Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 18-08-2011
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, thấy mọi người góp ý cho bài thơ Thầy hỏi vui quá! Nên con xin góp ý thêm, như thêm hoa lá, cho đời thêm vui. Có gì không đúng xin Thầy chỉ dạy, lượng tình bỏ qua.<p>
“Nếu không đối tượng<p>
Không xẹp, không phồng<p>
Thân, thọ... cũng không<p>
Hoàn toàn buông xả.”<p>
Nên Phật đã dạy<p>
"Tâm không nương tựa<p>
cũng không chấp thủ<p>
điều gì ở đời"<p>
Không dựa vào đâu<p>
Cần gì đối tượng<p>
Thấy biết như thị<p>
Ngay Pháp đang là<p>
Thấy Pháp tự đến<p>
Thấy Pháp tự đi<p>
Không ta can dự<p>
Đó là chánh niệm<p>
Đó là tỉnh giác<p>
Vô ngã vô thường.<p>
Con kính chào Thầy,
Chúc Thầy vui khỏe.
Ngày gửi: 18-08-2011
Câu hỏi:
Thưa Thầy, sau khi lặng người sống trong cảm giác này độ mươi phút: <p>
“Nếu không đối tượng <p>
Không xẹp, không phồng <p>
Thân, thọ... cũng không <p>
Hoàn toàn buông xả.” <p>
Câu trả lời là:<p>
Tâm tự chánh niệm<p>
Tánh tự tỉnh giác<p>
Pháp tự vô thường.<p>
Pháp tự vô ngã.<p>
Thưa con cảm như vậy có đúng không ạ? Xin Thầy dạy bảo. Chúng con vẫn biết tất cả phải theo định luật mất còn, nhưng chúng con vẫn mong Thầy hoài hoài còn mãi, vì chúng con thật sự rất cần Thầy. Chúng con hiểu phải tự mình bước đi để học bài học của Pháp, nhưng vĩnh viễn Thầy là nơi chốn bình an cho tinh thần chúng con nương tựa. Con kính đảnh lễ Thầy.
Ngày gửi: 18-08-2011
Câu hỏi:
Bạch Thầy, con xin phép trả lời (đúng hơn là sự trình pháp của con qua những bài giảng của Thầy mà theo con hiểu):<p>
Thấy biết như vậy - Lý sự đã thông - Là Thanh tịnh đạo - Niết-bàn hiển lộ - Giải thoát trọn vẹn - Còn đi tìm cầu - là thấy như vậy - mà không phải vậy!<p>
Con mong Thầy chứng giám.
Ngày gửi: 18-08-2011
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, con thấy bài thơ Thầy hỏi vui quá, con xin thử trả lời:<p>
Nếu không đối tượng<p>
Thân thọ đều không<p>
Tâm pháp chẳng có<p>
Buông xả hoàn toàn<p>
Rỗng lặng sáng trong<p>
Chánh niệm tỉnh giác<p>
Tự biết chính mình<p>
Không còn ý niệm<p>
Vô ngã, vô thường.<p>
Lần đầu tiên con làm thơ, xin Thầy lượng thứ.
