Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 18-11-2011
Câu hỏi:
Con rất tâm đắc câu trả lời của thầy cho câu hỏi về Osho mới đây (ngày 16/11/2011). Con cũng thấy như vậy. Nhưng để mọi người hiểu rõ ý thầy hơn xin thầy cho một bằng chứng điển hình trong tư tưởng của Osho có tính cường điệu, chủ quan và thiếu thận trọng? Con xin tri ân thầy.
Ngày gửi: 18-11-2011
Câu hỏi:
Thưa thầy, đọc tất cả thư hỏi của các bạn và trả lời của thầy con hiểu và thấy mình cũng có được những điều thầy dạy trong câu trả lời. Nhưng để viết hoặc nói ra thì con không thể. Vậy con có hoặc đã vào được pháp của thầy chưa? Vì quả thật con không có từ gì để nói, mong thầy chỉ dạy cho con. Con thành tâm tri ân thầy.
Ngày gửi: 18-11-2011
Câu hỏi:
Thưa Thầy, con xin thành kính đảnh lễ Thầy. Thư Thầy trả lời cho câu con hỏi về hữu vi và dukkha giúp con ngay đó trở lại với thận trọng chú tâm quan sát, buông xuống những loay hoay quanh những định nghĩa này nọ. Thầy đưa ví dụ về Trương Vô Kỵ trong cuốn Thực Tại Hiện Tiền thật hay.
Ngày gửi: 18-11-2011
Câu hỏi:
Pháp không đối tượng/ Chẳng có âm thanh/ Ung dung vận hành/ Trong hình trong tướng/ Trong mọi hiện tượng/ Dù có, dù không/ Rỗng lặng ung dung/ Pháp không là pháp.
Ngày gửi: 17-11-2011
Câu hỏi:
Thưa Thầy, Con đọc đi đọc lại và có vẻ như con chưa tự mình thông suốt được một đoạn trong cuốn Con đường hạnh phúc do Thầy viết. Đó là đoạn đầu của mục Vô thường trong chương I. Nhất là câu đầu tiên của mục đó và nhất là phần Dukkha với câu "Tất cả hữu vi là khổ". Con đọc tiếp đến đoạn Niệm tưởng sự khổ (Dukkha sannā) cũng vẫn chưa thấy sáng tỏ hơn về Khổ là một tính chất nội tại của vạn pháp như Thầy viết trong sách và con cũng vẫn chưa thông suốt được câu "Tất cả hữu vi là khổ - Sabbe sankhara Dukkhatati". Trong khi đó khi gặp câu "Thọ thị khổ" thì con thông suốt ngay. Con kính mong Thầy từ bi chỉ giúp con sáng tỏ băn khoăn này. Ngoài ra trong khi tự đi tìm lời giải về ý con viết ở trên thì con lại thấy có quá nhiều những định nghĩa khác nhau về hữu vi và cả phần viết về Tứ Diệu Đế như đường link dưới đây http://kienngot.wordpress.com/2011/10/10/duyen-h%E1%BB%A3p-tinh-tuy-c%E1%BB%A7a-d%E1%BA%A1o-ph%E1%BA%ADt-4-ch%C6%B0%C6%A1ng-3/
Con kính mong Thầy xem xét và chỉ dạy cho chúng con. Con cảm ơn Thầy.
Ngày gửi: 17-11-2011
Câu hỏi:
Thưa sư, xin cho con hỏi: trong tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay, nhà máy phá sản, nhà không bán được, thất nghiệp không có việc làm, bệnh nan y, không có khả năng trả nợ hoặc không đòi được nợ cho vay v.v... Xin sư cho một lời khuyên giúp mọi người không phải khổ tâm về tiền bạc, ngũ dục... và lập lại sự sáng suốt, định tĩnh, trong lành để sống an vui hạnh phúc chứ không phải chỉ biết cầu nguyện và bất toại nguyện.
