Hỏi Đáp Phật Pháp
Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy,<p>
Trong mục hỏi đáp này có lần Thầy đã trả lời như sau: "Trong thiền tuệ hay thiền quán thì nên theo dõi động tác thở toàn thân, vì như vậy tâm không rơi vào định, mà chỉ thấy trạng thái diễn biến vô thường sinh diệt của động tác thở mà thôi". Con xin Thầy từ bi chỉ dạy: "Theo dõi động tác thở toàn thân" thì thực hành như thế nào?
Con thành kính tri ân Thầy.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Con lại muốn có một phương pháp để thực hành nữa rồi! Không nên lệ thuộc vào một phương tiện bên ngoài, hãy tập trực diện với những thực kiện đời sống bên trong. Động tác thở là một sự kiện đang diễn ra nơi con, rất rõ ràng, không phải là điều gì xa lạ mà phải lăng xăng tìm kiếm. Do tâm buông lung phóng dật luôn lang thang hướng ngoại tìm cầu ảo ảnh, nên không biết sự kiện thở dang diễn ra ngay nơi thực tại thân tâm. Vậy đơn giản là biết mình đang thở thì đã trở về với thực tại chính mình rồi. Không buông lung phóng dật tức là tinh tấn, không lang thang hướng ngoại tìm cầu để đánh mất chính mình (thất niệm) tức là chánh niệm, soi rõ lại chính mình tức là tỉnh giác. Khi trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại thân tâm thì tâm liền thấy thân đang diễn ra trong động thái thở (trạng thái của động tác thở trên toàn thân). Càng giản dị càng trực tiếp càng dễ thấy pháp. Đơn giản chỉ có vậy thôi.
Câu hỏi:
Thưa thầy! Đêm qua khi con ngả lưng xuống giường, trong đầu con ngổn ngang bao chuyện vui buồn, con chợt nhớ lại câu nói thầy chia sẻ trong mục hỏi đáp: "An lạc để làm gì?" Và ngay lúc đó, chợt con thấy loé lên một câu hỏi trong đầu: "Thọ này là của ai?" Con liền nằm buông xả và thấy rõ các cảm thọ hơn, trên nền các cảm thọ đó, tâm khởi lên để nắm giữ, v.v.. Con thấy thêm được sự khổ, vô thường và vô ngã ngay nơi chính những thọ và tâm đó. Thầy ơi, dường như pháp vẫn âm thầm chỉ cho con thấy sự thật để con đến gần hơn với pháp. Thật là bình dị và diệu kỳ phải không thầy? Từ đây, bài học về cuộc sống mở rộng muôn trùng để con quay lại chính mình mà khám phá. Thầy ủng hộ con thầy nhé!
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Tốt lắm! Đó chính là điều thầy muốn chỉ ra. Không phải là cái ta lăng xăng hành này hành nọ để đạt được điều nó mong cầu, mà chính là khi cái ta lăng xăng tạo tác vắng bặt thì mới thật sự thấy nghe, cảm nhận được pháp luôn mang đến cho con những bài học tuyệt vời. Lắng nghe, quan sát một cách tự nhiên sự vận hành đến đi của pháp nơi thực tại thân tâm mới là ý nghĩa đích thực của "hành", mà thầy gọi là sống tùy duyên thuận pháp.
Câu hỏi:
KÍnh thưa Thầy, <p>
Con rất biết ơn về những gì Thầy đã giải thích cho con. Nay con có một thắc mắc. Trong pháp hành nếu như trạng thái tâm mình ở cái biết ngay nơi thực tại, không chấp trước hay vướng mắc các pháp vì là giả tướng, cũng có nghĩa tâm không rơi vào chỗ phân biệt đối đãi nhị nguyên, nhưng trong thực tế cuộc sống mình không có sự phân biệt chấp trước thì rất khó. Ví dụ mình vào nhà hàng nếu tâm không phân biệt món ăn ngon, dở thì mình đâu cần tìm kiếm trên thực đơn làm gì. Như thế thì không thể không dùng tâm phân biệt được, mà đã có tâm phân biệt tức có chấp pháp, có ngã tướng xuất hiện. Kính xin Thầy giải thích để con được hiểu rõ hơn về pháp vô ngã, vô chấp, vô phân biệt của đạo Phật. Và với những đối tượng cần ở sự lựa chọn như vậy, ngay lúc đó mình phải dùng tâm nào?<p>
Con cám ơn Thầy. Con chúc Thầy nhiều sức khỏe.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Có hai loại phân biệt: Một của trí tuệ, hai của lý trí. Nếu là của trí tuệ thì phân biệt rõ ràng, vô ngã và không chấp, nếu là của lý trí thì phân biệt chủ quan, hữu ngã và chấp trước. Trí tuệ phân biệt pháp trên lãnh vực thực tánh chân đế, lý trí phân biệt pháp trên lãnh vực khái niệm tục đế. Khi một người đã vượt qua giai đoạn lý trí vọng thức, tâm thanh tịnh trong sáng, không bị tham sân si v.v... chi phối thì dù ở trong lãnh vực tục đế hay chân để người ấy cũng không chấp. Điều này thì con phải tự chiêm nghiệm mà thấy ra chứ nếu con chỉ hiểu trên mặt lý trí thì cũng vẫn chấp trước như thường.
