Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 19-02-2012
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, hôm nay con tham dự buổi giảng thứ 2 trong khoá giảng lần chín của thầy. Con rất thích và tâm đắc với những lời giảng của thầy nhưng không hiểu sao ngồi khoảng được 1h thì con bị rơi vào trạng thái ngủ gục (có lẽ kéo dài khoảng 15 phút). Con không rõ là vì cái ghế dựa có đáy trũng xuống nên con dễ bị buồn ngủ hay tại thân tâm con có vấn đề? Con có hỏi 2 người bạn đi cùng thì họ cũng bị tình trạng gần giống như con. Vậy đó có phải là bị hôn trầm thuỵ miên không thưa thầy? Nếu lần sau con cũng bị như vậy thì con nên làm như thế nào ạ? Con xin cảm ơn thầy!
TB: Cho con xin bổ sung thêm là bình thường buổi sáng con dậy sớm bật những bài pháp thoại của thầy đã giảng để ngồi nghe trong khoảng 1h thì không bị tình trạng buồn ngủ như vậy. Xin thầy chỉ bảo cho con!
Ngày gửi: 19-02-2012
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy,
có lẽ trong cuộc đời con quá nhiều đau khổ nên khi đau khổ, nghịch cảnh đến, con nhanh chóng nhận ra sự thật và dễ dàng buông xả hết để quay lại trạng thái bình an, thanh thản. Thời gian trôi, hết đau khổ thì niềm vui, hạnh phúc khác lại đến, và chính trong lúc này con lại dễ dàng mất chánh niệm và bị cuốn theo cái vui đó, tâm con bị lao xao, thiếu sáng suốt để rồi con lại dễ dàng rơi vào cảm giác đau khổ. Và chính trong đau khổ đó con lại tiếp tục tự mình đứng dậy. <p>
Con nhận thấy được rằng trong niềm vui, hạnh phúc của cuộc đời thì đằng sau nó cũng tiềm ẩn đầy nỗi khổ đau nếu mình thiếu tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác để điều chỉnh cái tâm lao xao, vọng tưởng của mình.
Kính mong Thầy chỉ dạy cho con để khi những niềm vui, hạnh phúc đến trong cuộc đời mà con vẫn giữ được cái tâm bình thản, an lành, không lao xao, vui mừng trước những niềm hạnh phúc ấy ạ? Con thành kính tri ân Thầy.
Ngày gửi: 19-02-2012
Câu hỏi:
Theo con thấy thì cái phúc trong cái họa của chị bạn đạo (có chồng đa thê) là nhờ đó chị ấy thấy ra ảo tưởng trước đây cho rằng lấy chồng là hạnh phúc, tình yêu là vĩnh cửu. Và nếu anh chồng đòi ly hôn thì chị được tự do bước ra khỏi sự buộc ràng vô ích của mối quan hệ có điều kiện chồng vợ.
Ngày gửi: 18-02-2012
Câu hỏi:
Bach Thầy!
Xin Thầy chỉ dạy cho cư sĩ phải sông như thế nào để thực hành đúng pháp của Đức Phật chỉ dạy?
Ngày gửi: 18-02-2012
Câu hỏi:
Con xin cám ơn thầy đã cho con câu trả lời. Thưa thầy, con xin thầy chỉ rõ cho con cái phúc mà con sẽ tìm được trong cái hoạ này là gì ạ. Con mong tin của thầy.
Ngày gửi: 18-02-2012
Câu hỏi:
Thưa thầy, con lại một lần nữa cảm ơn vì thầy đã giảng giải tận tình. Con thấy rất hoan hỉ, con không biết nói thêm gì, xin cung kính đảnh lễ thầy. Con sẽ nghiên cứu và thực hành tiếp, khi nào có câu hỏi hi vọng thầy sẽ không thấy phiền.
