Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 16-02-2012
Câu hỏi:
Thưa Thầy!
Hôm qua con con có câu hỏi cho Thầy, nhưng do vì con gởi câu hỏi dài quá nên Thầy chưa giải đáp phần mà con thật sự thắc mắc & muốn hỏi.
Hôm nay con xin gởi lại, kính mong Thầy hoan hỷ trả lời cho con rõ ạ!
Câu hỏi của con là: Bên Phật giáo Nam tông chỉ dùng hương hoa cúng dường Đức Phật để tỏ lòng thành kính chứ không cúng vật thực. Vậy là bên Phật giáo Nam tông không cúng nước và trái cây, hoa quả để cúng hả Thầy? Chỉ thắp nhang, đèn và hoa tươi thôi, đúng không thưa Thầy?
Và con xin hỏi thêm 1 điều nữa là bên Nam tông thì vào ngày 23 tháng Chạp có cúng đưa ông Táo chầu trời, rồi 25 tháng Chạp cúng đưa Thần, Thánh, Tiên, Phật, Gia tiên trở về cung cõi (cái này gọi là Lễ Chạp, hay còn gọi là cúng Tất Niên), rồi đến trưa 30 tháng Chạp thì lại rước Ông Táo, Gia tiên về. Rồi tối 30 thì lại cúng Giao thừa ngoài trời để thỉnh Quan Đương Niên Hành Khiển (đưa tiễn Quan Đương Niên cai quản năm cũ, đón Quan Đương niên cai quản năm mới), cúng Chư Thiên, rồi cúng Giao Thừa trong nhà – thường là bàn thờ Phật & bàn thờ Gia tiên trong nhà, rồi lại cúng Cơm Canh cho Ông Bà trong 3 ngày Tết, đến chiều mồng 3 Tết thì lại cúng đưa Ông Bà, rồi mồng 9 cúng vía Trời (Ngọc Hoàng), mồng 10 vía Đất (cúng Thần Tài-Thổ Địa). Xin hỏi Thầy mấy cái con vừa kể trên có đúng với Chánh pháp không? 1 người Phật tử theo đúng Chánh pháp có nên làm như vậy không?
Thành thật cảm ơn Thầy!
Ngày gửi: 16-02-2012
Câu hỏi:
Cảm ơn thầy đã chỉ dạy. Như vậy duyên âm theo là có thật. Con sẽ cố gắng lấy tự tin tự chủ để không bị ảnh hưởng của âm giới. Kính thầy sức khoẻ.
Ngày gửi: 16-02-2012
Câu hỏi:
Kính thưa Sư, con đã tìm hiểu Phật giáo Nam tông, giờ đây con muốn quy y để một đời này nương theo lời dạy của Sư, đặng thực hành đúng chánh pháp của Đức Bổn sư. Vậy mong Sư hoan hỷ chỉ bảo (nhà con ở cách chùa trên 1.000km).
Con kính chúc Sư mạnh khỏe, cầu mong giáo pháp của Đức Như Lai đến với nhiều người.
Ngày gửi: 15-02-2012
Câu hỏi:
Thưa thầy, ý nghĩa "không động không rung chuyển" trong Kinh Nhất Dạ Hiền Giả có nghĩa là không kiến thức, không kinh nghiệm, không tư tưởng,... xen vào khi lục căn tiếp xúc với lục trần và thấy biết như nó đang là?
Ngày gửi: 15-02-2012
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy! Con có chị bạn muốn xây dựng 1 khu trong sân vườn nhà của chị ấy dùng để thờ tượng Phật Quan Âm. Xin thầy chỉ dạy việc làm ấy có nên hay không? Con cảm ơn Thầy, kính chào Thầy.
Ngày gửi: 15-02-2012
Câu hỏi:
Thưa thầy con là một người phụ nữ đang tột cùng đau khổ. Con trai con bị mất cách đây hơn một năm. Bây giờ chồng con lại đang có thai với ngươi khác, bắt con phải chấp nhận chung vợ, chung chồng nếu không thì li dị. Con đang rất rối lòng và không biết phải quyết định thế nào để tốt cho con và con gái của con. Mong thầy chỉ cho con một lối thoát. Con cám ơn thầy.