Câu hỏi:
Kính Thưa Thầy cho con xin hỏi:<p>
1. Tu là để chiêm nghiệm để thấy ra đâu là sự thật đâu là ảo tưởng để không dính mắc. Vậy trí tuệ phát sinh từ đâu để có thể diệt trừ tận gốc vô minh ái dục, vì con nhận thấy rằng khi con suy nghĩ về một vấn đề nào đó trong cuộc sống quá nhiều đến mức nhận thấy mọi chuyện đều là do Pháp vận hành, mọi suy nghĩ của mình đều chẳng đi đến đâu cả để rồi từ đó mới từ bỏ suy nghĩ để tâm rỗng lặng trong sáng, nếu con quan sát tâm để nhận thấy tâm sinh diệt thì những điều này sẽ còn tái đi tái lại rất nhiều lần. Con biết rằng khi phân biệt hay phán xét vẫn là thông qua bản ngã nhưng khi không thể tìm ra câu trả lời thì tâm sẽ tự động sẽ buông xả. Vậy kính mong Thầy chỉ cho con biết đâu là pháp hành đúng?<p>
2. Theo con được biết khi hành thiền Vipassana thì trí tuệ phát sinh là theo thứ tự cụ thể. Vậy thì khi con thực hành theo lời Thầy chỉ dạy thì trí tuệ phát sinh ra sao?<p>
3. Cho con hỏi như khi nhìn một người chỉ thấy là các đặc tính của đất, nước, gió, lửa thì đó vẫn chỉ là phương pháp mà thôi phải không Thầy? Vì thấy cũng chỉ là thấy mà thôi. <p>
Con cảm ơn và kính mong được sự chỉ dạy của Thầy và chúc Thầy sức khỏe.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
1) Con cứ để tự nhiên mà thấy biết thì rồi mọi pháp sẽ được rõ ràng mà không cần lý luận hay khẳng định điều gì cả. Khẳng định chính là hành trạng của vô minh. Pháp hành đúng là thấy pháp như nó là. Thấy pháp như nó là chính là minh, là trí tuệ.
2) Trong pháp hành "tánh biết tự thấy pháp" hay "tùy duyên thuận pháp" thì trí tuệ đã tự chiếu rồi nên dĩ nhiên các tuệ tự động tiến hành một cách tự nhiên và nhanh hơn rất nhiều so với những pháp hành theo phương pháp chế định trong đó có cái ta khởi ý niệm hành và quy định đối tượng để hành.
3) Nếu tánh biết tự thấy tính chất đất nước lửa gió một cách tự nhiên thì vẫn thấy như thực thấy, còn nếu đem khái niệm đất nước lửa gió để gán vào cái thấy về một người thì đó vẫn là vọng tưởng!
Câu hỏi:
Xin thầy giảng cho con. Có người nói thiền có 2 loại: chặt vọng tâm (khi vọng niệm khởi lên thì chặt đứt hết) và cột vọng tâm (khi vọng niệm khởi lên thì cột tâm lại). <p>
Xin thầy chỉ cho phương pháp nào tốt nhất và dễ làm để tu thiền. Con cám ơn thầy.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Hai loại thiền chặt vọng tâm, và cột vọng tâm đều là thiền hữu ngã hữu vi, vì còn thái độ tạo tác "chặt" và "cột". Trong Phật giáo có thiền tuệ nhưng không "chặt" vọng niệm mà chỉ soi thấy thực tánh thì vọng niệm tự tiêu vì vọng tự nó là ảo, ví như thấy sợi dây mà tưởng là con rắn thì không cần chặt con rắn ảo mà chỉ cần thấy rõ sợi dây thì con rắn ảo tự tiêu. Có thiền định nhưng cũng không "cột" vọng niệm mà chỉ cần để yên thì vọng niệm tự lắng, ví như ly nước đục được để yên thì tự nó lắng trong. Do đó thiền nào có bản chất vô ngã vô vi, tức không có cái ta tạo tác xen vào "chặt", "cột" thì vọng không sinh đâu cần phải diệt? Khởi niệm "chặt", "cột" vọng là đã lấy vọng chọi vọng rồi, biết bao giờ mới dứt cái ta ảo tưởng tạo tác lăng xăng?
