Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 31-08-2011
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy,<p>
a/ Theo Duy Thức thì có 4 phần: Tướng phần, kiến phần, chứng phần, chứng tự chứng phần.<p>
b/ Theo Vi Diệu Pháp thì trí tuệ tỉnh giác có thể soi chiếu thân thọ tâm pháp (theo bài giảng Thầy gọi là Tánh Biết rỗng lặng trong sáng có thể thấy biết thân thọ tâm pháp).
Vậy 2 môn học trên nói về Tánh Biết giống nhau hay khác nhau?
Ngày gửi: 31-08-2011
Câu hỏi:
Thưa Thầy,
Về LÝ con đọc Tuyển Tập Thư Thầy, nghe Pháp Thoại Thầy giảng khóa 5,6,7 trong trungtamhotong.org, nghe bài giảng của Thầy ở Melbourne, Sydney, Perth, và đọc Hỏi Đáp, Thư Viện... nhờ đó con đã thấy ra hướng tu.<p>
Về SỰ khi lắng nghe, nhìn ngắm, quan sát hay đang làm điều gì con không để thói quen, kinh nghiệm, kiến thức của bản ngã xen vào.<p>
Trong tiếp xúc với việc đời, con nhìn mọi sự trôi chảy như dòng sông nghiệp mệnh, với tâm rỗng lặng trong sáng, trầm tĩnh hồn nhiên và thông cảm, tâm luôn ở với thân trong chánh niệm, chứ không lang thang bên ngoài dù khi lắng nghe, tiếp xúc, chuyện trò, hành động hay suy nghĩ. Con làm như vậy có gì còn sai kính xin Thầy chỉ dạy.<p>
TB: Thưa Thầy, con xin báo tin vui là chúng con Phật tử Nguyên Thủy Việt Nam ở Melbourne đã được chính thức thành lập Hội Tam Bảo, đã có trụ sở và thành viên. Kính xin Thầy hoan hỷ nhận lời mời của chúng con sang Úc hướng dẫn thiền cho thành viên của Hội.
Ngày gửi: 30-08-2011
Câu hỏi:
Kính lạy thầy, xin thầy từ bi chỉ dạy cho con: Thưa thầy, con là con trai duy nhất trong nhà, cha con mất sớm, mẹ con muốn con lấy vợ sinh con để nối dõi. Con là Phật tử, có tìm hiểu Phật pháp, con thấy cuộc sống gia đình thế gian chẳng có gì là tốt, chỉ là gây tạo nghiệp thêm mà thôi, nên con muốn kiếp này dù không xuất gia được, con nguyện làm một người độc thân, sống thiện nghiệp, làm có tiền thì chuyên lo báo hiếu giúp người thân và làm từ thiện. Nhưng ví dụ nếu như kiếp này nghiệp đã qui định con có nợ duyên vợ chồng với một người phụ nữ nào đó mà con phải trả, phải kết làm vợ chồng sinh con đẻ cái theo nghiệp lực thì liệu con có chuyển nghiệp được không hay con vẫn phải trả nghiệp? Nếu nghiệp ấy có thể chuyển được thì xin thầy chỉ dạy cho con cách làm thế nào để chuyển ạ? Con thành kính cám ơn thầy.
Ngày gửi: 28-08-2011
Câu hỏi:
Thưa Thầy, con đọc rất khó, xin Thầy cho pháp âm THỰC TẠI HIỆN TIỀN 2 lên trang Pháp thoại.
Con rất cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 27-08-2011
Câu hỏi:
Nhiều năm nay con ứng dụng "Tứ niệm xứ" vào cuộc sống, nhờ thế mà đã có được một ít an lạc. Con rất cảm ơn thầy. Cầu xin Tam Bảo gia hộ để Thầy mãi là ngọn đuốc truyền ánh sáng lại cho chúng con. Con xin "khoe" với Thầy cái cảm nhận của con bằng 4 câu thơ:<p>
Lặng lẽ ngắm nhìn Ý, Cảnh, Thân.../
Sát-na thế giới hiện toàn chân/
Há cần tìm kiếm nơi nào nữa,/
Ngay đó mà chơi với cuộc trần...<p>
Kính Thầy.
Ngày gửi: 26-08-2011
Câu hỏi:
Thưa Thầy, đọc những câu hỏi đáp gần đây nói về "có" "không" con cảm hứng làm bài thơ sau đây xin kính dâng lên Thầy:<p>
Tất cả là tấm lòng<p>
Vị tha và vô ngã<p>
Dâng cho đời tất cả<p>
Mà chẳng thấy có, không!<p>
Nhân tiện cho con hỏi khi nào Thầy mở khóa thiền thứ 8 để con giới thiệu một số bạn bè đến học? Kính đảnh lễ Thầy.