Ngày gửi: 17-02-2012
Câu hỏi:
Thầy ơi, rằm tháng Giêng vừa rồi là lần đầu tiên con được tham dự lễ thọ hạnh đầu đà và cũng là lần đầu tiên con được cảm nhận vẻ đẹp tuyệt diệu của tự nhiên khi được sống trọn một đêm dưới mái chùa với ánh trăng sáng vằng vặc. Con chợt nghĩ: cũng ánh trăng ấy, vẫn ở đó, vẫn chiếu soi trong suốt hơn 30 năm của cuộc đời con mà tại sao con chưa một lần nhận ra vẻ đẹp của nó? Ngay lúc đó con đã hiểu lời thầy dạy con: Con đã bỏ đi giây phút hiện tại, bỏ đi những niềm vui, niềm an lạc xung quanh mình để chạy theo cái Ta ảo tưởng. Con cũng hiểu khi mình buông thư, để tâm trở lại sáng suốt, định tĩnh, trong lành thì tánh biết sẽ tự nhiên hiển hiện. Con không biết viết thế nào để diễn tả hết được niềm hân hoan của con lúc đó, con mong thầy chia sẻ cùng con. <p>
Ngoài ra còn một tâm nguyện nữa con cũng muốn thưa với thầy ạ: Trước đây những Phật tử ở xa như chúng con ít có điều kiện về chùa nên chỉ có thể nghe thầy giảng qua mạng hoặc qua đĩa CD bằng các File pháp âm, dù như vậy nhưng chúng con luôn cảm thấy vô cùng hoan hỉ và luôn cảm giác như có thầy ở bên cạnh chúng con. Bây giờ nếu như chúng con được nhìn thấy hình ảnh của thầy trong các buổi Pháp thoại thì tuyệt vời biết chừng nào. Từ tâm nguyện đó, với tất cả tấm lòng thành kính, con xin gửi dâng thầy một chiếc Camera để sau này tất cả các buổi pháp thoại hoặc các sự kiện được tổ chức tại chùa như Rằm tháng giêng, Rằm tháng tư, Lễ Dâng Y - đều sẽ được ghi lại và truyền tải đến các Phật tử trong và ngoài nước. Con đã thưa chuyện với chú Thuận Khiết, chú rất vui vẻ nhận lời con sẽ lo các vấn đề liên quan đến kỹ thuật và đảm nhiệm luôn công tác ghi hình. Chiếc máy quay cũng nhỏ gọn và dễ sử dụng, sau này thầy đi du lịch hoặc đi giảng pháp ở xa thầy có thể mang theo bên mình để ghi lại những hình ảnh hay những khoảnh khắc đáng nhớ. Như vậy dù thầy đi nơi đâu chúng con cũng được theo chân thầy, và dù chúng con ở nơi đâu cũng có thầy ở bên cạnh chúng con. <p>
Con xin thầy hoan hỉ chấp thuận cho con để con thỏa tâm nguyện của mình.
Con xin kính chúc thầy luôn an vui, dồi dào sức khỏe và luôn nhớ tới chúng con.
Con Thuận Nguyên.
Ngày gửi: 17-02-2012
Câu hỏi:
Thưa thầy, con chiêm nghiệm và gặp một số điều khó hiểu. <p>
Những người bị mắc bệnh về trí não như tâm thần, điên... (theo cách gọi của y học) thì là bất hạnh vì không còn minh mẫn để tu học hay là họ hạnh phúc hơn chúng ta vì không bị tham sân si trói buộc? <p>
Khi chúng ta ngủ thì tánh biết còn hoạt động không? Tại sao con không biết rằng mình đang ngủ giống như biết mình đang ăn uống đi lại...?<p>
Tánh biết hay tâm, hay ý thức... có phải chính là não bộ của chúng ta không? Vì một người khi về già hoặc bị bệnh thần kinh thì không còn biết nữa. <p>
Theo Phật giáo thì linh hồn sẽ đi đầu thai sau khi chết vì họ chìm trong luân hồi sinh tử, vậy tại sao chỉ cần biết được hiện tại mà có thể chấm dứt được luân hồi?
Ngày gửi: 17-02-2012
Câu hỏi:
Araham và Sammà Sambuddho trong tiếng Pàli của Phật, nghĩa tiếng Việt là gì và con tìm ở đâu ạ? Mong thầy giúp đỡ.
Ngày gửi: 16-02-2012
Câu hỏi:
Thưa Thầy!
