loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 26-09-2021

Câu hỏi:

Con học thiền Vipassanā đã mấy năm theo phương phap quán thọ (dùng ý quét từ đầu đến chân…) con cảm thấy như thiền định vì vẫn có tầm, tứ. Mỗi lần thiền xong con cảm thấy rất mệt. Con nghĩ con không thích hợp với phương pháp này. Đối trước Tam Bảo con cầu nguyện: cho con gặp được Thiện trí thức chân chánh để con học được pháp Thiền hợp với căn cơ của con để đi đúng con đường giải thoát. Và thật mầu nhiệm, con gặp được những bài giảng của Thầy. Con đã nghe và thấy thích hợp với con. Con xin cảm tạ Pháp, cảm tạ Thầy.
Bây giờ đang mùa an cư của các Sư, vì giãn cách không đi đến chùa được, con xin Thầy số tài khoản của chùa Bửu Long để con xin Dana một chút tiền thêm vào việc ăn uống các Sư ạ. Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-09-2021

Câu hỏi:

Con kính gửi thầy!
Con nhờ nghe 1 câu trong cuốn "Người vô sự - Tổ Lâm Tế" mà thấy ra được sự thật, thấy ra được tánh biết. Con cũng đã sống và chiêm nghiệm qua 1 số năm, nay con muốn khởi tâm lập 1 kênh Youtube để chia sẻ chân lý. Do trí tuệ của con vẫn còn bị che mờ, giới hạn nên hôm nay con viết thư này cho con xin phép sau này được tham khảo thêm những lời giảng của thầy để sau còn tùy duyên chia sẻ chân lý với những người hữu duyên. Con tự hứa với thầy với bản thân sẽ làm với cái thận trọng, với cái tâm vô ngã vị tha thầy ạ. Con rất mong thầy hoan hỉ và cho con được 1 lời hồi âm từ thầy! Trong lòng con biết ơn vô hạn những chia sẻ chân lý từ thầy.
Con Nguyên Phong

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-09-2021

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy !
Con có điều thắc mắc nhưng không thể lý giải được. Trước đây con có bị một tai nạn, lúc bất tỉnh con thấy bà nội con (bà đã mất rất lâu) kéo con lại từ tay những vong linh khác (con không biết gọi sao cho đúng) và sau đó con tỉnh lại. Kể từ lúc đó con rất hay bị "những người khác" mượn thể xác này, lúc đó con không biết gì hết con cáu gắt và không muốn nói chuyện. Con tụng kinh niệm Phật, trì chú nhưng con không hiểu sao đôi lúc vẫn còn. Dạo gần đây vì dịch con không thể tới chùa tụng kinh nên con tụng kinh tại nhà rất tinh tấn, không hiểu sao con để ý mỗi lần tinh tấn liên tục như vậy thì thường cơ thể con bị ngáp rất nhiều mà con không làm chủ được, con cũng không tỉnh táo người con lúc nào cũng rất buồn, không nghĩ nhớ gì tới bà con cả, con buồn bực và cáu gắt. Có thầy bảo con có người âm đi theo từ lúc 16t con cũng không biết có đúng không nữa ạ. Mong thầy từ bi chỉ dạy giúp con có phải là khi con tụng kinh ở nhà thì những người ở cõi khác đang đòi hỏi con làm gì không ạ và mong thầy chỉ giúp con làm sao để con thoát khỏi tình trạng này ạ? Mô Phật con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-09-2021

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Khi con quan sát bản thân, có khi con có thể đối diện cảm nhận cơn đau và thấy rõ biết với tâm định tĩnh ngay cả khi trong lúc con ngủ, và cơn đau đó đi qua. Nhưng có lúc con lại thấy mình bị cơn đau đó hút vào, con không tiếp tục quan sát cơn đau nữa mà quay về thả lỏng toàn thân, lúc đó con nhận thấy cảm giác trên toàn thân và cơn đau đó cũng nhẹ dần. Con hành như vậy có đúng không ạ. Con xin thầy chỉ dạy.
Con kính đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-09-2021