Ngày gửi: 15-02-2012
Câu hỏi:
Dạ kính bạch thầy, con đang có ý định mua một căn nhà nhưng mẹ con đi coi bói nói là căn nhà đó có phi nhân ở, nếu con mua là có thể ảnh hưởng đến tánh mạng, vả lại thầy bói nói năm nay là năm con không được mua nhà. Dạ con biết Phật giáo tin vào nhân quả và nghiệp nên ban đầu con cũng không sợ lắm nhưng càng nghĩ con lại thấy không yên tâm nên con đã không mua thầy ạ. Con biết con sợ là do bản ngã con luôn muốn sự an toàn, vả lại con cũng vừa mới biết tu tập chưa tới đâu lỡ mà chết con cũng thấy hơi tiếc thầy ạ. Dạ con không biết con làm vậy thì có đúng không, thưa thầy? Con cảm ơn thầy.
Ngày gửi: 15-02-2012
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy!
Theo như con được biết thì Phật giáo Nam tông không đặt nặng nghi lễ, vì chuộng đời sống chân thật, mộc mạc và đơn giản, nhưng rất quan tâm đến giới luật, vì vậy Nghi thức Phật giáo Nam tông đơn giản nhưng không kém phần trang trọng và tôn nghiêm. Sở dĩ đơn giản là vì nghi thức Nam tông dựa vào truyền thống kinh điển Nguyên Thủy, gần gũi và trung thành với đời sống Ðức Phật lúc Ngài còn tại thế. Thông thường, trong nghi thức tụng kinh Phật giáo Nam tông không có chuông trống, không dùng chuông mõ, lễ nhạc, và không xướng tán ngân nga tán tụng (loại hình tán tụng này thường thấy trong Phật giáo Bắc tông ở Huế và Phật giáo Mật tông Tây Tạng)<p>
Thậm chí bên Phật giáo Nam tông không thờ nhiều vị Phật, Bồ tát khác như bên Bắc tông mà chỉ thờ Đức Phật Thích Ca, không thờ Thượng đế, Phạm thiên, Chúa Trời, đấng Allah, đấng Jahovah v.v… không thờ Thần Tài, Thổ Địa, Táo Quân, Cửu Thiên Huyền Nữ, Mẹ Sanh Mẹ Độ, bà Chúa Xứ v.v…, và nếu muốn thờ thêm thì chỉ thờ các vị A-la-hán, Thập Đại Đệ Tử của Đức Phật như: A-nan, Ca Diếp, Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Sivali, và chỉ dùng hương hoa cúng dường Đức Phật để tỏ lòng thành kính chứ không cúng vật thực. Vậy là bên Phật giáo Nam tông không cúng nước và trái cây, hoa quả hả Thầy? Chỉ thắp nhang, đèn và hoa tươi thôi, đúng không thưa Thầy?<p>
- Và Phật Giáo Nguyên Thuỷ dựa theo Trường Bộ Kinh, Đức Phật đã khuyên các thầy Tỳ Kheo, những người đã thọ dụng sự cúng dường của tín thí Phật tử, không nên thực hành những tà hạnh như: “chiêm tinh, chiêm tướng, đoán số mạng, xem địa lý, xem mặt trăng, mặt trời, các sao mọc lặn, sáng mờ, sắp đặt ngày lành để đưa (rước) dâu hay rể về nhà, lựa ngày giờ tốt để hòa giải, lựa ngày giờ tốt để chia rẽ, lựa ngày giờ tốt để đòi nợ, lựa ngày giờ tốt để cho mượn hay tiêu tiền, dùng bùa chú để giúp người được may mắn, dùng bùa chú để khiến người bị rủi ro, dùng bùa chú để phá thai, dùng bùa chú làm cóng lưỡi, dùng bùa chú khiến quai hàm không cử động, dùng bùa chú khiến người phải bỏ tay xuống, dùng bùa chú khiến tai bị điếc, hỏi gương soi, hỏi phù đồng thiếu nữ, hỏi thiên thần để biết họa phước, …”. Do đó, nghi thức Nam tông không có cúng sao hạn, cúng cô hồn, chẩn tế, không bói toán coi ngày tốt xấu. <p>