Con có vấn đề này muốn tâm sự cùng Thầy. Lúc nhỏ con học trường Sơ, con hay cầu nguyện với Chúa & Đức Mẹ Maria lắm (đặc biệt con rất thích ngắm nhìn hình tượng của Đức Mẹ Maria). Nhưng do truyền thống gia đình theo đạo Phật, bà nội thì thờ Phật Thích-ca (nhưng tu theo Tịnh Độ tông), nhà ba mẹ của con thì ba mẹ thờ Quan Âm Bồ-tát. Cô họ thì theo Nam Tông. <p>
Hồi nhỏ nhiều khi đi học con nhìn ngắm tượng Chúa rồi nghĩ rằng sau này sẽ theo đạo Chúa nhưng rồi về nhà nhìn Bà Nội tụng kinh Đại thừa, cô họ đọc tiếng Pali, đưa hình các vị Sư Nam Tông con thấy thích các Thiền Sư, đi Chùa Bắc tông với bà Nội thì thích hình ảnh các vị Hòa Thượng với áo Cà Sa và tay cầm cây Tích Trượng.<p>
Lúc đó dần dần gieo duyên với Phật, do còn nhỏ nên con cũng chưa tin vào chuyện Tâm linh này lắm. Rồi con dần dần lớn lên... Trước khi ông Nội qua đời, con muốn chọn 1 tôn giáo cho đời mình để cho mình có sự cứu rỗi, có nơi nương tựa linh hồn sau khi chết. Con định đi Nhà Thờ xưng tội, nhận Thánh lễ để gia nhập vào đạo Chúa nhưng chưa kịp thì vô thường đến, ông Nội của con qua đời. Trước lúc đó con cũng còn cố chấp, con nghĩ Chúa là ông trời như những gì Ma Sơ đã nói người đã tạo ra tất cả. Thiên đường của Chúa cai quản thần dân sống lâu ngàn vạn năm, người người tiêu diêu hưởng lạc, cảnh sắc tuyệt mỹ; ai tin Chúa sẽ được hưởng sự sống đời đời.<p>
Và con tự hỏi Phật là sao? Mình vẫn chưa hiểu hết! Có phải là những vị Sư, vị Chân Tu đã chứng đắc, nên quả vị giải thoát nhiều hơn các bậc Thầy tu ở cõi trần này không? Theo Phật rồi vẫn còn phải Tu tiếp à? Vậy theo Chúa, lên Thiên đàng hưởng sự sung sướng, hưởng phước trời khỏi phải Tu! Rồi tới khi quý Thầy, Sư Cô, Phật tử tới hộ niệm tụng kinh cầu siêu cho ông Nội của con, thừa dịp đó con tiếp xúc hỏi rõ hơn và nhờ giải đáp những khúc mắc của mình con mới biết trên trời có 33 tầng trời mỗi tầng trời có 1 vị vua trời chủ quản đức Chúa Giê-su chỉ là 1 trong các vị vua trời đó nói đúng hơn Ngài là Đế Thích còn Brahma bên Hindu giáo là Phạm Thiên. <p>
Nhưng họ vẫn ở cõi Trời còn luân hồi nên theo họ không là sự lựa chọn sáng suốt & nếu Ta theo họ thì không thể hoàn toàn giải thoát chỉ có đi theo Phật mới thực sự giải thoát. Thế là con mới nhờ bà Nội tìm Thầy để cho con quy y, bởi vì lúc đó con cũng đã giác Ngộ ra nguyên lý của sự Vô Thường:
“Bên đuờng xe tang buồn đi qua./
Chiều xuống mộ hoang sương trăng tà./
Thương đời vô thuờng trôi nhanh quá./
Người đi rồi lại đến phiên ta.” <p>
Nhưng sao con thấy tu theo Phật khó quá, giới luật cũng rất nhiều, vì như Chúa thì cho đặt bàn thờ trong phòng ăn - nhà nguyện, cho đặt ảnh trong phòng ngủ, Thánh giá treo đầu giường để mỗi đêm cầu nguyện trước khi ngủ. Còn Phật thì không; và như vậy là bất kính, và bị chư Thiên-Hộ Pháp quở phạt nhưng sao nghe nói: Phật, Bồ tát từ bi lắm mà! Vậy sao có sự quở phạt? Bên Chúa thà trừng phạt ban ơn cũng như Phật, cũng có chư Thiên-Hộ pháp quở phạt nên con nghĩ chắc lời Ma sơ năm xưa nói rất đúng, thờ Chúa rất đơn giản, Chúa không chú trọng việc thờ hình tượng và không đòi hỏi ta cúng dường Chúa vì Chúa là ông trời không cần những vật thực của thế gian.<p>
Con định Cải Đạo nhưng sợ có lỗi với Ông Bà vì đã bỏ đạo Gốc của Tổ tiên và tự thấy, cũng như muốn đậu trường giỏi thì phải học nhiều nên kinh điển của Phật dài hơn, nhiều hơn, thời khóa lâu hơn nhưng nếu mình học kỹ, thì cũng như thi Đại Học chắc chắn mình sẽ đậu vào trường cao. Còn kinh Thánh, lời cầu nguyện của Chúa tuy ngắn mỗi thời cầu nguyện chỉ chừng mười lăm phút, hay 45 phút nhưng bù đắp lại cũng như 2 trường: Công Lập và Bán Công thì trường Công lập do học nhiều nên bao giờ cũng gỏi hơn và những suy nghĩ ấy vẫn còn là 1 vòng lẩn quẩn đối với con mặc dù nhiều người thấy con rất có duyên với Phật. Thánh vật cũng nhiều vô kể, càng ngày càng phát sanh chỉ sau hơn 2 năm quy y & tu tập
và họ cũng khuyên con nếu muốn đi theo Tông phái nào (nếu còn muốn theo đạo Phật) thì tự chọn 1 pháp môn nào khiến mình an lạc nhất mà hành trì. Ở đoạn này, con tự thấy có duyên với phái Mật Tông nhất, bởi thích âm thanh hùng vĩ của các Pháp khí khi phối hợp cùng 1 lúc với những bài kinh cầu nguyện được trì tụng bằng tiếng Bắc Phạn Sanskrit hòa cùng tiếng kèn chủng khata (loại kèn dài truyền thống Tây Tạng), tiếng trống Damaru cùng trống Chöd rung lên, từng chập tiếng chuông Kim Cang đồng loạt rung lắc hòa cùng tiếng Pháp loa liên tục và tiếng trì tụng suốt thời khóa không ngừng. Và con rất thích cách cúng dường của bên Mật tông (8 chén cúng dường), cùng những Ấn (Mudra) của bên đó. Và hiện nay con đang theo học lớp Mật tông-Kim Cang thừa để thử xem mình thật sự có duyên không? Pháp môn đó có phù hợp với căn cơ của mình hay không?
