loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 22-03-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy, xin thầy giải đáp giúp con một số vấn đề về "chúng sinh", trong Phật Giáo, như thế nào thì đủ điều kiện để được xác định là "chúng sinh"? "chúng sinh hữu tình" có khi nào chuyển hóa "thành chúng sinh vô tình" và ngược lại không? Theo con hiểu chúng sinh không chỉ là những sinh vật mà là bất cứ thứ gì tồn tại, thậm chí một trạng thái tâm lý cũng là một chúng sinh, hoặc hòn đá cũng là một chúng sinh và nó có cuộc đời của nó mà chỉ nó tự biết theo cách của nó, một nguyên tử cũng là một chúng sinh và nó cũng có cuộc đời của nó mà chỉ nó tự biết theo cách của nó, như nhìn từ vũ trụ thì trái đất chỉ như một hạt cát, ai ngờ được rằng trên hạt cát ấy có thể tồn tại cả thế giới loài người như thế, đến lượt loài người nhìn vào hạt bụi có ngờ đâu trong hạt bụi ấy tồn tại cả một thế giới của những dạng tồn tại vi mô, đối với hòn đá như thế này là đời sống của hòn đá, đối với con người như thế này là đời sống của con người, đối với nguyên tử như thế này là đời sống của nguyên tử, đối với cái cây như thế này là đời sống của cái cây, giữa đời sống của hòn đá và đời sống của con người không có cao thấp hơn kém, nếu con người cho rằng đời sống của con người cao cấp hơn hòn đá thì thực ra cũng chỉ là do con người lấy đời sống của mình áp đặt lên hòn đá, đời sống của hòn đá như thế nào thì chỉ có hòn đá ấy mới biết theo kiểu của hòn đá, tất cả cả chỉ như đó đang là nên hãy sống thiết thực hiện tại, đang là đá thì hãy sống trọn vẹn đời của đá, đang là cây thì hãy sống trọn vẹn đời của cây, đang là người thì hãy sống trọn vẹn đời người,... Vì người tuy là sự tổ hợp tinh vi nhưng rốt cuộc cũng chỉ là một pháp duyên khởi tạm thời nên khi đang là người thì hãy trân trọng từng phút giây là người và mượn kết cấu tinh vi của người để đưa tuệ giác người lên tới đỉnh cao. Khi giác ngộ rồi thì sẽ như Vô Môn Quan nói dù ở đâu trong cõi lục đạo đạo tứ sinh, dù trở về đâu hay thành bất cứ thứ gì cũng đều thấy mình đang rong chơi thanh thản. Như vậy thì ta không còn sợ cái chết, là đất cứ là đất, là nước cứ là nước, là gió cứ là gió, là lửa cứ là lửa, là không cứ là không, là gì thì trọn vẹn là cái đó, không nhất định phải tồn tại dưới một dạng có nhận thức tương tự như con người mới được, nhưng đang là người thì cứ trọn vẹn là người, trong lành, định tĩnh, sáng suốt,... Con hiểu như vậy có đúng không ạ

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-03-2022

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy!
Con xin gửi lời tri ân đến thầy, nhờ những bài pháp thoại và mục hỏi đáp mà con mới kịp nhận ra mình, trước đây những khi con mắc lỗi là con hay trách móc và dầy dò bản thân nó khiến cho con không còn tin vào chính mình nữa, từ đó luôn có những suy nghĩ tiêu cực... Từ khi nghe pháp của thầy, con càng mắc lỗi nhiều hơn nhưng có một điều con không còn như trước nữa, sai ở đâu, chỗ nào con sẽ ghi nhận và điều chỉnh nhận thức ngay chỗ đó, và điều đặc biệt con không còn suy nghĩ tiêu cực nữa.
Xin tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-03-2022

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Bao năm nay con chỉ biết chăm lo cho công việc gia đình, chồng con, niềm vui của con ở đó. Nay con gái duy nhất của con lập gia đình không ở gần con, con thấy buồn và cô đơn quá. Thầy dạy giúp con cách kiểm soát cảm xúc đi Thầy. Con hay thầm nhắc mình: không phải con tôi, hoặc con chim con đến lúc phải bay, hoặc tìm cái gì đó để làm cho khuây khoả... (con sợ phải tìm kiếm cái gì đó trong cuộc đời lắm rồi, thưa Thầy).
Xin Thầy giúp con với.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-03-2022

