Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 06-08-2011
Câu hỏi:
Dạ thưa Thầy,
Bờ xa ấy/
Khi nào đến,
Hồng trần mỹ sắc/
Lúc nào qua...
Ngày gửi: 04-08-2011
Câu hỏi:
Kính bạch thầy! <p>
1. Xin thầy cho con biết hết các phương pháp đối trị, hay thái độ của mình khi có một tâm bất thiện khởi lên (dục niệm, sân hận...)?<p>
2. Khi hành thiền tuệ, nếu thấy một niệm khởi lên chỉ cần thấy nó đến rồi đi, con có phải cần biết đây là niệm thiện, đây là niệm bất thiện không ạ? <p>
3. Nếu tối con nghĩ là mai 4h mình dậy học, đến sáng tâm con cứ lười biếng không muốn dậy, lúc đó con quyết tâm bật mình dậy, như vậy có đúng không ạ? Con xin thầy phân tích tâm lý con lúc này ạ.<p>
4. Con xin được hỏi, nếu một người tu mà chưa sống được tuỳ duyên thuận pháp (chưa thấy đạo), trong trường hợp giữ giới vị ấy phải khắc kỷ mình, buộc tâm mình làm theo giới luật dù thấy khó chịu lúc đó, làm vậy có đúng pháp không, có bị ức chế tâm không? Con xin thầy phân tích tâm lý người tu lúc này ạ.<p>
Con xin thầy từ bi giảng dạy cho con. Cuối cùng, con xin thầy cho con một lời khuyên (con nghĩ với tình thương của thầy lời khuyên sẽ tự nhiên cần thiết hợp với con, với sự tu tập tâm linh của con lúc này).
Ngày gửi: 04-08-2011
Câu hỏi:
Thưa Thầy, con muốn tham dự khóa sinh hoạt trong hạ của Tổ đình Bửu Long năm nay được không ạ? Nếu được, xin thầy cho con biết thủ tục và thời gian bắt đầu của khóa sinh hoạt ạ?
Con TM.
Ngày gửi: 04-08-2011
Câu hỏi:
Thưa thầy! Con muốn tự tìm và tự đi, như vậy có lỗi gì không? Vì dựa vào Phật - Pháp - Tăng thì cũng có thể còn, có thể mất.
Ngày gửi: 03-08-2011
Câu hỏi:
Thưa Thầy Viên Minh, con thắc mắc là mọi hiện hữu đều từ Đất-Nước-Gió-Lửa-Hư Không-Tánh Biết, như vậy thì tâm con là gì trong 6 thứ ấy, hay là cả 6 thứ vậy Thầy? Khi con tự hỏi: "Ủa, tâm mình ở đâu?". Con không tìm thấy tâm con nơi thân con, không thấy tâm con nơi một vật cụ thể nào, sao con thấy tự do quá chừng! Nhưng thực là con vẫn chưa biết tìm tâm con nơi đâu cả?! Xin Thầy giải đáp giúp con. Con cám ơn Thầy nhiều nhiều.
Ngày gửi: 03-08-2011
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy! Phước lành khi con được biết đến Thầy, con xin được hỏi Thầy ạ. Vì con thấy mình ít khi sống được một cách buông thư không tầm tứ, chỉ tỉnh giác tự nhiên, để thấy được những ý niệm, cảm thọ, hay biết rõ việc mình đang làm một cách tự nhiên (cho con hỏi đây có phải là thiền tuệ mà thầy hướng dẩn không ạ? Con chỉ được đọc sách của thầy chứ chưa có duyên lành để gặp thầy) nên con thường tác ý để biết việc mình đang làm và làm mạnh ý thức của mình lên để không rơi vào tình trạng làm theo vô thức, ví dụ: nấu cơm tôi biết tôi nấu cơm, hay khi kinh hành con tác ý: khi đi tôi ý thức được từng bước chân của tôi. Tác ý như vậy có được không ạ?<p>
Kính bạch Thầy, con còn có nhiều tập khí xấu, nếu khi tập khí xấu nổi lên con theo dõi nó nhưng con không tách mình khỏi nó được, lúc đó con dùng ý thức nhất định không làm theo tập khí xấu đó. Tu như vậy thì có bị ức chế tâm không ạ, có đúng không ạ? Xin Thầy chỉ dạy và cho con lời khuyên. Con cám ơn thầy nhiều.
