loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 03-10-2022

Câu hỏi:

Con chào sư ông ạ, từ khi con nghe pháp và làm theo những lời dạy của sư ông, cuộc sống của con đã thay đổi rất nhiều so với trước, con càng hiểu rõ chính mình hơn không còn căng thẳng và ép mình phải đạt được các mục tiêu tham sân si của bản ngã nữa. Chỉ là một chữ "buông" đã đủ để con thấy rõ chính mình và thân tâm nhẹ nhàng, sự sáng trong tự ứng tự nhiên trong mọi trường hợp mà hoàn toàn khác với cái nỗ lực tri thức ý chí mà trước đó con thường sử dụng. Con cám ơn sư ông rất nhiều.
Dạ, sư ông. Con đang sống và làm việc ở nước ngoài và có một vài bạn nước ngoài muốn cúng dường gạo và dầu cho chùa BỬU LONG có được không ạ?
Sadhu sadhu sadhu
Con cám ơn sư ông ạ

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-10-2022

Câu hỏi:

Dạ con chào thầy ạ, con là H. năm nay con 19 tuổi ạ. Con đang gặp phải vấn đề là thấy mình đang dần nghiện cờ bạc đỏ đen, con đã cố gắng bỏ và quên đi nó bằng cách làm mình bận rộn bằng công việc và thể thao nhưng vẫn không được, dạ con xin thầy cho con lời khuyên ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-10-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy, có phải hành giả thấy được vô lượng tâm mới có thể dấn thân vào đời không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-10-2022

Câu hỏi:

Dạ con kính thưa Sư ông,

Sư ông cho con hỏi, Khổ đế trong Tứ Thánh Đế (hoại khổ, khổ khổ và hành khổ) về bản chất có phải là các cảm thọ mà chúng ta có thể cảm nhận được (hỉ, lạc, ưu, khổ, xả...) phải không ạ? Con xin lấy ví dụ đối với hoại khổ - đó là các cảm giác bất an, lo lắng... khi sợ mất đối tượng mà mình ưa thích và đang nắm giữ; cảm giác muộn phiền, nuối tiếc... khi mất đi đối tượng mình ưa thích...
Dạ thưa Sư ông, con tư duy như vậy có đúng không ạ?
Con xin thành kính đảnh lễ và cảm ơn Sư ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-10-2022

Câu hỏi:

Thầy ơi, làm thế nào chứng đắc Nghịch sinh nhẫn. Con đã làm việc tận tụy hết mình nhưng không được ghi nhận, con thấy buồn lắm thầy ơi!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-10-2022

Câu hỏi:

Kính chào sư ông, con kính chúc sư ông luôn khỏe mạnh và an vui ạ.
Con có 1 bé trai 8 tuổi, là 1 bé tự kỷ. Con phát hiện ra lúc bé 2 tuổi và kiên trì chữa trị cho đến giờ. Trước đó, con can thiệp sai phương pháp nên bé càng ngày càng hung dữ hơn. Rồi từ ngày biết đến thầy, khi bé ngủ là ngày nào con cũng vô trang web này đọc các câu Vấn Đáp mấy giờ liền. Rồi tâm con được chuyển hóa, con đối xử với bé hiền lành hơn, yêu thương hơn, nhờ vậy mà bé đã giảm được sự hung hăng của bé xuống rất nhiều ạ. Con biết ơn sư ông nhiều lắm.

Nếu được, 1 ngày nào đủ duyên, con dẫn bé xuống tổ đình Bửu Long gặp sư ông, con xin sư ông từ bi chúc phúc cho bé để bé ngoan hơn và nói được nhiều hơn, được không ạ?
Con cám ơn sư ông kính mến đã đọc câu hỏi này của con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-10-2022

Câu hỏi:

Dạ con xin chào Sư ông.
Con xin phép Sư ông giải đáp giúp con vấn đề con gặp phải khi thực hành thiền Vipassanā ạ.
Mấy ngày gần đây khi ngồi con thấy phần thân dưới cử động, nghiêng bên này bên kia mạnh, các xương khớp 2 chân cứ cuộn lên cuộn xuống làm rung lắc cả thân nên con không quán được các phần khác vì nó quá mạnh.
Xin Sư cho con hỏi:
Con không phản ứng, buông xả, để nó tự diễn ra, hay là như lý tác ý để nó dừng lại vì con nghe nói nếu để diễn ra thì thường mình hay nhạy cảm, xúc động trước những tác động của người khác.
Nên con đang băn khoăn là mình không phản ứng thì đúng hay tác ý thì đúng?
Con xin Cảm tạ Sư ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-10-2022

Câu hỏi:

Dạ thưa Sư Ông, quả thực là, nếu đã trải nghiệm, đến thời điểm thì việc được khai ngộ và Thấy ra khá dễ dàng. Con lâu rồi không có câu hỏi, nhưng hàng ngày con đều lên mục Hỏi Đáp này để học. Xuyên suốt bao lâu nay Sư ông chỉ nói một chuyện, dù Sư ông có nói kiểu gì, bằng cách nào, nghiêm túc hay đùa vui, con đều thấy sự nhất quán đó. Đã thực hành, đã “lên bờ xuống ruộng”, đã chiêm nghiệm cuộc sống, đã Thấy ra thì dù 2 người không nói với nhau lời nào cũng hiểu nhau. Con tin là khi con nhắn những lời này Sư ông cũng “cảm” được con ạ. Con mang ơn cuộc sống thế tục đầy khó khăn của mình và mang ơn Sư Ông!
Ngày trước con xem quá nhiều kinh luận nhưng không hiểu Đạo vì các thuật ngữ Phật học Hán Việt quá rối rắm với con, nhờ cách diễn dịch Việt hóa đơn giản trong sáng của Sư ông, cộng với cách giảng hoàn toàn trực diện từ sự thật cuộc sống của Sư Ông mà con hiểu Đạo, không còn nghi ngờ gì về lý thuyết nữa, chỉ lo thực hành thôi (và lâu lâu ôn bài lại xem mình thực hành đúng không).
Con thấy rằng: nếu bám, nếu chấp vào ngôn từ thì ngay cả các lời dạy của Sư ông cũng sẽ nguy hiểm, nếu không cẩn thận, thì những câu “thần chú” của Sư Ông như: Thận trọng, chú tâm, quan sát, Trong lành định tĩnh sáng suốt, Tùy duyên thuận Pháp… lại sẽ là những câu Kinh mới, rồi cãi nhau rồi chia phe,… dù nó hoàn toàn được nói bằng tiếng Việt (nếu không xem người nói là ai, quá trình tu học, quá trình Thấy ra, bối cảnh sống, tình huống… nói ra những câu giảng ấy).
Con nghĩ vui, có khi nào có ngày Sư Ông sẽ nói: “suốt bao lâu nay Thầy nói rất nhiều nhưng chỉ nói có một câu thôi đó!" (hoặc một từ thôi)... Bám vô ngôn từ là sai ngay từ lúc nghe, nói gì đến hiểu Đạo!
Con có đứa con trai 13 tuổi, con thương nó hết lòng, con rất muốn cho nó Thấy ra những điều con Thấy, nhưng hàng ngày con kềm cặp nó, cố dùng ngôn từ trong độ tuổi của nó để dạy nó, hết lòng hết dạ muốn nó tốt nhất, thì nó vẫn phạm phải các sai lầm mà ngày nhỏ con phạm. Sau khi nó nhận hậu quả thì nhắc lại các lời dạy nó mới thấm và… thuộc bài. Rõ ràng ngôn từ, kinh điển chỉ để “duyệt lại” các bài học của mình thôi, để giúp cho cái Thấy biết ngày càng trọn vẹn! Nếu không có “lên bờ xuống ruộng”, thì người giảng, người viết kinh có để tấm lòng thương yêu đến đâu, có hết lòng tới đâu thì người nghe cũng không Thấy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-10-2022

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Khi con thực tập kinh hành hay thiền hành con thường bị suy tư, tưởng tượng lôi kéo nên không thể trở về trọn vẹn với bước chân hay thân thể. Con cũng thử nhiều cách nhưng có vẻ chưa có cách nào có hiệu quả lâu dài. Con cũng học buông thư thân thể và nhận diện những dòng suy nghĩ khi nó khởi lên, nhưng những vọng tưởng vẫn thi nhau tràn lên không ngừng, con chưa kịp ghi nhận vọng tưởng này thì vọng tưởng khác đã lao xao đòi "phát biểu ý kiến", sợ hết giờ. Sự thực tập của con cứ lừng khừng như vậy, chẳng thấy lối ra. Vì vậy mà cả thời khóa thiền hành con hầu như thân đây mà tâm hồn bay tít đâu đâu rồi. Sự thực hành thiền tọa cũng vậy. Con ở trong chùa việc thực tập thiền tọa và thiền hành là công phu chính vậy mà bao lâu rồi con vẫn thực tập dở quá. Con xin Thầy chỉ dạy cho con. Con thành kính tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-10-2022

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy con xin chia sẻ bài: Ngã vô minh xuất sắc

Phật tánh biết vô ngã
Biết thanh tinh rỗng rang
Luôn rõ biết chánh định
Như thị không loạn động
Biết mình đang trải nghiệm
Phật tánh biết vô sinh
Vô hình tướng bất tử
Sống với Phật tánh biết
Giải thoát ngay hiện tiền
Biết mình ngã mất biệt
Không có gì tu luyện
Nguồn phúc lạc vô vi
Tu luyện sinh ảo tưởng
Rất nhiều bệnh sinh ra
Ngã lạc ảo thích thú
Tham hiện tại lạc trú
Trốn thực tại sống động
Trú trầm không trệ tịch
Tâm trống rỗng vô ký
Ngã lại tưởng chứng đắc
Ngã vô minh xuất sắc
Rong ruổi theo luân hồi
Biết mình thoát ngay ra
Khỏi cái ta hủy diệt

Xem Câu Trả Lời »