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy,
Con là một người ngoại đạo, tình cờ con đọc sách Phật và thấy câu nói: "thân người khó được...", mà sao con thấy tỉ lệ sinh nhiều hơn tỉ lệ chết, dân số thế giới ngày một tăng, vậy tại sao lại nói thân người khó được? Kính xin Thầy giải thích cho con được rõ.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Dân số loài người tăng thực ra không đáng kể, và đó chỉ là sự chuyển đổi cõi giới của chúng sinh trong Vũ trụ bao la này mà thôi. Chúng sinh tuỳ theo duyên nghiệp mà điều tiết sự sinh trưởng ở cõi này hay cõi khác. Ví dụ Chư Thiên sinh xuống, quỷ thần sinh lên làm người, do đó loài người có thể Tăng, hoặc chiến tranh, thiên tai... làm loài người có thể giảm, việc tăng giảm chỉ là hiện tượng trên trái đất chứ không phải trên toàn vũ trụ, do đó khó mà kết luận được.
Sinh làm người là khó ở đây ý muốn nói làm người là cơ hội hiếm có để thực hiện bài học giác ngộ, đừng nên để mất cơ hội đó. Cõi thấp hơn thì khổ đau nhiều quá, cõi cao hơn thì sung sướng nhiều quá nên khó học được bài học điều chỉnh nhận thức và hành vi như cõi người - nơi có cả khổ lẫn vui, cả thiện lẫn ác cho sự học tập tôi luyện. Nếu có nhiều chúng sinh hội đủ điều kiện "tuyển sinh" thì được tuyển làm người để hoàn thành bài học giác ngộ của mình, do vậy số người có thể đông hơn là chuyện bình thường.
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, hôm nay con xin hỏi về giấc ngủ và vấn đề ăn uống:<p>
Con được biết là cần phải ăn ít và ngủ ít để giảm dần những vọng động, như vậy sẽ hỗ trợ tốt cho việc tu tập. Các vị sư tu hạnh đầu đà cũng rất nghiêm khắc tự rèn luyện bản thân trong 2 vấn đề này. Do đó, các vị cũng đạt được những thành quả lớn lao, dần dần tâm không còn dao động trước những đau khổ, đòi hỏi nơi thân.<p>
Con rất lúng túng không biết nên tự mình làm như thế nào? Ví dụ như ăn ít, ngủ ít, con lại sợ cơ thể không chịu nổi. Nhiều hôm thử thức khuya (con đọc sách, chứ con chưa tập ngồi yên), là cơ thể thấy không được tỉnh táo, 1 đến 2 ngày sau mới bình thường trở lại. Nếu không ngủ trưa, đến chiều đi làm, con lại cũng không tỉnh táo, trí nhớ giảm. Nhưng nếu ngủ dậy, đầu óc lại vọng động kinh khủng, phải mất một lúc mới nhận biết được. Vấn đề ăn cũng vậy nữa, ăn không biết thế nào cho điều hòa, bởi vì con sợ bệnh lắm, khi cơ thể "điều đình" con thường không làm được gì cả.<p>
Con biết là con chưa được cứng rắn. Xin Thầy chỉ cho con vài kinh nghiệm trong vấn đề này.
Con xin chân thành cám ơn.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Ăn ngủ đương nhiên phải điều độ mới tốt, ăn ngủ không đúng, như quá nhiều hay quá ít, tất nhiên có hại cho thân tâm. Không có một quy định nào về mức độ ăn ngủ cho mọi người, mỗi người phải tự biết điều chỉnh nhận thức và hành vi trong lãnh vực ăn ngủ của bản thân mình. Những điều con chiêm nghiệm đang dần dần mở ra cho con nhận thức đúng về ăn ngủ. Con nên thận trọng chú tâm quan sát để học ra bài học rất gần gũi và thiết thực này. Trải nghiệm, chiêm nghiệm, thể nghiệm đời sống là quá trình chứng nghiệm sự thật, đó là một quá trình khám phá đầy hứng thú mà con không nên bắt chước hay nghe theo chỉ dẫn của bất cứ ai khác.