Vậy con xin hỏi 1 điều, là bên Nam tông thì vào ngày 23 tháng Chạp có cúng đưa ông Táo chầu trời, rồi 25 tháng Chạp cúng đưa Thần, Thánh, Tiên, Phật, Gia tiên trở về cung cõi (cái này gọi là Lễ Chạp, hay còn gọi là cúng Tất Niên), rồi đến trưa 30 tháng Chạp thì lại rước Ông Táo, Gia tiên về. Rồi tối 30 thì lại cúng Giao thừa ngoài trời để thỉnh Quan Đương Niên Hành Khiển (đưa tiễn Quan Đương Niên cai quản năm cũ, đón Quan Đương niên cai quản năm mới), cúng Chư Thiên, rồi cúng Giao Thừa trong nhà – thường là bàn thờ Phật & bàn thờ Gia tiên trong nhà, rồi lại cúng Cơm Canh cho Ông Bà trong 3 ngày Tết, đến chiều mồng 3 Tết thì lại cúng đưa Ông Bà, rồi mồng 9 cúng vía Trời (Ngọc Hoàng), mồng 10 vía Đất (cúng Thần Tài-Thổ Địa). Xin hỏi Thầy mấy cái con vừa kể trên có đúng với Chánh pháp không? 1 người Phật tử theo đúng Chánh pháp có nên làm như vậy không?<p>
Còn vấn đề dưới đây: <p>
Chánh kiến với tục Mở Cửa Mả theo quan niệm dân gian, sau khi an táng ba ngày, tang gia hiếu quyến ra mộ phần làm lễ mở cửa mả. Có nhiều người hiểu sai lạc cho rằng người chết sau khi chôn xuống huyệt thì vong hồn cũng bị chôn theo, nên sau ba ngày phải thỉnh thầy ra mộ tụng kinh cầu cho hồn lên theo về nhà, nếu không hồn sẽ bị kẹt mãi dưới mộ. Trong lễ nầy phải có con gà dắt theo để nó kêu lên khiến hồn người chết nghe tiếng gà thức dậy, đồng thời phải có cái thang cho hồn leo lên, vì bị chôn dưới huyệt phải leo lên thang mới lên được. Hiểu lễ mở cửa mả như thế là hoàn toàn mê tín dị đoan. <p>
Thật ra quan điểm hiếu đạo của Nho gia, cho rằng sau khi an táng ba ngày con cháu phải ra mộ khóc lóc tỏ lòng tiếc thương.
Họ dắt theo con gà kêu chiêm chiếp là tượng trưng con bị mất cha mẹ như con gà con lạc mẹ kêu khóc nhớ thương.
Cây mía lau đem theo tượng trưng cha mẹ nuôi con khổ nhọc mà ốm o gầy mòn như cây lau, cây sậy.
Cây thang năm tắc và ba thốn trúc tượng trưng người chết làm tròn bổn phận Tam cang, Ngũ thường.
Năm cây thẻ vô bùa là để trấn ếm ma quỷ đừng quấy phá mồ mả mới xây.
Rải năm thứ đậu là chỉ cho loài người sống phải nhờ vào ngũ cốc.
Theo đạo Phật, không có lễ mở cửa mả mà chỉ có lễ an vị mộ. Nghĩa là sau khi chôn cất ba ngày, con cháu trở ra mộ thăm viếng đắp sửa phần mộ cho chu đáo, vì trong ngày an táng gia quyến bận rộn nên mọi việc đắp mộ đều giao cho đạo tỳ. Trong khi tang quyến phải rước vong về nhà làm lễ an sàng, sợ rằng đạo tỳ làm không kỹ lưỡng, do đó mới ra thăm mộ kiểm tra sửa sang lại. Đồng thời tang quyến nhân đây làm lễ cúng vái tỏ lòng thương nhớ. Lễ nầy có thể gia chủ tự cúng, không nhất thiết mời thầy. Hơn nữa, hôm an táng xong đã rước vong về nhà làm lễ an sàng thì đâu còn hồn nào dưới mộ mà phải mở cửa mả cho hồn lên. Không cần đem theo gà mía vì đó chỉ là hình thức tượng trưng hiếu đạo của nhà Nho, chỉ cần hoa trái xôi chè để cúng ở mộ là đủ.