Ngày gửi: 18-08-2011
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy,
Nhờ lời chỉ dạy của Thầy, con đã cố gắng tinh tấn chánh niệm tỉnh giác. Trong quá trình ấy con có một nghi vấn thế này kính mong Thầy chỉ dẫn cho con. Thầy đã dạy chánh niệm tỉnh giác là trở về với thực tại như nó đang là. Con đã làm như vậy thì lại thấy ra rằng trong cuộc sống của con có tới ba trạng thái "như nó đang là".<p>
Đầu tiên là khi con làm một việc có tính giải trí như xem phim, đọc truyện hay một việc mang tính thói quen thì con không thấy mình thận trọng chú tâm hay có nhận thức gì hết, cứ như là con đang "auto-pilot" ấy Thầy ạ. Tất nhiên là nếu con có ý thức thận trọng chú tâm thì sẽ "được" thôi nhưng con nhớ Thầy đã dạy là chánh niệm tỉnh giác là không được "cố" cái gì đúng không Thầy?<p>
Thứ hai là khi con làm một việc vốn cần thận trọng chú tâm hay một việc cần suy nghĩ như đọc sách hay học bài thì không phài mọi lần nhưng nói chung là khi làm những việc đó thì con gần như hoàn toàn thận trọng chú tâm vào đó. Tất nhiên thôi vì nếu không thận trọng chú tâm thì làm bài thế nào được đúng không Thầy? Thế nhưng những khi ấy thì con lại không thấy mình có "nhận thức" gì hết cả mà chỉ biết có làm cái việc mình đang làm thôi.<p>
Thứ ba có liên hệ với trạng thái thứ hai là đôi khi trong lúc hoặc ngay sau khi làm những việc đưa con vào trạng thái thứ hai; hoặc đôi khi vì không rõ lý do thì con tiến vào một trạng thái thứ ba khá đặc biệt. Ấy là những khi con suy nghĩ về những điều vừa học hoặc vẩn vơ về nhiều vấn đề tuỳ trường hợp, con "nhận thức" được điều ấy và cũng "nhận thức" được rằng con đang "nhận thức" được điều ấy nữa. Tuy nhiên những khi ấy thì nói chung là con không thận trọng chú tâm vào một đối tượng nào.<p>
Như vậy điều con mong Thầy chỉ bảo cho con là trong ba "trạng thái" trên thì trạng thái nào là gần với chánh niệm tỉnh giác nhất ạ? Hoặc nếu cả ba đều sai hoàn toàn thì xin Thầy mô tả cho con cụ thể một chút chánh niệm tỉnh giác thực sự được không ạ? Lý thuyết về chánh niệm tỉnh giác thì con đã biết nhưng khi thực hành thì con nghĩ đối với người như con nếu có được một cái "model" để làm theo thì sẽ có hiệu quả nhất ạ.
Con xin thành kính đảnh lễ Thầy ạ.
Ngày gửi: 18-08-2011
Câu hỏi:
Chú tâm ghi nhận, giữ tâm chánh niệm, vui thiền tha thứ, tha thứ cho mình, tha thứ cho người, rải tâm từ ái, cho mình cho người, hành thiền minh sát, quan sát ghi nhận, biết rõ phồng xẹp, tâm đi lang thang, ghi nhận phồng xẹp, niệm tâm niệm thọ, chú tâm ghi nhận, giữ tâm chánh niệm, phồng xẹp của bụng, hiện tượng vật chất, chú tâm ghi nhận, hiện tượng của tâm, đối tượng ghi nhận, hiện tượng vật chất, tác động ghi nhận, rõ hiện tượng tâm, phân biệt nhân quả, hiện tượng vô thường, thấy rõ vô thường, thấy rõ khổ não, thấy rõ vô ngã, ý thức hiện tượng, không ai kiễm soát, không ai điều khiển, theo ý của mình, thở bụng phồng xẹp, sống trong thực tại, tâm không lang thang, bỏ mặc chính mình, thở như nó là, tâm không quên thân, thực tại đang là, sáng suốt trong lành, trở về mà thấy, chú tâm trọn vẹn, thấy biết trong sáng, cái ta ảo tưởng, cái ta bất bình, cái ta thủ trước, ly dục xả ly, appamana metta.
Nguyễn Tiến Thành Thông Pháp 18-8-2011 Củ Chi.
Ngày gửi: 17-08-2011
Câu hỏi:
Thưa thầy, chánh niệm tỉnh giác là một pháp môn bao gồm nhiều pháp môn, là việc không làm gì cả nhưng thật ra là làm rất nhiều. Như vậy việc chánh niệm chuyên sâu có trải qua giai đoạn 50 hiện tượng ngũ ấm "ma" không? Khi thực hiện chánh niệm tỉnh giác đúng là đã tạo ra vô lượng phước báo (có công năng phá trừ nghiệp chướng) phải không? Con kính lễ.
