Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 19-12-2012
Câu hỏi:
Bạch thầy! Cho con hỏi.<p>
Gần đây con có nghe nói khá nhiều về ngày tận thế. Con thì không tin điều đó, cũng không bận tâm nhiều về vấn đề chưa biết xảy ra hay không. Con viết vài dòng này muốn tò mò biết một chút về ngày tận thế theo suy nghĩ của nhà Phật về vấn đề nhạy cảm và nóng của xã hội đang xôn xao này.<p>
Kính mong sự hồi âm của thầy.
Con cảm ơn thầy.
Ngày gửi: 18-12-2012
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, trong lúc mình ngồi thiền thì phương pháp nào giúp cho mình không bị hôn trầm và phương pháp nào giúp cho mình định được nhanh hoặc tâm không bị động nhiều (thí dụ hay suy nghĩ chuyện khác làm mất đi cái định). Con cám ơn Thầy và luôn kính mong Thầy được mạnh khỏe để hướng dẫn Phật tử trên con đường tu tập.
Ngày gửi: 18-12-2012
Câu hỏi:
Kính Thưa Thầy, <p>
Gần đây con phát hiện ra một trạng thái và con thường hay trú vào đó. Cảm giác đó như là nửa ở trong và nửa ở ngoài, có thể vừa thấy được hơi thở vừa biết được mọi việc xung quanh nhưng không tác ý gì cả. Con cảm nhận được hơi thở rất sâu, rất an lạc. Vậy đó có phải là "trong ngoài lặng lẽ chẳng vin đâu" hay như câu chuyện về ngài Huệ Năng nói về "gió và phướn", khi tâm không còn bận tâm về gió và phướn nữa? Hay đó là sát na định, định tự nhiên? Và khi tâm con nổi lên tham, sân cho đến khi nó diệt đi thì tâm lại trở lại trạng thái lặng lẽ này. Vậy thì nó là như thế nào vậy thưa Thầy?<p>
Con kính mong được sự chỉ bảo của Thầy, con xin tri ân Thầy và chúc Thầy sức khoẻ ạ!
Ngày gửi: 18-12-2012
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, Thầy vẫn khoẻ chứ ạ? <p>
Bài giảng mới của Thầy về sự tương giao và mối quan hệ hay lắm thưa Thầy, câu trả lời hỏi đáp sau đó cũng vậy, con rất thích. Con xin cám ơn Thầy nhiều. Rất nhiều trăn trở, suy nghiệm nhưng cũng rất mạnh mẽ. Con nhận thấy là con người đặt ra quá nhiều quan niệm, rồi lại bị mắc kẹt vào đó, trở nên lầm lũi, yếu đuối, đau khổ, mỏi mệt... Đôi khi con cũng tự hỏi không biết là mình có đang suy nghĩ nhiều quá không, nỗi sợ khi phải đi riêng một con đường, không giống với đa số mọi người, đôi khi cũng là một áp lực phải không Thầy? Nhưng trở lại với những gì tham, sân, si, bệnh tật, khổ đau và những rủi ro không báo trước... thì tâm con thấy chán ngán.<p>
Ban đầu khi tập quan sát tâm, lúc tham sân nổi lên, dường như vẫn còn ý muốn kiểm soát để giữ cho nó bình yên, đến một lúc quá mệt, con tự bảo: "Mày cứ khởi lên đi" rồi thản nhiên đứng nhìn. Nhiều lúc tâm bình yên, thấy những suy nghĩ lăn tăn như sóng gợn, rất nhẹ rồi tan đi. Nhưng khi "bão nổi" mà vẫn có thể hay biết, con nhận ra là tâm này đúng thật là nó cứ hoạt động như thế, những xung động chen chúc, xô đẩy nhau, mà con không thể điều khiển được. Thưa Thầy phải chăng mình chỉ có thể tạo duyên để tánh biết tự thấy pháp, chứ không thể có một cái ngã nào có thể thực sự điều khiển? Tâm này cứ như một nồi nước sôi, sôi sùng sục, chỉ có thể buông ra chờ nó nguội, khi nào nó nguội là việc của pháp vậy. Và khi nó nguội thì mình có thể thấy đáy phải không Thầy?<p>
Khi con làm mọi việc hàng ngày, vẫn biết đang làm hết mình, nhưng không đem cái ngã vào, thì khi những sự cố không mong muốn xảy ra, con đã không cảm thấy đau đớn nhiều nữa. Không biết đây có phải là niềm hạnh phúc của sự không dính mắc, hay là có chỗ nào cần điều chỉnh không thưa Thầy? Con có thể giữ thái độ này để học một ngôn ngữ mới như tiếng Anh mà không sợ dính mắc vào những biểu tượng và âm thanh mới không thưa Thầy, hay ở đây con nên có một sự lựa chọn một trong hai? <p>
Con thấy dường như mọi thứ xung quanh đều có thể trở thành một cái bẫy cho mình mắc kẹt vào bất cứ lúc nào, khi vô tình hay cố ý, cái ngã bám víu vào đó, cho rằng nó phải là thế này, phải là thế kia, thì cũng ngay sau đó thôi, những cái cho rằng đó lại khiến con đau khổ. Chỉ có thản nhiên đứng nhìn vậy, con mới thấy được an. Có phải con đang trở nên hơi khắt khe hay quá nhạy cảm không thưa Thầy? Không biết những người khác hành có như con vậy không?<p>
Kính mong Thầy chỉ bảo tiếp cho con để giúp con hành được đúng. Con cám ơn Thầy nhiều lắm.
