Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 13-12-2012
Câu hỏi:
Bạch Ngài cho con hỏi: tham, sân, si là đặc tính muôn đời của chúng sanh. Do đó, loại bỏ nó là điều viễn vong. Vấn đề là thấy được nó để điều chỉnh và sử dụng nó đúng nơi, đúng thời, đúng lúc..... Làm sao để lợi mình, lợi người! Có đúng không thưa Ngài?
Ngày gửi: 13-12-2012
Câu hỏi:
Thưa thầy xin thầy cho con được biết 9 đức tính của một vị Phật gồm những đức tính nào ạ?
Ngày gửi: 12-12-2012
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy, con muốn thỉnh tượng Quán Âm về thờ, nhưng có nhiều người nói với con rằng khi còn nhỏ tuổi thì không được thờ có phải vậy không thưa thầy? Kính mong Thầy chỉ dẫn dùm con. Con xin cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 12-12-2012
Câu hỏi:
Thưa thầy con có một câu hỏi muốn hỏi thầy là: <p>
1. Khi đang ở trong trạng thái lo lắng, hoảng sợ trong con luôn có ý nghĩ chạy trốn nó, nhưng nếu con cố gắng kiểm soát nó thì nó dễ dàng nhấn chìm con. Vậy làm sao để con có thể thấu hiểu nó một cách trọn vẹn?
2. Trong con cũng có những tật xấu khác như sân hận, đam mê... Con đã cố gắng sửa chữa những tật xấu này nhưng một lúc nào đó chúng thường quay trở lại. Hình như con có cảm giác rằng sợ hãi, sân hận, đam mê gắn kết với nhau. Một trong những thứ kia lớn mạnh thì các thứ khác cũng lớn mạnh. Có phải là con đã thực tập không đúng phương pháp, mong thầy chỉ dạy cho con.
Ngày gửi: 12-12-2012
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy. Con cố gắng tập quan sát, thấy trung thực mọi cảm giác của thân và tâm phát sinh lúc ngồi thiền, nhưng thực tập lâu như vậy con có cảm giác hơi mỏi mệt trong tinh thần vì trong tâm lúc nào cũng phải theo dõi, cũng phải ráng thức để nhìn trong chủ động, nên con không được nhẹ nhàng thanh thản trong đầu. Và khi con làm việc hay đang đọc sách chẳng hạn thì con không thể ở trong trạng thái quan sát với cái nhìn lặng lẽ được, mà lúc này tâm con hoàn toàn chạy theo, đặt vào nội dung của cuốn sách thì con đọc mới hiểu được. Nếu con biết con đang đọc sách thì con không hiểu được nội dung cuốn sách, còn con tập trung đọc hiểu nội dung thì con không nhớ là con đang đọc sách. Nên từ trước giờ con thấy mình chỉ tu được trong lúc ngồi thiền, thời gian còn lại con không biết phải dụng tâm làm sao cho đúng. Có phải chỉ có thời gian ngồi thiền hay đi thiền hành thì mới tu tập trọn vẹn được, còn khi đi làm việc thì sự hành trì sẽ bị giảm thiểu phải không Thầy?<p>
Con đã dụng tâm sai và hiểu sai chỗ nào, kính mong Thầy từ bi chỉ dạy. Con kính cảm ơn Thầy.
Ngày gửi: 12-12-2012
Câu hỏi:
Kính bạch Hòa thượng,<p>
1) Khi con ngồi tụng Kinh thì tâm con ít bị lao xao, lăng xăng, nhưng khi ngồi Thiền thì tâm không an, dẫn đến tác ý muốn đi lại, đứng dậy và làm gì đó. Trường hợp này kéo dài một thời gian, và con thay đổi suy nghĩ, thay vì ngồi một chỗ nhắm mắt trong trạng thái tâm cứ vọng động, thì con đi làm việc, làm bất cứ việc gì cũng được, và trọn vẹn trong việc ấy, lúc này con lại thấy ra nhiều điều trong khi làm việc. Việc mà con thấy trước tiên là, lúc ngồi thì thân bức rức khó chịu và tâm muốn đứng dậy. Nhưng khi con đứng dậy rồi thì thân không có biểu hiện gì mệt mỏi bệnh tật như lúc ngồi. Con chợt mỉm cười chính con.<p>
2) Thầy thường dạy: Sống tùy duyên thuận pháp, thế nhưng con vẫn thấy nhan nhản trong cuộc sống của con là những nghịch duyên, như bệnh tật, như sự liên hệ với những người Phật tử cứ luôn chồng chéo nhau.<p>
Con thật sự thấy rằng, để sống vô ngã vị tha là một điều không phải dễ dàng, đó là cả một quá trình "thấy" và "trải nghiệm" những nghịch cảnh, buồn, vui, được mất trong cuộc đời mà mãi con vẫn chưa làm được. <p>
Con đang học cách đối diện. Nhưng Thầy ơi, lúc học trên lý thuyết mà Thầy đã dạy thì con hiểu rõ ràng tường tận, nhưng đến khi "lâm sàng" thì va chạm quá nhiều, thương tích quá nhiều. <p>
Con hiểu đây là bài học để con trải nghiệm, và con cũng sẽ mãi học để thấy ra chính mình. Con thành kính đảnh lễ và xin tri ân Hòa thượng.<p>
Ngày gửi: 11-12-2012
Câu hỏi:
Thưa thầy cho con được hỏi, "VÔ HÀNH" là trạng thái cao nhất của tâm. Thì "VÔ HÀNH" ở đây không có nghĩa là không làm gì, mà là thái độ vô hành (làm mà không chấp, tâm vẫn rỗng lặng, trong sáng). Con hiểu như thế có đúng không ạ?