Ngày gửi: 17-08-2011
Câu hỏi:
Thưa Thầy cho con hỏi cái này ạ!<p>
Con nên làm sao khi con muốn dành thời gian cho việc học của con nhiều hơn, vì giờ con là sinh viên năm cuối rồi ạ. Nhưng con ở chung với chị con, chị con cũng là sinh viên năm cuối, nhưng chị con thì đi học tối ngày và chị con không hề quan tâm gì chuyện nhà hết, con hay đánh giá là chị con chỉ quan tâm bản thân chị con thôi. Con cảm thấy buồn lắm thầy à, cha mẹ con cũng thương chị con nhiều hơn con, từ bé con đã sống tự lập và hướng nội tâm nhiều hơn cũng vì con thấy mọi sự quan tâm điều tập trung vào chị con cả. Có phải là do con kém phước không Thầy? Chính bản thân con cũng vậy sống chung với chị con cái gì con cũng lo hết, tiền sinh hoạt thì gia đình con cho 2 chị em bằng nhau nhưng con dùng khoản tiền ấy mua đồ tốt cho sức khỏe cha mẹ con, và sắm những thứ cho chị con nhiều hơn là lo cho con, chuyện trong nhà từ nấu cơm đến những việc khác cũng do con làm hết, nhiều khi con làm rồi không có thời gian dành cho việc học luôn. Nhưng chị con lại không bao giờ quan tâm gì con hết, con thấy tủi thân lắm Thầy à, con biết là mình nên sống hướng vào trong chứ không nên hướng ra ngoài, nhưng con thật sự rất rất cần sự quan tâm và tình thương Thầy à. Con nhiều lúc muốn bỏ không làm gì hết nhưng con lại thấy thương không bỏ được... Thầy ơi, có phải là do nghiệp kiếp trước con gieo nhân xấu nên giờ con mới vậy không Thầy? Sống như thế nào là hạnh phúc hả Thầy? Nếu con không làm gì hết mà chỉ lo cho bản thân con như cách sống của chị con vậy có sai không thưa Thầy? Con so đo với chị con như vậy có sai không Thầy?
Con xin Thầy hoan hỷ chỉ cho con hướng đi ạ.
Con thành kính đảnh lễ Thầy ạ!
Ngày gửi: 17-08-2011
Câu hỏi:
Con áp dụng pháp quán Tứ niệm xứ, con đạt được chánh niệm tỉnh giác khá tốt. Song gần đây con lại nảy sinh một thắc mắc: "Khi quán Tâm thì cái gì quán Tâm? Tâm quán Tâm ư? Nếu lấy Tâm quán Tâm, thì Tâm nào quán Tâm nào?" Kính mong Thầy giải nghi cho con chỗ này. Con xin biết ơn Thầy. Kính Thầy.
Ngày gửi: 17-08-2011
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy!
Kể từ khi được Thầy chỉ dẫn, con đã cố tinh tấn chánh niệm tỉnh giác. Nhưng dạo gần đây con chợt thấy dù con có cố gắng đến đâu cũng không được. Thực sự thì tuy Thầy đã chỉ cho con rất nhiều nhưng sao con vẫn cứ thấy việc chánh niệm tỉnh giác nó cứ mơ hồ không rõ. Trước đây con cố gắng không được; nhớ ra lời Thầy dạy con để tự mọi việc xảy ra không cố gắng gì nữa thì cũng lại không đỡ hơn gì vì bây giờ con lại chìm vào chán chường mệt mỏi. Con nghĩ hay là với tư chất như con thì con cứ "làm việc" trước rồi từ đó tiến đến chánh niệm tỉnh giác thì hơn ạ? Hay là Thầy có thể chỉ cho con tham ngộ một bộ kinh sách nào đó chẳng hạn ạ?
Con mong Thầy chỉ dẫn cho con.