Đạo Phật không đặt nặng hình thức chỉ chú trọng vào thực tế, con cháu thật có lòng thương nhớ người chết hay không phải thể hiện bằng việc làm cụ thể chứ không nói suông. Nếu có thương yêu, hiếu thảo thì hãy làm các việc phước thiện như tụng kinh niệm Phật, cúng dường Tam bảo, bố thí, phóng sanh... hồi hướng công đức cho người chết, như thế hương linh mới được lợi lạc. Chúng ta không nên chạy theo bên ngoài khi trong lòng không chút nhớ thương người chết, như vậy rất giả dối và vô ích.<p>
Người đã quá vãng khi sanh tiền dù ít hay nhiều họ đã ban cho chúng ta rất nhiều ân nghĩa, niệm ân là tìm cách báo đáp thâm ân là một trong những đạo lý cao cả mà người sống cần phải thực hiện. Theo đạo Phật, đối với người thân đã mất, thì việc báo đáp ân đức không gì bằng cứu độ thần thức họ thoát khỏi mê đồ, vãng sanh Tịnh độ, điều này Đại sư Liên Trì đã dạy: ’Phụ mẫu thoát luân hồi, mới trọn thành hiếu đạo’. Trong đó, việc cử hành tang lễ đúng với Chánh pháp, làm các việc phước thiện hồi hướng cho vong linh là biểu hiện thiết thực cho sự cứu độ thần thức và báo đền thâm ân người quá vãng.<p>
Trước thực tế đau lòng, có rất nhiều người tuy có lòng hiếu thảo nhưng không hiểu Phật pháp, để rồi trong vô tình không khéo biến tang lễ thành nơi hội hè. Một người nằm xuống kéo theo biết bao sanh mạng phải chết, suốt thời gian tang không không chú trọng việc tụng kinh, niệm Phật mà chỉ thấy tổ chức ăn uống rượu thịt linh đình. Thật là ’Nhất nhân tử vạn nhân túy’ (Một người chết vạn người say), tục Mở Cửa Mả là một điển hình, điều này thật đáng sợ. <p>
Cổ nhân từng nói, người thân thuộc với nhau trong cuộc sống ứng xử phần nhiều từ nơi ái tình mà chuyển thành ác tính. <p>
Đối với người thân qua đời, chúng ta tuy có tâm hiếu đạo nhưng làm các việc không đúng Chánh pháp, tức không khéo chính mình trực tiếp xô đẩy người thân vào cảnh giới ác đạo. Trong Kinh Địa Tạng có nêu ra ví dụ như kẻ mang đá nặng ngàn cân đi trong bùn lầy thế mà có người dã tâm chất đá lên thêm trên vai họ, như người đã rơi xuống giếng sâu tuyệt vọng mà còn vác đá đè lấp miệng giếng.
Thiết nghĩ trong vòng luân hồi bất tận, đối với người thân chúng ta đã mang ân họ quá nhiều, thương yêu không hết báo đáp không cùng thì nỡ nào đẩy họ vào cảnh nước đồng sôi, vạc dầu lửa. Làm sao người quá cố siêu thoát khi mình không làm được gì để hồi hướng phước báo cho họ. Tất yếu họ sẽ đọa lạc, để rồi tái sanh trở lại kết thân bằng quyến thuộc lẫn nhau, gây thành cảnh luân hồi: ’Vô oan trái bất thành phu phụ’.<p>
Cử hành tang lễ đúng Chánh pháp, có lợi ích cho người quá vãng hay không là một trong những sự thể hiện cụ thể, trọn vẹn của tình thương và lòng hiếu kính của người sống đối với người chết.
