Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 17-08-2012
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy
Con đọc sách thấy nói về VÔ TƯỚNG tức KHÔNG TƯỚNG. Rồi lại thấy có chỗ nói TÁNH KHÔNG. Các từ này có gì khác nhau không? Không gian này có phải là không tướng không? Xin thầy từ bi giải thích cho con được hiểu.
Ngày gửi: 17-08-2012
Câu hỏi:
Thưa thầy cho con được hỏi là:<p>
1. Thanh lọc tâm có thật quan trọng và cần thiết không?<p>
2. Vô vi và sống thuận pháp có điểm gì giống và khác nhau? Theo con thấy: sống thuận pháp là như lý tác ý và được hướng dẫn bởi trí tuệ thấy thực tánh pháp; còn vô vi là không làm gì cả tức là đã làm tất cả, sở dĩ vậy: Thiên nhiên trời đất vốn đã vận hành thành chu kỳ tự nhiên trọn vẹn, nếu chúng ta tác động vào một yếu tố nào đó thì cũng là làm đảo lộn chu trình trên. Nếu chúng ta không làm gì cả thì tức là đảm bảo được chu trình trên vẫn hoạt động bình thường.
Ngày gửi: 17-08-2012
Câu hỏi:
Con cám ơn Thầy cho con lại đến ở Chùa. Các con của con cũng dần hiểu ra sao bố cứ đi SG là lại đến Chùa của Thầy, lại muốn ở lại Chùa, rồi lại còn xuống tóc, mặc y trong 3 ngày được Thầy cho xuất gia gieo duyên... Các cháu vẫn ham học, cầu mong tiến bộ nhưng con đã cảm thấy rằng các cháu dần thấy rõ hơn cái đích có được cái Tâm tự tại, trong sáng, an lành với cái tôi ngày càng nhỏ đi, tình yêu thương ngày càng cao lên đúng theo tinh thần "không cướp công pháp, không ăn trộm pháp và không thọc gậy bánh xe pháp", chứ không phải là những danh hiệu hay tiền tài vật chất.<p>
Một minh chứng nhỏ mà thật vui: năm nay các cháu vào đại học, được bố mua xe máy mới. Các bạn đều tháo 2 gương vì trông không đẹp. Khi trao đổi thấy rằng cái đẹp của mình đâu có thể bị xấu đi vì cái gương hay đẹp lên vì không có cái gương, chưa nói đến sự cần thiết và hữu ích của cái gương cho an toàn giao thông, các cháu rất vui vẻ lắp gương...<p>
Con cũng hay nói vui: bố còn loanh quanh ở nhà vì các con đó... Mau lớn khôn đủ lông đủ cánh để bố được "hưởng thụ" cái cuộc sống đáng mơ ước nhất của người xuất gia!<p>
Dạ con xin chào Thầy và hẹn gặp Thầy thứ tư tới!
Ngày gửi: 17-08-2012
Câu hỏi:
Thầy tôn kính, con có chị đồng nghiệp, trước đây chị ấy lúc nào cũng không hài lòng về cuộc sống và những người xung quanh. Con đọc quyển thư thầy thấy hay, con tặng chị ấy một quyển. Đọc xong quyển đó, chị bảo: Chị đã giác ngộ rồi em ạ, chị thấy mình không còn đơn độc nữa. Con giới thiệu thêm nhiều quyển khác của thầy, giới thiệu trang web nhưng chị bảo chị chỉ đọc một quyển Thư thầy là thấy đủ rồi không còn cần đọc thêm gì nữa. Mà con thấy chị cũng thay đổi hơn nhiều, âm thầm lặng lẽ nhưng con biết chị vui. <p>
Còn con, con đọc hầu hết sách của thầy như quyển Tuyền Tập Thư Thầy và hai tập Thư Thầy Trò, Vi Tiếu, Thực Tại Hiện Tiền, Con Đường Hạnh Phúc. Con đọc đi đọc lại tới 2-3 lượt và cả nghe pháp thoại nữa. Mỗi lần đọc con lại thấy sáng ra, mới mẻ hơn, sâu sắc hơn, sáng rõ hơn. Ngoài ra con cũng đọc thêm một số tác giả khác.<p>
Khi đọc sách thì con thấy mình giác ngộ giải thoát đến nơi rồi nhưng bỏ sách ra thì con vẫn thấy mình còn nhiều tập khí xấu như tham lam, vọng tưởng, tò mò. Tuy nhiên so với lúc chưa học Đạo thì giờ những thứ xấu ấy trước 10 phần giờ còn 4 phần thôi đấy thấy ạ! Thế mà con vẫn thấy còn nhiều lắm lắm. Con chẳng biết bao giờ mới hết "những ô nhiễm ngủ ngầm trong tâm" mình nữa? <p>
Thầy ơi, khoảng từ 4/7 đến 11/7 âm lịch thầy có ở Chùa không, con cũng đang muốn vào gặp thầy, nhờ thầy hướng dẫn cho con với ạ! <p>
Con xin cảm ơn thầy rất nhiều. Kính chúc thầy nhiều sức khỏe và luôn an vui.