Câu hỏi:

Con kính xin đảnh lễ Sư Ông,
Dạ con xin được trình pháp với Sư Ông ạ.
Hôm nay, con quan sát được cái tâm ganh tỵ và cả cái tâm muốn được chú ý của mình (muốn mình trở nên đặc biệt trong mắt bất kỳ ai đó).
Cụ thể là, khi con nghe kể về chuyện một ai đó ấn tượng với người khác chứ không phải ấn tượng về con, con thấy được tâm muốn được chú ý và muốn được đặc biệt của mình. Ngay khi tâm đó vừa khởi thì ngay lập tức là tâm ganh tỵ với người được ấn tượng, và ngay sau đó là tâm phản ứng của mình về cái tâm muốn chú ý và tâm ganh tỵ - 3 cái tâm này nối đuôi nhau liên tục trong thời gian vô cùng ngắn ngủi. Và cái ở lại với con lâu nhất, chính là cái tâm phản ứng với hai tâm kia. Bất chợt con nghĩ, phải chăng cái tâm phản ứng đó là cái tâm của bản ngã muốn tu.

Nếu không tu tập, thì tâm muốn chú ý và tâm ganh tỵ sẽ thống trị, dẫn đến các hành động tương ứng. Nhưng khi có tu tập, thì tâm phản ứng với hai tâm ấy trỗi dậy, bảo rằng "Sao mình lại có cái tâm này nhỉ? Nó thật là khó chịu!"

Con chỉ mới quan sát được như thế, nên con liền viết thư này trình pháp với Sư Ông. Nếu con thực tập có gì chưa đúng, xin Sư Ông từ bi khai thị thêm cho con ạ.

Cuối thư, con kính chúc Sư Ông thật nhiều sức khỏe để chúng con được nương tựa ạ. Con cảm ơn Sư Ông rất nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-03-2022

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Con đọc được một câu chuyện hay, xin phép Thầy cho con được chia sẻ.
Con thành kính đảnh lễ Thầy!
Hóa Thân Bồ Tát
Pháp sư Ðỗ Thuận, sư tổ của tông Hoa Nghiêm ở Trung Hoa, có nuôi một chú đệ tử thân cận rất lâu. Một hôm chú thị giả này xin phép Ngài đi Ngũ Ðài Sơn để đảnh lễ Ðức Văn Thù vì nghe đâu Bồ Tát thường hiện thân xuống chốn đó. Ngài Ðỗ Thuận không bằng lòng và đọc một bài kệ:
“Du tử mạn ba ba
Ðài sơn lễ thổ pha
Văn thù chỉ giá thị
Hà xứ mích Di Ðà.”
Tạm dịch: Những chàng du tử lênh đênh
Ðến Ðài Sơn lễ những ghềnh đất thô
Di Ðà tìm ở chốn mô
Văn Thù kề cận hồ đồ không nghe.”
Chú đệ tử vẫn ra đi... băng ngàn vượt suối một thời gian mới đến núi Ngũ Ðài. Chú tha thiết đảnh lễ cầu mong được thấy hóa thân của Bồ Tát, lòng thành được đáp ứng, một ông già hiện ra bảo chú: - Ðức Văn Thù nay ở núi Chung Nam, tên Ngài là Ðỗ Thuận. Chú thị giả hối hả quay về. Ðến cố hương Ngài Ðỗ Thuận đã thị tịch.
Trích "Hư Hư Lục" - tác giả Ni Sư Thích Nữ Như Thủy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-03-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy, con là nữ ở Hà Nội. Ngày 26/3 Thứ bảy con định bay từ Hà Nội vào gặp thầy và muốn được ở chùa Bửu Long một đêm sau đó để chủ nhật 27/3 được tham gia trà đạo, không biết có được không ạ? Con chưa ở chùa bao giờ, cũng chưa bao giờ tham dự bất cứ khoá tu nào nên con không rõ có phải chuẩn bị gì, hay làm gì không ạ? Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-03-2022