Ngày gửi: 17-12-2012
Câu hỏi:
Kính thưa thầy.<p>
Vừa qua Thầy có mở khoá thiền 12, trong đó có học tụng kinh Pali, nhưng chúng con là những Phật tử ở xa chỉ nghe qua băng giảng nên không hiểu, vì vậy mong thầy tải thêm bản tiếng PaLi theo mỗi buổi học lên trang Web này, để chúng con đọc theo được dễ dàng hơn. Kính chúc Thầy và Quý thầy ở chùa mạnh khoẻ.
Ngày gửi: 15-12-2012
Câu hỏi:
Con kính thưa thầy, khi con buồn, con chưa kịp lắng nghe trọn vẹn nỗi buồn thì người khác lại mang lại cho con nỗi buồn khác, nó cứ chồng lên nhau làm tâm con không biết phải làm sao? Con mong thầy chỉ dạy cho con.
Ngày gửi: 14-12-2012
Câu hỏi:
Thưa Thầy kính mến! <p>
Do tình cờ tìm hiểu giáo Pháp, con đã biết đến trungtamhotong, đó là một đại nhân duyên trong đời. Ngày nào con cũng đọc trong Thư viện và Hỏi đáp, nhưng gần đây con mới nghe đến Pháp thoại, con nghe Thầy giảng mới thấy pháp học và pháp hành của mình sai cơ bản. Con và chồng con từ ngày được biết đến trang web, chúng con đều làm mọi việc trong chánh niệm, mọi sự đến đi, chúng con chỉ quan sát, không còn gạt bỏ, đè nén phiền não nữa, không còn ưa thuận ghét nghịch nữa Thầy ạ. Và chúng con thấy cuộc sống đơn giản nhẹ nhàng, tuyệt diệu lắm! <p>
Thầy ơi! Gần đây được nghe Thầy giảng hàng ngày (cứ xong việc là chúng con bật Pháp thoại), được nghe giọng nói, giọng cười của Thầy là chúng con hạnh phúc vô cùng! Và chúng con đều khởi trong tâm được gặp Thầy! Cứ khởi thôi, còn được gặp Thầy hay không, đã có Pháp lo! Chúng con chỉ cần hằng ngày thực hiện tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác là như được gặp Thầy rồi! <p>
Thầy kính! Nhờ có thư của một đạo hữu gửi Thầy ngày 13-12-2012 để bày tỏ lòng tri ân, con mới mạnh dạn viết đấy ạ! Wow! Sao bức thư đó như là con viết ra thế nhỉ? Giống hoàn cảnh của con quá ạ! Nhưng chỉ là trước kia thôi. Còn giờ đây, con đang hạnh phúc và tràn ngập lòng biết ơn chư Phật, chư Thầy tổ, biết ơn tất cả, cả hạnh phúc lẫn khổ đau, toại nguyện và bất toại nguyện để con được sống một cách thực sự trên cuộc đời này. <p>
Con thành kính tri ân Thầy! <p>
PS: Con ở Hà Nội ạ, khi nào Thầy ra giảng ở HN, Thầy có thể thông báo trên trang nhà để chúng con biết có được không ạ?
Ngày gửi: 14-12-2012
Câu hỏi:
Thưa Thầy, con có vài thắc mắc về Pháp học, xin thầy chỉ dạy dùm con. <p>
- Sự khác nhau giữa cái biết của tự tánh và cái biết của thức uẩn.<p>
- Con có từng nghe giảng là cái thấy biết mà không khởi niệm thì vẫn còn là thấy biết của thân căn ngũ uẩn, cái thấy biết của tánh phải vượt ra ngoài thân căn ngũ uẩn. Như vậy có đúng không thầy? Và trong kinh Lăng Nghiêm có nói, một người nếu đã kiến tánh thì lục căn hỗ dụng, nghĩa là căn này có thể thay thế căn kia phải không thầy?<p>
Con xin cảm ơn Thầy và chúc Thầy luôn khỏe mạnh!
