình gốc cây như chùa đang có hoặc hình những con thú như trong công viên hoặc hình những chú tiểu cầm cái giỏ.... Sư Ông hướng dẫn cho chúng con để những chiếc thùng rác này được hài hòa với khung cảnh và vẻ đẹp của chùa nha Sư Ông. <p>
Me cũng ủng hộ ý định của chúng con và có làm 3 bài thơ "Lời cái thùng rác" cho chúng con gắn lên thùng để cảm ơn và nhắc nhở mọi người: <p>
Bài 1: <p>
Biết ơn khách quí đến chùa <p>
Giữ cho khung cảnh bốn mùa sạch, xanh <p><p>
Bài 2:<p>
Nơi đây là chốn Trở Về <p>
Nơi đây là cội Bồ Đề của Tâm <p>
Xin khách nhè nhẹ bước chân <p>
Giữ cho khung cảnh thêm phần đẹp tươi. <p>
Bài 3: <p>
Cảm ơn khách viếng chốn Thiền môn<p>
Ngắm cảnh nghe chim hót véo von <p>
Giữ gìn khung cảnh luôn xanh, sạch <p>
Tĩnh tâm, tịnh khẩu, đạo ý tròn. <p>
Chúng con đang đợi ý kiến của Sư Ông. Chúng con cầu nguyện Sư Ông luôn được sức khỏe.
Ngày gửi: 20-11-2013
Câu hỏi:
Nhân ngày nhà giáo Việt Nam, con xin kính chúc Thầy luôn luôn mạnh khỏe.
Ngày gửi: 20-11-2013
Câu hỏi:
Thầy tôn kính! <p>
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, con xin gởi đến Thầy lòng biết ơn sâu sắc. Con nguyện hồng ân Tam Bảo gia hộ cho Thầy luôn được mạnh khỏe, sống lâu để tiếp tục dẫn dắt chúng con trên con đường giác ngộ. Con xin thành kính đảnh lễ Thầy.
Ngày gửi: 20-11-2013
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy,
Con là Phật tử ở Sydney có nghe Thầy giảng pháp ở Cabramatta vừa qua. Thầy giảng pháp hay quá nên con có đọc thêm sách của Thầy. Con có một thắc mắc, nhờ Thầy giảng cho con hiểu. Khi căn + trần + thức = xúc --> thọ --> tưởng --> hành --> thức. Vậy cái tánh biết nó nằm ở đâu, có phải ở thức của căn và trần hay ở tưởng? Con cũng có nghe Thầy giảng về sinh tử luân hồi và Niết-bàn, nó ở tại đây. Vậy nếu không có bản ngã là sẽ không có sinh tử luân hồi, phải không Thầy?