Thì dường như ngày giỗ bên Phật giáo Nam tông, người Phật tử chỉ cúng hương, đèn, hoa tươi, quả, trái cây trên bàn thờ Phật & bàn thờ Gia tiên, rồi Phóng sanh, Bố thí, nếu có điều kiện thì đến Chùa nhờ chư Tăng tụng kinh, rồi Hồi hướng Phước đến thân quyến đã quá vãng, sẽ được nhiều lợi lạc hơn; còn nếu như tự biết tụng kinh ở nhà thì Phật tử vẫn có thể tụng rồi Hồi hướng Phước đến thân quyến đã quá vãng cũng tốt; chứ không tổ chức nấu nướng, lễ tiệc rình rang, sát hại sanh vật để gây tạo thêm Nghiệp Oán, cũng không nên đốt giấy tiền vàng bạc, để tránh gây lãng phí. Bên Nam tông cúng giỗ có thể cúng chay hay mặn đều được, miễn là theo Tam Tịnh Nhục (không thấy, không nghe, không nghi con vật đó bị giết để đãi mình) đúng không Thầy?
Ngày gửi: 15-02-2012
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy! Con rất thích tìm hiểu về Tôn giáo, những mẫu truyện linh ứng về Phật, Bồ tát, Chúa hay Đức Mẹ.
Nay con tình cờ đọc được 1 ít thông tin sau đây:
Cõi dục trên cõi người có 6 cõi:
1)Trời Tứ Thiên Vương
2)Trời Đao Lợi (Vua là Đế Thích hay Thích Đề Hoàn Nhơn)
3)Trời Dạ Ma
4)Trời Đâu Suất
5)Trời Hóa Lạc
6)Trời Tha Hóa Tự Tại
Trên cõi Dục có cõi Sắc. Cõi Sắc có Tứ Thiền (Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền), 18 cõi trời. Trong Sơ thiền có 3 cõi:
1)Trời Phạm Chúng
2)Phạm Phụ
3)Thiên Phạm Vương
Phạm Thiên Vương là vua trời Sơ thiền.
Đại Phạm Thiên Vương là vua trời Tứ thiền.
Đạo Gia Tô cho rằng, Trời (thiên) hay Thượng đế của Nho gia Trung Quốc cũng là Thượng Đế của đạo Gia Tô. Thực ra, Thượng đế của Nho gia Trung Quốc là Thượng Đế của triết học phiếm thần, là Thượng Đế được con người yêu, nhưng không thể đòi hỏi Thượng Đế yêu người lại, cũng tức là Thượng Đế của "Bất khả tri luận". Thượng Đế của đạo Gia Tô là thần linh nhân cách hóa; là Chúa sáng thế đứng bên ngoài vũ trụ, là vị Thần vạn năng.
Về thuyết khởi nguyên của vũ trụ, thì dù là tôn giáo ở thời kỳ đầu hay là triết học cũng thường cho rằng đó là do thần biến hóa mà thành. Hi Lạp cho rằng Trụ Tư [Zem] là chúa tể các vị thần. La Mã cho rằng Cầu Tỷ Đặc [Jupeter] là chúa tể các vị thần. Các Thần của Ấn Độ cổ đại rất phức tạp, vị trí của họ thay đổi là Đại Vu Tư (daus) là đồng nhất về ngôn ngữ với Zeus của Hi Lạp và Jupiter của La Mã. Những vị thần có thế lực trong giới thần linh của sách thánh Vê đa là Balâuna (Baruna) là thần Tư pháp. Vị thần của Hư không giới là "Nhân đà la" [Indra] tức là Thần Sét. Vị thần của địa giới là A Kỳ Ni [Agni] là Hỏa thần (thần lửa). Thần địa ngục là vua DẠ MA (Yama), [nhưng ông này trị vì trên một cõi trời]. Vì vậy, Ấn Độ cổ đại sùng bái nhiều thần (đa thần). Sau này, Ấn Độ giáo, có thuyết cho rằng, Thượng Đế, tức Chúa sáng tạo là "Đại Phạm Thiên", hoặc là "Đại tự tại thiên", hoặc là "Na la diên thiên", cuối cùng hình thành quan niệm Tam vị nhất thể, và công nhận Đại Phạm Thiên là chúa sáng tạo, Nala diên thiên là vị thần bảo vệ; Đại tự tại thiên là vị thần hủy diệt. Nhưng thực ra, đó chỉ là một vị thần với ba bộ mặt khác nhau mà thôi. Hiện nay Ấn Độ giáo sùng bái "AMa", "Thấp La" và cả đến đức Phật cũng được họ sùng bái như Thượng đế (danh từ chỉ Thượng đế tính có tới hàng trăm - Xem bài : Ánh sáng chân lý - do Chu Tương Quang dịch; tr. 22, chú 14).