Ngày gửi: 14-12-2012
Câu hỏi:
Con cảm ơn Thầy rất nhiều! Bạch Thầy, cái mà Thầy chia sẻ với con, con có thể thấy biết và cảm nhận nó được từ hoàn cảnh quanh minh. Nhưng trong tạng Kinh Nam truyền do HT Minh Châu dịch thường có cụm từ "Đoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si", nó có mâu thuẫn với "Tham, sân, si là đặc tính muôn đời của chúng sanh. Do đó, loại bỏ nó là điều viễn vong"? Xin Hòa Thượng hoan hỷ phân tích cho con rõ.
Ngày gửi: 13-12-2012
Câu hỏi:
Thầy kính mến,<p>
Con rất cảm ơn thầy đã dành thời gian trả lời câu hỏi của con. Qua sự hướng dẫn cũng như tham khảo những bài giảng của thầy trên net, con đã phần nào nắm được những điểm cốt yếu cho bước đường tu tập của mình. Hôm nay, con không có câu hỏi nhưng xin có đôi điều tâm sự cùng thầy để bày tỏ lòng tri ân.<p>
Từ nhỏ, con đã có tính cách không giống bạn bè cùng trang lứa. Con thích một mình suy gẫm về cuộc sống, và rất tôn trọng những lời dạy bảo của thầy cô cũng như nội qui trong nhà trường. Vì thế, cha mẹ chưa từng phải dạy bảo hay nhắc nhở con điều gì. Con luôn nhìn cuộc sống qua lăng kính của những lời hay ý đẹp mà thầy cô giảng dạy, rằng con người luôn phải sống tốt đẹp, giữ gìn nhân, nghĩa, lễ, trí, tín,... Con cho rằng ai cũng đẹp như mình nghĩ, thế giới là một nơi tràn ngập những điều chân, thiện, mĩ. <p>
Nhưng khi dần lớn lên, con đã vấp phải sự thất vọng khi nhận ra con người không tốt đẹp như mình tưởng tượng. Cuộc sống luôn ẩn chứa nhiều cạm bẫy và mối quan hệ giữa người với người luôn được che đậy bằng những vỏ bọc cho một tâm địa xấu xa luôn chực chờ để hãm hại người khác hay chí ít là không muốn người khác đọc được những suy nghĩ của mình. Con người luôn giả dối, che giấu lẫn nhau. Lúc ấy, con rất bối rối không biết nên sống sao cho phải, thích nghi để trở nên xấu hay vẫn giữ lập trường của mình để rồi phải bị gạt ra một bên vì quá khác biệt mọi người? Khi tiếp xúc với bạn bè, con luôn bị họ đánh giá là quá lương thiện, quá thẳng thắn, thật thà, và bạn bè luôn khuyên con đừng nên như thế nữa.<p>
Cho đến khi gặp được giáo pháp, con mới biết mình không sai, rằng dù mình tốt hay xấu thì vạn pháp vẫn diễn ra theo đúng qui luật của nó. Vì thế, con sống trong cuộc đời với tâm thế độc lập, tự tin hơn, bớt chạy theo trần cảnh. Và con hiểu rằng tuy tánh giác luôn có sẵn nơi tự tâm của mỗi chúng sinh, nhưng việc giảng dạy để thay đổi tâm tính của một con người thật khó như đếm sao trên trời vậy. Bởi vì tính cách ấy được huân tập qua vô thỉ đời mà có, đòi hỏi chí nguyện muốn vượt thoát và công phu tu tập gian khổ để phá chấp. <p>
Thế nhưng, trong khi thế gian đang vùi đầu vào việc đắp xây danh lợi, đức Phật và các thầy vẫn luôn tin yêu vào con người, vào tánh giác, vẫn miệt mài làm công việc xoay chuyển bánh xe pháp để thay đổi thế giới và nhẫn nại lắng nghe, nâng đỡ từng tiếng lòng dù rất nhỏ. Đó quả là một nghị lực phi thường, một lòng từ bi bao la mà không phải ai cũng làm nổi. Từ khi biết đến trang web này, con rất ngạc nhiên và vui mừng khi biết rằng trong cuộc sống còn có rất nhiều người đang phấn đấu để tu dưỡng nhân cách tốt đẹp hơn. Trang web đã trở thành một nơi dừng chân không thể thiếu của con. Mỗi ngày, con luôn phát hiện được những điều thú vị trong câu hỏi của các đạo hữu và cảm nhận được năng lượng từ lòng hướng thiện của mọi người.<p>
Con xin chúc thầy luôn dồi dào sức khoẻ để dẫn dắt chúng con, đem đến những giáo pháp đích thực soi sáng những cuộc đời đang mong mỏi. Xin cám ơn thầy đã bỏ thời gian quí báu để chia sẻ cùng tất cả! Kính chúc thầy luôn sống trong giác ngộ giải thoát!