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Ngài Viên Minh!
Kính Ngài giải đáp giúp cho con thắc mắc sau:
Tánh của con khi con chưa đi tu, trong sinh hoạt đời thường thì rất ít khi nổi lên Tham và Sân, nhưng có những lúc con đã phát khởi lên những cơn nóng giận và tham ái cao thì ngay tại lúc ấy tự động con trực quay nhìn lại trong thân, con nhận thấy ra đang có cái Sân hay Tham trong thân và sau khoảng 1 giây thì cái Sân hay Tham đó tự biến mất, sau đó và tâm của con đã trở về bình thường hoàn toàn, 100% cơn Sân hay Tham cao độ đó đã biến mất hoàn toàn.
Thưa Ngài, đó là hiện tượng gì mà lại ngược với câu nói khi tu Thiền là:
"Tâm càng bình thì Pháp càng hiện rõ ra".
Con kính đảnh lễ và tri ân Ngài.
Sư Kim Cang-Vajira

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-09-2021

Câu hỏi:

Xin sư ông chỉ dạy cách hành thiền của con có phải là vipassanā không!

Thưa sư ông, vì nhiều lý do, con chưa có cơ hội được đi hành thiền nhiều dưới sự chỉ dạy của các thiền sư. Đa phần những pháp học pháp hành con biết được là do đọc từ sách và học hỏi từ nhiều nguồn rồi tự chắt lọc.
Cuối năm 2017 con có xin đến Viên không Ni tá túc. Tại đây, sau khi gặp gỡ, sư cô Liễu Pháp chỉ nói với con hai điều:
1. Cần nghĩ gì cứ nghĩ cho chín chắn đi vì đó là Chánh Tư duy
2. Tất cả chỉ là một chữ Buông
Con đã dùng những ngày ngắn ngủi trong vườn nhãn Viên Không Ni để nhắm mắt và nghĩ thấu đáo những điều cần nghĩ. Con không quan sát hơi thở nhiều, mà chỉ liên tục nhìn kĩ vào những điều trồi lên trong tâm và truy tìm gốc rễ của nó. Dù không đạt được nhiều thành tựu, con thấy mình biết tự soi xét mình hơn và đi những bước đầu tiên quan sát tâm mình mỗi khi thấy sân giận tham lam nổi lên.
Sau khi trở về từ Viên Không Ni, con cố gắng duy trì chánh niệm tỉnh giác trong các hoạt động và ngồi thiền hai thời một ngày theo Kinh 16 phép quán niệm hơi thở. Con tự thấy mình hay đi qua 4 phép quán thân rất nhanh và dừng lại lâu hơn hơn 4 phép quán thọ. Con vẫn bám vào các đề mục trồi lên trong tâm, tiếp tục tư duy thấu đáo để hiểu rốt ráo vấn đề đang làm con bận lòng.
Sau những lúc “chánh tư duy” này con không còn bị đề mục đó làm cho đau khổ quá nhiều nữa. Cứ mỗi lần hành thiền con lại thấy mình bớt đi một chút phiền não phán xét (dù không nhiều). Con không hiểu có thể dùng từ “thoả mãn” trong trường hợp này không vì khi quán chiếu đến một mức nào đó thì con không còn bị đề mục này quấy rối nữa và con thấy tâm mình an lạc, không bị buộc phải nghĩ gì nữa. Trạng thái này lâu nhất kéo dài được khoảng 5 phút, đôi khi chỉ được 1 phút, đôi khi chỉ được mấy giây.
Sự an lạc này làm con dính mắc, những lần ngồi thiền sau con hay cố tìm lại cảm giác đó.
Và rồi con sinh một đứa con trai.
Việc duy trì chánh niệm tỉnh giác của con theo thời gian cũng yếu dần và gần như mất hẳn. Ngày ngày con chỉ nhận ra mình đang thất niệm, và mọi việc chỉ dừng ở đó.
Cho đến gần đây con bắt đầu nghe pháp trở lại. Con cảm thấy thoả mãn khi nghe pháp của sư ông, đọc sách của thiền sư Ajahn Chah và đặc biệt là loạt vi diệu pháp của sư cô Tâm Tâm vì nó giúp con giải đáp nhiều thắc mắc về Pháp Học.
Trong thời gian nghe pháp này, dù không hành thiền, con thấy mình hiểu ra được nhiều điều một cách rất tự nhiên. Trong lúc đang cho con trai con ngủ, con bỗng hiểu ra sự luyến ái mù quáng của con đối với những người ruột thịt và một cách rất nhanh chóng, nỗi đau về gia đình đã chi phối con suốt ba mấy năm trời biến mất. Con lấy đà này để quán chiếu sâu thêm và chỉ mấy ngày sau con thấy mình không còn phiền não về những đau khổ đã diễn ra trong quá khứ nữa.
Con cũng tranh thủ hùng lực này để đẩy mạnh chánh tư duy và thoát được một nỗi sợ hãi đã chi phối con suốt 10 năm qua. Bây giờ con có thể đối diện với nó hàng ngày mà sợ hãi không nổi lên nữa.
Con được đà tranh thủ tiếp tục quán chiếu về nỗi hãi hùng đối với những bất trắc trong tương lai, lòng tham của con đối với tiền bạc và trong nỗ lực tột cùng, con thấy mình đã gột được phần nào những mảng thô ráp của lòng tham thọ hưởng, sân hận. Con tự nhủ mình rằng: NẾU NHỮNG ĐAU KHỔ TRONG QUÁ KHỨ ĐÃ KHIẾN TA TRƯỞNG THÀNH, CÓ LÝ DO GÌ ĐỂ SỢ HÃI NHỮNG BẤT TRẮC TRONG TƯƠNG LAI?
Hiện giờ con thấy lòng nhẹ nhõm, bớt đi nhiều tham lam, phán xét, ghét bỏ… Con cho rằng con đã đạt được một thành tựu nhỏ trong quá trình tự sửa mình.
Tuy nhiên những điều đó diễn ra khi con đang làm việc.
Khi ngồi xuống hành thiền con không biết phải làm gì nữa. Pháp “chánh tư duy” đã áp dụng giờ đây không còn hiệu quả với con. Theo kiến giải hạn hẹp của con thì có lẽ là do con đã giải quyết được những phần thô ráp của những vấn đề đã từng làm con khổ. Con cần được một thiền sư chỉ dạy để đi bước tiếp theo.
Nhiều thiền sư Theravada nói rằng khi hành thiền hãy quan sát hơi thở ra vào nơi đầu mũi hoặc phồng xẹp nơi bụng và đừng chệch khỏi đề mục đó, dù tâm có đi đâu cũng nhớ đưa nó quay về. Đạt được bước khởi đầu này rồi hãy bắt đầu quán chiếu.
Đây chính là điểm con thắc mắc. Bởi có nhiều thiền sư khác cũng nói rằng đừng bám vào một đề mục mà hãy quán chiếu tất cả những đề mục trồi lên trong tâm.
Con cũng đọc được bài pháp của sư ông nói rằng nếu chỉ thuần ghi nhận hơi thở thì đó là thiền định, không phải vipassanā.