Thượng đế của Đạo giáo Trung Quốc là Ngọc Hoàng, khác với Thượng Đế của Nho gia, cũng khác với Thượng đế của đạo Gia Tô, cũng khác với Thượng đế của Ấn Độ giáo. Nếu đánh giá theo quan điểm và nhận thức của Phật giáo thì Thượng đế của Lão giáo và Hồi giáo tương đương với vị chủ tể cõi Trời Đao Lợi của Phật giáo; Thượng Đế của đạo Gia Tô (từ Ma Tây đến Pao lô và Angustanh v.v… đã thăng lên nhiều cấp) tương đương với Phạm thiên vương của Phật giáo; Thượng đế của Ấn Độ giáo đồng nhất với Đại tự tại thiên vương của Phật giáo; cõi Trời Đao Lợi là cõi Trời thứ 2 của Dục giới, gần gũi nhất với cõi người. Cõi Trời phạm thiên là cõi trời sơ thiền thuộc sắc giới. Đại tự tại thiên là cõi Trời cao nhất không có căn cứ.
Phạm Thiên Vương:
Phạm: còn đọc là PHẠN: Phật, thanh tịnh. Thiên: Trời. Vương: vua.
"Phạm Thiên Vương tức là Đại Phạm Thiên Vương, cũng kêu: Phạm vương, Phạm Thiên, Đại Phạm Thiên.
Phạm Thiên Vương là vua cảnh trời Đại Phạm, Ngài có quyền luôn ở ba cõi: Phạm thân Thiên, Phạm chúng Thiên, Phạm phụ Thiên. Ngài là chúa tể Tam thiên đại thiên thế giới tức cõi Ta bà nầy.
Người ta cũng gọi Ngài là Ngọc Hoàng Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế. Đạo Bà la môn tôn Ngài là vị Thần chúa tể. Đạo Phật cũng công nhận Ngài là chủ Ta bà thế giới. Biểu hiện của Ngài là hoa sen.
Ngài có khuyên Đức Thích Ca xuất gia. Khi Đức Thích Ca thành Phật, Ngài có hiện đến cầu Đức Thích Ca đi truyền đạo cứu đời. Ngài cũng có cầu thỉnh Đức Phật Thích Ca thuyết pháp nhiều lần. Trong những dịp đưa và rước Phật một cách long trọng như lúc Phật từ cảnh Tiên Đạo Lỵ mà trở về cõi người, thì Phạm Thiên Vương và Đế Thích thường theo chầu Phật, Đế Thích cầm bạch phất đuổi ruồi cho Phật, Phạm Thiên Vương cầm bảo cái (lọng báu) che cho Phật. Khi Phật giảng kinh Diệu Pháp Liên Hoa để truyền cái Phật quả cho chư Bồ Tát, Phạm Thiên Vương có hiện đến với một vạn hai ngàn chư Thiên trong Phạm giái mà dự nghe một cách cung kính.
Và đến khi Phật nhập Niết Bàn, Phạm Thiên Vương cũng có hiện lại mà tỏ lời thương tiếc.
Tùng theo Phạm Thiên Vương có những hàng Tiên kêu là Phạm Thiên Nhơn và có những hàng Tiên mới sanh lên, kêu là Phạm Thiên tử."
Đế Thích Thiên
Trong kinh điển của Phật giáo thì Đế Thích Thiên xuất hiện trong kinh Hoa Nghiêm. Thiên Đế Thích vốn là vua cõi trời, cõi trời mà ngài cai quản thần dân sống lâu ngàn vạn năm, người người tiêu diêu hưởng lạc, cảnh sắc tuyệt mỹ có nét giống với khái niệm Thiên Đàng bên Thiên Chúa Giáo.
Cung điện *THIÊN THÁNH chính là cung điện Thiên Chúa Giáo gọi là nước Thiên Chúa tôn thờ ngự tại cung này. Trần gian gọi là đạo Thiên Chúa Giáo.