Ngày gửi: 17-08-2012
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy! Con có việc này chưa thông nên con kính nhờ Thầy giúp đỡ cho con.<p>
Nếu hai người yêu nhau và sẽ cưới nhau nhưng hai người lại có tín ngưỡng khác nhau, người theo Phật Giáo người theo Thiên Chúa Giáo, hai người sống với nhau nhưng mỗi người vẫn theo tín ngưỡng của mình thì có bị vi phạm không Thầy?<p>
Nếu Vợ đi lễ cùng Chồng để Chồng được vui nhưng tâm thì rỗng lặng thì có xem là có tội với tín ngưỡng của mình không Thầy? <p>
Con luôn giữ nguyên tắc của mình là đạo ai người đó thờ.
Kính nhờ Thầy chỉ dạy giúp con.
Con xin cảm ơn Thầy!
Con Huệ Linh.
Ngày gửi: 16-08-2012
Câu hỏi:
Thưa thầy,<p>
Con đã nhận được hai bức tranh thư pháp. Mỗi lần nhìn bức tranh, con rất cảm động trước sự tận tình chu đáo đáo của thầy (Con biết không phải chỉ riêng con mà đối với người đệ tử nào thầy cũng đối xử như vậy). Con đã bỏ vào 2 khung hình và treo tại phòng khách, rất đẹp. Con cám ơn thầy rất nhiều. <p>
Thưa thầy, nguời vợ của con có hỏi ý nghĩa của bài thơ trên bức tranh. Con cố gắng dùng những từ ngữ đời thường để giải thích vì vợ con không biết về kinh sách Phật giáo. Hôm đó con giải thích rất mạnh dạn, nhưng hôm nay nghĩ lại con lại thấy hơi "ớn ớn", con nhân danh là đệ tử của thầy để giải thích mà chắc gì con hiểu đúng ý thầy. Do đó hôm nay con muốn nhờ thầy xem lại toàn bộ lời giải thích đó, có gì sai thầy sửa giùm con nhe.<p>
Nội dung của bức tranh thư pháp như sau:<p>
Nói làm thường thận trọng<p>
Luôn trọn vẹn chú tâm<p>
Lắng nghe quan sát rõ<p>
Đến đi pháp lặng thầm.<p>
Và đây là lời giải thích của con:<p>
"Chữ PHÁP ở đây có thể tạm hiểu là mọi việc xảy ra quanh chúng ta, là vạn vật, là tất cả những gì mà chúng ta có thể cảm nhận đuơc. ĐẾN ĐI ở đây có nghĩa là những pháp đó nó không trường tồn vĩnh cửu mà xuất hiện rồi biến mất một cách LẶNG THẦM. Chữ LẶNG THẦM có nghĩa là pháp đến và pháp đi một cách rất tự nhiên, vô tư, không chủ đích, không cố tình quấy rầy ai cả. Trong bài thơ này thầy có ý muốn khuyên chúng ta phải thận trọng, chú tâm, quan sát để thấy đuợc sự đến đi lặng thầm của pháp. Khi đó nếu chúng ta sống thuận pháp thì nội tâm sẽ đuợc bình an.<p>