Con rất thích trì tụng kinh bằng tiếng Phạn, cho dù là tiếng Bắc Phạn Sanskrit của Mật tông, hay tiếng Nam Phạn Pali của Nam tông, con đều rất thích. Mặc dù thích cách hành trì của Mật tông, nhưng còn vẫn còn xa lạ với tranh ảnh, tượng Phật, Bồ-tát của Tông-phái đó. Tại vì nào giờ con vốn tu theo Tịnh Độ tông, rồi mới chuyển qua tu Mật tong. Nên con đã quen với tranh tượng, hình ảnh Phật, Bồ-Tát được tạc theo lối của Tịnh Độ tông rồi! <p>
Con xin trở lại vấn đề ở trên! Những người đó cũng nói với con rằng nếu muốn cải đạo thì không có lỗi gì với Phật cả nhắm sao an lạc, vui vẻ thì đi chứ đừng đứng núi này trông núi nọ, bởi 1 linh hồn sau khi chết không thể nào 1 lúc đi về 2 cõi được nên con có nói với ba mẹ nếu như con thực sự muốn quay về với Chúa thì ba mẹ cho con được sự tự do chọn Tín ngưỡng của con, đừng cưỡng cầu hay bắt ép con. Còn nếu như còn có duyên với Phật, tự con biết tìm đến Chùa, đi Chùa với Bà Nội & Mẹ cùng các Phật tử.
Nhưng con cũng đã thử đi vô Nhà thờ vài lần rồi, và con tự thấy không cảm thấy ấm áp bằng khi vào Chùa, để trở về với Phật, cảm thấy như bơ vơ, lạc lõng lắm Thầy ạ! Và sau khi Quy Y, con cũng có vào Nhà thờ để cầu nguyện, xin với Chúa & Đức Mẹ nhưng có nhiều người khuyên con 1 cách chân thành: Ba Mẹ Ruột bao giờ cũng thương con hơn là Ba Mẹ Nuôi hết. Con đã quy y, tức là đã trở thành Con của Phật rồi, Phật & Bồ-tát chính là người Cha, người Mẹ Tâm Linh của con đó! Còn Chúa & Đức Mẹ thì dĩ nhiên họ phải thương con Ruột, là các con Chiên của họ hơn là con rồi! Bởi con là con Nuôi (kẻ Ngoại đạo) của họ mà đừng bao giờ nhận lầm Cha Mẹ Nuôi thương con nhiều hơn là Cha Mẹ Ruột!<p>
Nhưng từ khi Quy Y & tu tập đã hơn 2 năm nay, mỗi khi ngủ, nằm chiêm bao, con ít khi thấy Phật & Bồ tát, thỉnh thoảng thấy Chùa chiền & những đám tang theo nghi thức Phật giáo thì có. Nhưng đa số con thấy là Linh Mục, Chúa & Đức Mẹ, những nghĩa trang đầy Thánh giá, nghi thức Lễ của bên Thiên Chúa giáo. Vậy xin hỏi Thầy, có phải kiếp trước con là người theo Đạo Thiên Chúa nên kiếp này những Chủng tự đã huân tập của kiếp trước hiện về (gọi là A-Lại-Da) không thưa Thầy? Và nếu 1 người từ đạo Phật muốn qua đạo Chúa, hay ngược lại từ đạo Chúa muốn qua đạo Phật thì có cần phải Sám Hối, Xưng Tội với vị Giáo Chủ của Tôn Giáo mà trước đó người đó đã từng theo không thưa Thầy? <p>
Con tự biết con đang đứng giữa ngã ba đường nên con cần 1 vị thầy hướng dẫn cho con chính xác đường tu. Con băn khoăn bên đạo Phật vì con thấy có quá nhiều Tông-phái con không biết nên chọn thế nào và vì con không có 1 nền tảng Phật giáo vững chắc nên con rất bối rối với những thông tin mà con tích cóp được.<p>
Con thành khẩn nhờ Thầy giúp cho con! Kính tri ân Thầy!