CHÚA GIÊSU là Vị Trưởng Giáo cung điện Thiên Thánh này, vốn là vua cõi trời, cõi trời mà ngài cai quản thần dân sống lâu ngàn vạn năm, người người tiêu diêu hưởng lạc, cảnh sắc tuyệt mỹ có nét giống với khái niệm Thiên Đàng bên Thiên Chúa Giáo.
Hằng năm, trên hoàn cầu thế giới, phần đông nhơn loại đều làm đại lễ kỷ niệm Đức Chúa Giê-su Ki-tô giáng trần. Các nhà thờ đều làm lễ tưởng niệm công đức của Đấng Chúa Cứu Thế, Đấng đã hy sinh mạng sống, chịu đổ máu để chuộc tội cho thiên hạ và chỉ nẻo về nước Thiên Đàng cho con người được sống với Đức Chúa Trời.
Vị Trưởng Giáo cung Thiên Thánh này là: Đức CHÚA GIÊSU đạt 3600 phép thần thông. Số phép Chúa Giêsu là số phép ngoại lệ ít có trong hàng Thánh.
Người cứu Ấu Chúa = Giêsu Thánh dũng mãnh dám chịu Thập Tự Giá đóng đinh để cứu độ chúng sanh là phải tôn thờ Chúa đạt bằng hàng Bồ Tát, hàng thứ 3 lớn hơn pháp Thiên Tiên, Hồng Quân Lão Tổ.
Chúng sanh nào muốn được về với Chúa thì ráng theo Chúa gia hộ và cứu khổ cho mọi điều tốt lành.
Cung THIÊN THẦN đây là cung thứ 3 từ dưới lên của cõi Trời, cung Thiên Thần có đa số là Thiên Thần đều về ngự, những vị tu ở thế gian đắc quả Thiên Thần đều về ngự tại cung này. Gồm Quan Thần, Dân Thần và các súc vật Thần nuôi.
Vị Giáo chủ cõi này là THIÊN THẦN ĐỨC MẸ MARIA (Mẹ của Chúa Giêsu) bên Thiên Chúa đạt 52 phép thần thông.
Còn ĐỨC THÍCH CA MÂU NI PHẬT ở cảnh giới Niết Bàn đạt 4800 phép
Vậy con kính mong Thầy giải thích về danh hiệu của Chúa Giê-su , Ngài thật sự là Phạm Thiên hay Đế Thích ạ? Ngài ở cõi Trời nào giữa các cõi TRời đó (33 tầng Trời), và cõi trời của Ngài thuộc cõi Dục hay cõi Sắc ? và nếu so sánh về số Thần thông như bên Đạo Cao Đài trình bày thì Đức CHÚA GIÊSU đạt 3600 phép thần thông, Đức PHẬT THÍCH CA MÂU NI đạt 4800 phép. Vậy thì có phải Đức Phật lớn hơn & tối cao hơn Đức Chúa GIÊSU không thưa Thầy?
Có gì sai sót, mong Thầy bỏ qua cho con!
Thành thật cảm ơn Thầy !
Ngày gửi: 15-02-2012
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, con có một người bạn thân, do thân thiết từ lâu nên con khá hiểu rõ hoàn cảnh của bạn. Hiện bạn ấy đang sống trong một gia đình không yên ấm, không êm đềm. Tất cả những gánh nặng từ vật chất đến con cái và những việc nhỏ nhặt khác đều một mình bạn ấy gánh vác. Điều này là quá sức đối với bạn. Người chồng hờ hững đi bên cạnh cuộc đời chỉ mang đến cho bạn ấy thêm những khó khăn về nợ nần, những thất vọng do thói vô trách nhiệm và dựa dẫm vào vợ. Bạn ấy như một con cá mắc cạn, càng cố vùng vẫy càng bế tắc. Những hành xử theo thói quen như sự phẫn nộ, sự oán thán chỉ càng chuốc thêm phiền muộn. Bạn ấy cũng biết Phật pháp nhưng trong cuộc sống do nhiều áp lực đè nặng nên không có được phút giây tĩnh lặng để chiêm nghiệm những lời Phật dạy. Nhìn bạn như vậy con thật xót xa. Kính xin thầy bi mẫn cho chúng con những lời chỉ dạy. Chúng con thành kính tri ân thầy.