Thí dụ như anh và thằng Beo (Beo là tên của đứa con trai 4 tuổi) ngồi trên xe buýt thì có một cô gái trẻ đẹp đến ngồi trên băng ghế đối diện. Đến trạm kế tiếp thì cô gái bước xuống. Trong trường hợp này thì sự hiện diện của cô gái là PHÁP. Cô gái đó tình cờ ngồi trên băng đối diện chứ không có ý đồ gì cả. Sau khi cô gái đi rồi, thằng Beo vẫn vô tư nghịch phá như trước, còn anh thì đắm chìm trong ý nghĩ tiếc rẻ là đã bỏ lỡ cơ hội làm quen với cô gái và hình ảnh cô gái cứ lởn vởn trong đầu. Trong trường hợp này thì thằng Beo đã sống thuận pháp vì pháp đi rồi thì nó cho đi luôn. Còn anh thì sống nghịch pháp vì pháp đã đi rồi mà vẫn còn muốn giữ nó lại nên mới sinh ra bất an." <p>
Thầy thấy lời giải thích của con có ổn không? Con cám ơn sự chỉ dạy của thầy.<p>
Ngày gửi: 16-08-2012
Câu hỏi:
Con chào Thầy!<p>
Con vừa đọc lời dạy của Thầy về giàu nghèo và phước/vô phước mà thấy thấm thía quá! Thứ ba tuần sau, 21/8 con lại vào SG công tác. Chiều tối thứ tư con xin phép đến thăm Thầy và ở lại vài hôm để sáng lại được nghe Thầy chỉ bảo.<p>
Con kính chúc Thầy luôn Khỏe và An vui!<p>
Ngày gửi: 16-08-2012
Câu hỏi:
Kính thưa thầy,<p>
Con được nghe trong mục pháp thoại được biết, tính chất của bản ngã có 3 điểm: Cướp công Pháp, ăn trộm pháp, thọc gậy bánh xe Pháp (con không nhớ ra và tìm trong mục Pháp thoại để nghe lại thì con không biết ở file nào). Mong thầy làm rõ giúp con đặc điểm, tính chất của từng đặc tính trên ạ.<p>
Ngày gửi: 16-08-2012
Câu hỏi:
Thưa thầy cho con được hỏi là:<p>
- Người thông minh, có kiến thức, có kỹ năng làm kinh tế nên đời sống sung túc, giàu có. Nhưng chưa chắc đã là người đến được với đạo, thấy Pháp?<p>
- Người giác ngộ, đã thấy Pháp, vào được Pháp rồi thì trong trường hợp này người giác ngộ đó có còn phải sống cuộc sống nghèo khó về vật chất không ạ? Hay Pháp là bình đẳng, ai thấy là thấy ngay, không phụ thuộc vào nghiệp quả giàu sang hay nghèo khó?
Ngày gửi: 15-08-2012
Câu hỏi:
Kính Thưa Thầy. <p>
Sáng nay tự nhiên con thức dậy, trong lòng con bỗng trổi lên một nỗi buồn vời vợi, cúi xin Thầy giải toả dùm con.<p>
Thưa Thầy, có phải tất cả các pháp đến từ bên ngoài là do quả của những cái nhân trong quá khứ đã gieo? Và những pháp nổi lên bên trong sẽ là những cái nhân trong hiện tại và sẽ cho quả trong tương lai? Nếu đúng như thế thì xét ra khoảng thời gian trong kiếp này con đã hành động, nói năng, suy nghĩ sai trái nhiều lắm và gây biết bao nhiêu oan trái. Cớ sao trước kia con vẫn nghe Thầy cảnh tỉnh nên thận trọng với thân, khẩu, ý mà con không hiểu. Con buồn Thầy ạ. Cho con xin sám hối với tất cả. Từ nay về sau con sẽ luôn ghi nhớ điều này. Để tránh cho quả xấu cho tương lai, con sẽ luôn thận trọng trong suy nghĩ, nói năng và hành động. Con cảm ơn Thầy. <p>
Chúc Thầy và mọi người an vui và khoẻ.<p>