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy.
Khi con bị đau viêm đường tiêu hoá một cách khủng khiếp, đã từng tìm nhiều cách chữa trị, uống thuốc nhưng một thời gian bệnh lại tái phát. Con quyết định khi đau khởi lên con không uống thuốc giảm đau nữa, chấp nhận chết cũng được thì cơn đau lên đến đỉnh điểm rồi giảm dần và khi cơ thể tự thải hết độc tố ra thì hết đau. Trong quá trình đối diện với cơn đau con biết để trọn vẹn với nó thì bản ngã ảo tưởng lo lắng sợ hãi phải được buông xuống, chỉ còn bản năng muốn khỏi bệnh, muốn sống như có lần Thầy nói có tính tự nhiên hơn là chủ quan. Nhưng trong lúc đau nhất con thấy đây là cũng là khởi nguồn của bản ngã lo sợ khởi sinh nên con buông luôn bản năng này, đầu hàng hoàn toàn để chỉ còn tánh biết thấy pháp đau. Con thấy rằng không có bản năng sống thì trong lúc đau nhẹ biết đau nhẹ, lúc đau mạnh biết đau mạnh, khát vẫn biết lấy nước uống, đói biết lấy cháo ăn... Vậy mà khi người khỏe tâm dễ duôi nên khi người khác làm rồi dồn trách nhiệm cho mình gánh thì cơn sân bùng lên ngay để rồi mất công chánh niệm để hết sân.
Từ đó con thấy bản ngã không bao giờ tự hết mà do mình không dùng trí tuệ thường trực sống với tâm rỗng lặng trong sáng một cách tự nhiên như lúc con đau hay còn khỏe thì phiền não không khởi sinh được dù ai đó nhục mạ mình vô cớ. Muốn vậy thì mình phải thu xếp đời sống tục đế của mình để tương thích với đời sống chân đế. Chứ không thể ham thích đời sống tương giao lại chủ động lao vào nhiều mối quan hệ thì dù muốn dù không vẫn bị các mối quan hệ chi phối làm cho mất chánh niệm tỉnh giác mà phải chịu phiền não, khổ đau.
Con xin Thầy cho lời khuyên. Con xin tri ân Thầy. Con cũng chúc các Đạo hữu khỏe, thân tâm thường lạc, thành tựu Đạo hạnh chứ không phải chịu đau bệnh như Đạo hữu đây. Xin cảm ơn mọi người đã đọc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-03-2022

Câu hỏi:

Con xin trình bày chút nhận biết của cá nhân con với Thầy:
Cái biết cho ta biết khi nhìn.
Cái biết cho ta biết khi nghe.
Cái biết cho ta biết khi ngửi.
Cái biết cho ta biết khi nếm.
Cái biết cho ta biết khi xúc chạm.
Cái biết cho ta biết những gì xuất hiện trong tâm.
Cái biết cho ta biết những phản ứng của ta trong 6 trường hợp trên.
Cái biết cho ta biết điều ta làm trong tâm.
Cái biết cho ta biết về chính nó.

Chút nhận biết của con kính dâng lên Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-03-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy.
Từ khi nghe được Pháp thầy. Con đang thực hành ứng dụng Tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha trong công việc đời sống hàng ngày tất cả đều là pháp để cho ta bài học. Trong con hiện nay đang trong tình trạng phiền não, có lúc vẫn nóng và tức giận. Nhưng khi con nhìn thấy sự nóng và tức giận vài phút sau thì con thấy trở lại bình thường.
Cho con xin hỏi: Trong mọi việc đến và đi con vẫn còn phiền não. Cách thực hành thế nào để phiền não trong con giảm thiểu thưa thầy?
con cảm ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-03-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy tại sao con thấy tâm con giờ như đứa trẻ. Đôi khi con thấy con hơi lạc lõng. Con không hiểu mọi người đang làm gì. Ý con là sao thấy hành vi của mọi người thường khá vô nghĩa, hành động giống như vừa nhắm mắt ngủ vừa lái xe (khi nhìn lại thì đôi khi con thấy mình cũng có, nhưng giống như mắt cận mà muốn lái nhanh đến đích hơn). Có lẽ con cần sống trải nghiệm chiêm nghiệm hơn để lựa chọn đời sống thích hợp cho mình. (Gần đây con thấy hoan hỷ khi nghĩ đến việc được phục vụ những người đang muốn tìm hiểu con đường thầy đang chỉ dạy).
Con.

Xem Câu Trả Lời »