Ngày gửi: 26-08-2011
Câu hỏi:
Con cảm ơn thầy vì những câu trả lời có giá trị vừa rồi. Và con mong thầy hoan hỷ trả lời một câu hỏi nữa mà đã bao lần con vấp phải. Đó là:
Đã có nhiều lần con quán sự vô thường và con tự nhiên cảm thấy mất hết ý nghĩa của giá trị sống và muốn buông xuôi tất cả. Con nghĩ mình đã sai.<p>
Vậy thầy có thể cho con một lời khuyên được không ạ!
Ngày gửi: 26-08-2011
Câu hỏi:
Lần trước con nghe có quy y nhưng vào ngày chủ nhật, con phải dẫn đoàn đi từ thiện tặng quà trẻ mồ côi và cúng dường chùa nghèo nên không đến dự được.<p>
Hôm nay, giỗ Tổ Ngài Hộ Tông, con đi xe đạp từ xa. Tuổi già sức yếu, lên cầu phải dắt xe, nhớ lời thầy dặn chú ý cẩn thận sáng suốt định tĩnh nên con đi và về an lành mặt dù chân run rụng rời. Cảm ơn thầy đã cho ăn ngon. Con rất vui mừng cúng dường tiền xây dựng Bảo tháp từ 2007 đến nay. Con và mẹ con Lê Ngọc Oanh (tỳ-kheo ni CHÚC MINH 90 tuổi) luôn nhớ đến cúng dường hùn phước xây dựng bảo tháp. Ngày nay giỗ Tổ, con vui mừng thấy Bảo tháp sáng từ xa, được tụng kinh lễ Phật, nghe quý sư thuyết Pháp,... thật là vui. Lại được thấy bức tượng sáp và nghe lịch sử ngài Hộ Tông, được thầy và Tăng đoàn truyền trao quy y và 5 giới, con cảm ơn thầy. Con có lạy Tổ ở Bồ-đề Phật cảnh. Con vui mừng gặp thầy, thấy thầy mạnh khỏe. Con rất vui cũng như cả ngàn Phật tử đến giỗ Tổ. Con vui mừng cảm ơn thầy đã giảng giải và hướng dẫn chúng con tu học và hành Phật pháp có nhiều tiến bộ.<p>
Kính bái Nguyễn Tiến Thành - THÔNG PHÁP 26-8-2011<p>
Sắc không quy nhất tánh VIÊN MINH!
Ngày gửi: 25-08-2011
Câu hỏi:
Kính chào thầy! Con xin cảm ơn thầy vì những câu trả lời vừa qua. Giờ đây con có một câu hỏi nữa mong thầy chỉ dạy giúp con.<p>
Việc dạy dỗ trẻ em là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, trẻ em thường có tính ham chơi nên không mấy trẻ thích ngồi vào bàn học. Những lúc như thế thì con thấy bố mẹ hoặc thầy cô thường dùng thước dọa nạt, thậm chí còn đánh các em với mong muốn làm như thế để dạy dỗ con mình nên người và có nề nếp. Vậy thì chúng ta hành động như thế có làm mất nhân quyền của trẻ hay không? Và chúng ta có nên gò ép trẻ học không ạ? <p>
Kính xin thầy chỉ dạy cho chúng con biết với! Con xin cảm ơn thầy!
Ngày gửi: 25-08-2011
Câu hỏi:
Dạ thưa thầy! Về căn cơ thì con cũng không biết rõ lắm! Nhưng hiện tại thì con biết, con đang xuất phát từ con số Không. Con dùng khoảng không trong con số Không đó vẽ ra một bức chân dung "nho nhỏ" sau:<p>
Ý tại uyên nguyên mãn/
Ngôn thừa chân như nhiên/
Nhất sinh chiêu hạc thoại/
Hà tất vấn trần ai/
Cầm đài minh nguyệt chiếu/
Càn khôn thuận phong hài/
Chân Như năng hiện hữu/
thiên duyên thời tất lai./<p>
Vẽ xong con thấy xấu hổ vì nó lộng ngôn (thiếu khiêm tốn!). Chung quanh con là xã hội hiện thực, con muốn trải mình trong đó, nhưng con chợt nhận ra hiện thực trong con cách xa hiện thực xã hội nhiều quá! Con ra sức bơi... nhưng con nhanh chóng nhận ra mình không đủ sức, con lại muốn chở theo Mẹ con nữa. Thế nên con bơi trở lại Bến Hư Không để tự tay đóng một chiếc bè (vì con không có thói quen cầu nguyện)! Nhưng hỡi ôi... Bến Hư Không chỉ toàn là hư không - ngay cả cái vòng tròn của con số Không giờ đây cũng Không nốt! Vậy con phải làm sao để có thể bơi được một cánh nhẹ nhàng và đủ sức chở theo Mẹ, trong khi thời gian thì cứ in từng sátna trên gương mặt và nỗi lo toan tảo tần của Mẹ? Làm sao để con chiến thắng được bản thân con và luôn thường trực ung dung và tự do trong hiện thực cuộc sống như con mong muốn?