loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 11-10-2022

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ thầy ạ con hữu duyên nghe và đọc được những bài giảng của thầy gần một năm nay và trong nội tâm của con nó luôn thúc đẩy con phải đến gặp thầy để xin thầy tu tập con rất mong thầy sẽ nhận con làm đệ tử để đi theo thầy tinh tấn tu tập Phật pháp mong thầy hoan hỷ nhận con ạ con cảm ơn thầy chúc thầy thật nhiều sức khỏe ạ

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-10-2022

Câu hỏi:

Dạ thưa Sư Ông! Con có một thắc mắc, con kính mong Sư Ông giải đáp giúp con ạ.
Ví dụ: Khi một người phụ nữ đau khổ vì không còn được chồng thương yêu như trước nữa. Cô ấy nên làm theo cách nào trong 2 cách sau ạ:
1. Vì không muốn phải tiếp tục đau khổ, để thoát ra sự khổ sở đó, cô ấy sử dụng như lý tác ý, ví dụ “Tất cả đều vô thường. Không có gì là của ta, thuộc về ta. Ta hãy buông bỏ nhé!”. Cô ấy ngày đêm tác ý câu này (dù cô ấy chưa có tuệ giác về vô thường, nếu có thì chỉ là chút hiểu biết bằng trí năng). Và cô ấy thấy lòng mình yên hơn, không còn khổ đau vật vã như trước nữa.
2. Cô ấy trọn vẹn quan sát, chiêm nghiệm về nỗi đau này để thấm thía rằng niềm hạnh phúc do ai đó đem đến nó mong manh như thế nào, sự bám víu, phụ thuộc vào ai đó nó bấp bênh như thế nào... và từ sự thấm thía đó, nhận thức của cô ấy được điều chỉnh một cách tự nhiên.
Thưa Sư Ông!
Con cũng biết là như lý tác ý có giá trị lớn trong sự tu tập nhưng con không muốn sử dụng như lý tác ý như 1 cách để nhanh chóng thoát khỏi khổ đau. Con thích cách thứ 2 hơn. Vì con thấy tâm không hề dễ đầu hàng, dễ buông bỏ trừ khi nó thực sự thấu hiểu vấn đề. Con nghĩ đừng vội tìm cách thoát ra khỏi khổ đau. Vì khổ đau có giá trị riêng của nó. Qua trải nghiệm của bản thân, con thấy khi khổ đau đủ nhiều, con sẽ giác ngộ ra được điều gì đó rất rất giá trị. Điều đó sẽ giúp thay đổi tư duy của con về vấn đề đó một cách sâu sắc, bền vững… Nếu cứ tác ý như một con vẹt mà không có sự quan sát, chiêm nghiệm, thấm thía thì có khi vô tình lại là sự tự lừa dối hoặc sự dồn nén cảm xúc.
Con nghĩ vậy nhưng không biết có đúng không (thực ra những điều con nghĩ đó xuất phát từ trải nghiệm thực tế của con nhưng con không biết nó chỉ đúng với con hay thực sự nó là như vậy). Con mong được Sư Ông giải đáp ạ.
Con kính cảm ơn Sư Ông!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-10-2022

Câu hỏi:

Thưa Thầy! cho con xin Thầy khai thị cho về Pháp Vô Ngã.
Con đọc được một bình luận của 1 bạn chia sẻ về Vô Ngã như sau:
"Nhìn thấy chính mình ở những người mà bạn gặp, không phán xét người đó đúng hay là sai, tốt hay là xấu mà họ cũng đang đi tìm hạnh phúc cho chính họ, có chăng là cách mà họ lấy hạnh phúc có thể là chưa đúng, chúng ta nên yêu thương và thấu hiểu. Bạn sẽ nhận ra rằng, mọi thứ đều đơn giản, tất cả quay về cội nguồn, mọi thứ đều là một, là sự nhận thức, hiểu biết nơi chân tâm và không còn là cái biết của trí kiến, của cái tôi bản ngã nữa. Bạn sẽ nhân ra rằng bạn không khác biệt hoặc tốt hơn bất kỳ ai khác, đều cùng trải nghiệm mọi sự quý giá trong thế gian này, và cùng đều là tìm sự hạnh phúc chân thật.
Đức Phật có nói một câu: quá khứ sau lưng, tương lai thì không thật, chỉ có thực tại hiện hữu, ngay lúc này mỗi chúng ta thực hành chánh niệm trong từng hơi thở trong bất cứ việc gì, từ suy nghĩ tới hành động, không lo lắng, sợ hãi bất cứ điều gì thì luôn có một năng lực tối thượng giúp chúng ta an định và sống một cuộc sống thường nhật hạnh phúc trong an lạc."
Cách thấy biết của bạn như vậy đối chiếu với cái thực như vậy có phải gần với thấy biết Pháp Vô Ngã vận hành không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-10-2022

Câu hỏi:

Dạ con thưa Sư Ông
Nguyên lý tu tập là gì ạ. Xin sư ông chỉ cho con ạ

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-10-2022

Câu hỏi:

Kính thưa Sư Ông,
Con xin được phép hỏi về vấn đề gia đình con ạ. Hiện tại con ở xa, không liên lạc với ba mẹ của con, con chỉ gửi tiền cho ba mẹ thông qua anh trai con. Những lúc vui vẻ con lại nghĩ con có lòng thương với người khác, sao một lời gọi hỏi thăm tới ba mẹ lại không thể làm được. Lúc định gọi thì những tổn thương tinh thần do ba mẹ đã làm đối với con, con lại cứng rắn không gọi nữa, con không thể đối diện nói chuyện bình thường với ba mẹ được. Thực sự con xin sám hối với Sư Ông ạ, con nghĩ nếu sau này ba mẹ có qua đời, con cũng không về nhà thăm đâu. Nghĩ về chữ hiếu, con nghĩ mình sai, nhưng con cũng không thể đối diện nói chuyện bình thường với ba mẹ được. Điều này làm con nghĩ nhiều và bất an. Xin Sư Ông có thể cho con lời chỉ dạy được không ạ, con xin cảm ơn Sư Ông ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-10-2022

Câu hỏi:

Ngày mai là Lễ Dâng Y bắt đầu rồi, con vẫn chưa có cơ duyên được tham dự và đảnh lễ Thầy. Con vừa gửi chút tịnh tài đến tài khoản của Tổ Đình, con kính mong Thầy và quý Chư Tăng Ni hoan hỉ nhận chút tấm lòng của con. Kính mong Thầy được nhiều sức khỏe, con mang ơn Thầy, mang ơn Pháp rất nhiều!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-10-2022

Câu hỏi:

Thưa Sư Ông,
Bố con làm việc sai xấu, con rất đau khổ và dù có lấy lý thuyết vay mượn, lý trí để bảo mình rằng đó là chuyện của bố thì trái tim vẫn rất buồn. Con cứ nằm khóc vậy, giờ con đang có em bé, không muốn những cảm xúc này ảnh hưởng đến bé, nhưng cũng không thể ngừng khóc, con phải làm sao đây thưa Sư?
Con cũng không muốn đối mặt hay nói chuyện với bố con nữa, vì con sợ sẽ không giữ được mà buông lời cay nghiệt, bất hiếu.
Xin Sư Ông cho con lời khuyên ạ. Con chúc Sư Ông mạnh khoẻ.
Con LT

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-10-2022

Câu hỏi:

Thưa Thầy. Ngày dâng y gần đến mà con không lên chùa được, con muốn cúng dường tịnh tài đến Thầy cùng chư tăng ni. Con xin Thầy cho con được cúng dường ạ.
Thầy cho con xin số tài khoản ngân hàng của chùa ạ. Con cũng xin Thầy từ đây về sau cho con được cúng dường Thầy cùng chư tăng ni qua tài khoản ngân hàng ạ. Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-10-2022

Câu hỏi:

Sư Ông ơi, con hiện đang là sinh viên tại trường Đại học Mở TP.HCM. Hiện tại tụi con đang có một bài tập môn Chính Sách Xã Hội chủ đề là các Chính Sách Về Tôn Giáo ạ. Sư Ông ơi, không biết tụi con có thể xin phép Sư Ông sắp xếp một hôm để tụi con có cơ hội đến chùa gặp và trao đổi với Sư Ông không ạ? Dạ con cũng xin phép hỏi trước là ngoài các chính sách, văn bản, nghị định do chính quyền địa phương ban hành và áp dụng cho chùa của mình thì bên chùa của mình có ban hành các văn bản, quyết định gì liên quan đến quá trình hoạt động, tổ chức của chùa mình không Sư Ông? Con cảm ơn Sư Ông đã đọc ạ. Nếu con có gì thiếu sót hoặc hỏi không đúng ý, Sư Ông hoan hỉ cho con xin lỗi ạ. Con cảm ơn Sư Ông rất nhiều. Nếu được, con xin nhờ Sư Ông và Chùa tạo điều kiện cho con và các bạn hoàn thành bài tập được không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-10-2022

Câu hỏi:

Kính bạch sư ông,
Hiện tại con đã được nghe nhiều bài pháp của sư ông, con đã ứng dụng bài học của sư ông để sống trọn vẹn với đời sống của mình. Nhưng rồi, còn lại bị rơi vào tâm lý khi gặp tình huống trong cuộc sống thì con cứ cố gắng phân tích cái này là khổ quả, cái này là khổ tự nhiên, còn cái này là khổ do ảo tưởng. Sư ông cũng dạy chúng con cần thận trọng chú tâm quan sát để học ra bài học cuộc sống của chính mình, Chính vì cái sự ảo tưởng của con nên con luôn cố gắng khái niệm hóa mọi thứ khiến lúc nào cũng đầu óc cũng phải suy nghĩ miên man về cái này đúng, cái kia sai. Kính nhớ Sư ông chỉ giúp con rằng có phải con đang ứng dụng thận trọng chú tâm quan sát quá mức không? Và con nên làm thế nào để điều chỉnh lại những suy nghĩ như vậy.
Con xin cảm ơn sư ông!

Xem Câu Trả Lời »