Ngày gửi: 03-08-2011
Câu hỏi:
Kính bạch Sư, con có đọc câu trả lời của Sư ngày 19/06/2010, một câu đáp về Pháp rất tuyệt vời. Con đọc xong tâm của đã thức tỉnh ngay về thiền Vipassana: Không áp dụng bất cứ khuôn khổ, phương pháp hay ý niệm nào đã định sẵn vào pháp hành Vipassanà, vì như vậy là lấy quá khứ chụp mũ pháp, bóp méo pháp hiện tại chứ không phải tôn trọng pháp nguyên vẹn như nó là để thấy ra thực tánh. Nếu như có người đang hành vipassana theo một phương pháp nào đó, hoặc nếu có người nói họ đã đắc pháp này pháp nọ, thì dù có thực đó cũng chỉ là kinh nghiệm. Trí tuệ Vipassanà không phải để thu thập kinh nghiệm mà chính là hóa giải mọi kinh nghiệm sở đắc, vì kinh nghiệm chỉ làm giàu bản ngã. Vậy, khi hành như vậy có tạo ngiệp không, bạch Sư? Con chân thành cám ơn Sư đã chỉ dạy chúng con.
Ngày gửi: 03-08-2011
Câu hỏi:
Venerable Punnavijja,
I hope this mail reaches you in good health.<p>
Please help me clarify my doubts.<p>
We learn about mindfulness (or awareness) and in the Satipatthana Sutta, there are four abidings which we can rest our awareness upon ie body, feeling, mind and dhamma. So I presume that there will be an object to be aware of. We can be aware of the object … and we can also be aware of our awareness of the object.<p>
My question is: Can we be aware of awareness without any object? <p>
Thank you so much.
Ngày gửi: 02-08-2011
Câu hỏi:
Thưa Thầy, trong đời sống thường ngày muốn có chánh niệm tỉnh giác viên mãn, không gì khác phải có tinh tấn và nhẫn nhục Ba-la-mật. Và muốn có việc này thì phải giữ giới. Như vậy Phật tử chúng con hiện nay phải làm gì để sự thường biết rõ ràng luôn ở mãi trong tâm? Con kính lễ.
Ngày gửi: 02-08-2011
Câu hỏi:
Một Phật tử nào đó, có duyên may gặp Thầy (trên Net hoặc ở chùa), đã thốt lên một câu thâm trầm: "Phước báu thay khi được gặp Thầy!". Và, Thầy đã trả lời:
"Phước báu thay khi con thấy Pháp! Nhớ là "Y Pháp bất y nhân" vì Pháp luôn ở trong con. Thường sống thuận Pháp là công đức vô lượng". <p>
Kính thưa Thầy, nếu không được Thầy bi mẫn, kiên nhẫn hướng dẫn, chỉ dạy thì chúng con ngàn đời cũng không thấy Pháp, thì làm sao y Pháp được? Con nghĩ cách tạ ơn Thầy sâu xa là sống theo lời hướng dẫn của Thầy, ngày càng tự chiêm nghiệm Pháp qua đời sống và giới thiệu trang Web trungtamhotong.org để nhiều người được lợi lạc. Con vừa ấn tống các bài giảng khóa thứ Năm của Thầy vào dĩa. Ai nghe cũng vô cùng hoan hỷ và lợi lạc. Một lần nữa, con xin đảnh lễ tạ ơn Thầy từ phương xa. Chúc Hân.