Ngày gửi: 11-12-2012
Câu hỏi:
Kính Thầy! Con xin nhờ Thầy giải thích giúp con về vấn đề ăn Ngọ. Theo con được biết thì ăn Ngọ là quá 12g trưa thì không được ăn nữa. Nhưng con không biết còn buổi sáng thì phải giữ như thế nào? Hay là được ăn lung tung những gì mình thích. Con nghĩ thế thì cũng không đúng, vì thế xin Thầy chỉ dẫn cho con làm thế nào để hiểu đúng và làm đúng về vấn đề này ạ. <p>
Con xin cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 10-12-2012
Câu hỏi:
Thưa thầy,
Gia đình con có 3 người: ba, mẹ và con. Mẹ con thì tu tập theo pháp môn niệm Phật để vãng sanh, ba con thì tu theo ông hàng xóm. Ông bảo đọc sách “Bộ Mật Tông”, sau khoảng thời gian thì ba cứ niệm niệm, tay thì vẽ vẽ khi mẹ bảo là mẹ bị đau tay, đau chân, đau đầu, (nói chung gia đình ai bị nhức mỏi hay có vấn đề gì thì ba đều làm vậy). Lúc đầu gia đình nói rất nhiều về việc này nhưng ba không nghe (ba nói là nhà hàng xóm đối diện ghét nên sai người đánh mày, vì vậy tao phải đánh lại). <p>
Thời gian gần đây ba con ngày càng nặng dần, không còn tỉnh táo nữa, ba ngồi suốt mấy tiếng đồng hồ không nói gì, ai tới hỏi gì cũng bảo tránh ra một bên, nhiều khi không biết là người quen nữa. Ba nói ba đang ở xứ nào đó nghe giảng pháp, ghê nhất là chiều nay ba nói ba là Sĩ Đạt Ta, thân ta bây giờ là Kim thân! Con rất lo và sợ, cả mấy đêm nay con và mẹ đều không ngủ được, hỏi ba bị vấn đề gì thì ba không trả lời, cứ nói là đang cúng. Mẹ sợ quá lạy Phật sám hối cho ba nhưng ba bảo không được lạy. Đêm khuya nhà đi ngủ, ba ngồi một mình tới gần sáng, niệm niệm đọc đọc nói chuyện một mình. Mấy hôm nay mẹ không đi bán nữa, ở nhà chăm sóc cho ba, nhưng hỏi gì cũng không nói, còn kêu mẹ im nữa. Gia đình con giờ lo lắm, không biết phải làm sao, mẹ con giờ rất buồn và lo cho ba, con cầu xin thầy chỉ cho gia đình con cách để giúp ba con hồi phục như xưa. Con xin chân thành cảm ơn thầy rất nhiều ạ.
Ngày gửi: 09-12-2012
Câu hỏi:
Kính sư, con xin nhờ sư giải thích dùm con 2 câu hỏi như sau:<p>
1. Cảm giác toàn thân và cảm nhận toàn thân phân biệt như thế nào? <p>
2. Quán tâm từ là như thế nào? Con đi học đạo thì mấy vị nói là phải quán cái tâm mình rộng lớn như trời đất. Mấy người bạn đạo thì nói là họ quán được cái tâm đó. Con không thể quán được như thế. Con chỉ có thể quán được tâm từ khi con gặp một người nghèo hay một cảnh khổ thôi. Và con xem thái độ của tâm con trước cảnh đó nên con không hiểu là tại sao phải quán cái tâm rộng lớn như trời đất? <p>
Con xin cám ơn sư và chúc sư luôn luôn mạnh khỏe.