Ngày gửi: 16-11-2011
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy, con đọc được OSHO nói trong một cuốn sách: "...Tôi nói về Phật - tôi yêu ông ấy… Ông ấy cực kì đẹp đẽ, đẹp phi thường, siêu phàm. Nhưng ông ấy không trên đất, ông ấy không bước trên đất này. Ông ấy bay trên trời và không để lại dấu chân nào. Bạn không thể theo được ông ấy, bạn chưa bao giờ biết chỗ ở của ông ấy. Ông ấy giống như mây. Đôi khi bạn gặp ông ấy nhưng điều đó chỉ là tình cờ. Và ông ấy tinh tuý đến mức ông ấy không thể bắt rễ vào đất được…. Thấy tính tâm linh của vị Phật là đơn giản, rất đơn giản; không thể nào bỏ lỡ nó được, ông ấy phi thường thế. Nhưng lại khó thấy tính tâm linh của Lão Tử. Ông ấy bình thường thế, hệt như bạn vậy. Bạn sẽ phải trưởng thành trong hiểu biết. Vị Phật đi qua bạn - bạn sẽ ngay lập tức nhận ra rằng một siêu nhân đã đi qua mình. Ông ấy mang sức quyến rũ của một siêu nhân quanh mình. Khó mà bỏ lỡ ông ấy, gần như không thể nào bỏ lỡ ông ấy được. Nhưng Lão Tử… ông ấy có thể là hàng xóm của bạn đấy. Bạn có thể đã bỏ lỡ ông ấy bởi vì ông ấy bình thường thế, ông ấy bình thường một cách phi thường thế. Và đó là cái đẹp của nó. Trở thành phi thường là đơn giản: chỉ cần có nỗ lực, cần rèn luyện, cần trau dồi. Nó là kỉ luật bên trong sâu sắc. Bạn có thể trở thành rất, rất tinh tuý, một cái gì đó hoàn toàn phi trần gian, nhưng để là bình thường mới thực là điều phi thường nhất. Chẳng nỗ lực nào có ích cả - vô nỗ lực mới cần. Không công phu nào có ích cả, không phương pháp, không phương cách nào sẽ có ích gì ngoài hiểu biết. Ngay cả thiền cũng sẽ chẳng có ích gì. Để trở thành vị Phật, thiền sẽ có ích. Để trở thành Lão Tử, thậm chí thiền cũng chẳng giúp ích được - chỉ hiểu biết thôi. Chỉ hiểu biết cuộc sống như nó đang thế, và sống nó với dũng cảm; không trốn chạy khỏi nó, không che giấu nó, đối mặt với nó với dũng cảm, dù nó là bất kì cái gì, tốt hay xấu, thiêng liêng hay ác độc, cõi trời hay địa ngục...". <p>
Con nhớ những lời Thầy chỉ dạy về sự vô vi để trực nhận sự thực nơi cuộc sống. Con cảm thấy trong sự nhận xét của OSHO có gì không thực sự khách quan, nhưng đồng thời lại thấy ông nói rất có lý, kính mong Thầy chỉ dạy cho con. Con kính chúc Thầy sức khỏe!
Ngày gửi: 15-11-2011
Câu hỏi:
Sư kính, như thế nào mới gọi là bồ-tát thưa Sư?
Ngày gửi: 15-11-2011
Câu hỏi:
Kinh Thay Vien Minh.
Thua Thay, con la Minh Hue hien o nuoc Duc, con se ve VN vao ngay 21.11.2011 va o lai VN 4 tuan, con co may man la da duoc doc sach va nghe phap thoai cua Thay va mong co dip de duoc gap Thay, nhung tiec thay lan nay con ve thi Thay co chuong trinh di Uc, nhung con van du dinh la den tham Chua Buu Long, xin Thay cho biet la con nen di luc nao trong ngay la tien nhat, va con co gap duoc Su nao o Chua khong?
Con kinh chuc Thay luon vui, khoe va mang nhieu niem vui va loi lac cho cac Phat Tu o Uc trong chuyen di nay. Con hy vong co dip duoc gap Thay o Duc hay mot nuoc nao o Au Chau.
Kinh lay Thay.
Minh Hue
Ngày gửi: 15-11-2011
Câu hỏi:
Mô Phật, kính bạch Thầy. Con xin phép nối tiếp 4 câu Thầy vừa dạy:<p>
Không hành thiền/
Chỉ hành Pháp/
Pháp tự hành/
Tâm tự biết.<p>
Kính.