Ăn ngủ cũng quan trọng nhưng chưa phải là toàn bộ vấn đề cuộc sống. Tâm là yếu tố còn quan trọng hơn nhiều. Nếu tâm con không đủ định tĩnh sáng suốt thì làm sao biết được thế nào là ăn ngủ đúng tốt? Lão Tử nói: "Hư kỳ tâm, thực kỳ phúc, nhược kỳ chí cường kỳ cốt" là đạo dưỡng sinh. Tâm nên rỗng lặng trong sáng (hư kỳ tâm, nhược kỳ chí) thân nên khỏe mạnh điều hoà, ăn ngủ hợp đạo dưỡng sinh (thực kỳ phúc, cường kỳ cốt). Nếu tâm quá lăng xăng với những tham vọng trở thành để đạt được những sở đắc, còn thân mất ăn mất ngủ thì đó là tự mình tạo địa ngục cho mình mà thôi! Đầu-đà (dhutanga) là pháp đối trị tham ăn tham ngủ... và say mê trong phóng dật, chứ không phải là ép xác như pháp tu khổ hạnh của bàng môn, tả đạo.
Câu hỏi:
Con học Phật pháp cũng được vài năm, theo như con hiểu có 3 loại nghiệp là thiện, ác và vô ký nghiệp. Con không hiểu rõ vô ký nghiệp là gì và hành động nào thuộc loại nghiệp này. Xin Thầy giải thích cho con. Con cám ơn Thầy.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Từ vô ký dùng trong trường hợp nghiệp có nghĩa là không thiện không ác. Có nhiều hành động thuộc tâm quả hoặc tâm vô nhân dị thục cho nên không thiện, không ác. Hành động với tâm duy tác của bậc Thánh cũng vượt ngoài thiện ác. Ví dụ khi thấy, nghe, xúc chạm, biết mà tâm không khởi ý tạo tác, tức không gây nhân thiện ác gì cả thì đó là hành động vô ký. (Vô ký dùng trong cảm thọ thì có nghĩa là thọ xả, không khổ không lạc. Vô ký đôi lúc được dùng như hành động vô thức, ví dụ như hoạt động của bhavanga cũng không thiện không ác).
Câu hỏi:
Thưa Thầy, có một người bạn hỏi con rằng: "Nghiệp có phải là duyên và duyên có phải là nghiệp không?". Kính xin Thầy từ bi chỉ dạy cho chúng con được rõ.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Duyên có thể là nghiệp quả đồng thời là điều kiện cho một nghiệp nhân phát sinh. Nói chính xác là trong nghiệp có nhân, quả và duyên. Duyên là điều kiện cho nhân phát sinh, và rồi cũng là điều kiện hình thành kết quả. Nhân và quả nếu không có duyên thì cũng khó hình thành. Ví dụ như hạt giống là nhân, nếu không có duyên đất, phân, nước, ánh sáng thì cũng không sinh trưởng được.
Câu hỏi:
Thưa Thầy, <p>
Con có may mắn được trực tiếp nghe Thầy kể chút chút về cuộc đời Thầy khi Thầy giảng Pháp ở Hà Nội. Con xin mạnh dạn đề xuất đến Thầy về việc cho ra đời một cuốn tạm gọi là sách trong đó kể về cuộc đời tu tập của Thầy do chính Thầy viết hoặc kể lại thì thật là tốt lành cho đệ tử chúng con.<p>
Con kính mong Thầy hoan hỷ đồng ý. <p>
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Cám ơn con đã có lời đề nghị. Thầy cũng có ý định viết nhưng chủ yếu chỉ nói về những trải nghiệm thân chứng trong quá trình học đạo và tu tập đã đưa thầy đến với nguyên lý "Tuỳ duyên thuận pháp vô ngã vị tha" như thế nào thôi. Nếu ai có duyên qua đó vững tin hơn trên hành trình tự mình trải nghiệm, chiêm nghiệm, thể nghiệm và chứng nghiệm thực tại thân tâm và xem đó như người bạn đồng hành là được, chứ thầy không có ý viết tự truyện để nói về cuộc đời không có gì đặc biệt của mình.