Xin sư ông xót thương chỉ dạy giúp con:
1. 16 phép quán niệm hơi thở mà con thực hành có phải là kĩ thuật thiền vipassanā không?
2. Con thường bắt đầu bằng hơi thở nhưng không kết thúc bằng hơi thở mà quán chiếu những đề mục khác trồi lên trong tâm, kĩ thuật đó có đúng không?
3. Với tình trạng của con hiện tại thì con nên làm gì để có thể tiếp tục tự hành thiền tại nhà?
Con tạ ơn sư ông đã dành thời gian từ bi lân mẫn!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-09-2021

Câu hỏi:

Con kính tặng thầy bài thơ:

Con quay về tự tánh
Soi chiếu lại thân tâm
Hoa ưu đàm vẫn nở
Môi khẽ mỉm nụ cười.
Mây lơ lửng trên trời
Sóng nhấp nhô vào bãi
Dù muôn hình vạn trạng
Vẫn tịch tịnh như là.

Con kính đảnh lễ tạ ơn thầy vô lượng! Kính chúc quý bạn đọc thân tâm an lành.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-09-2021

Câu hỏi:

Thưa Sư Ông cho con hỏi, dạo này con quan sát thấy môi trường con đang sống rất lạ. Đa phần mọi người nói chuyện với nhau ít dùng lời tử tế, mà toàn là nói nhát gừng, la mắng, hay thậm chí còn đánh đập. Con hỏi ra thì mọi người bảo: "không la mắng và đánh nó không nghe, chứ sống hiền quá nó leo lên ngồi luôn thì sao". Nhiều lúc con nghĩ, đối với người lớn hơn, thôi ai có duyên thì mình nói thêm vài câu, không duyên nói chuyện chửi bới, con né hết. Nhưng thưa Sư Ông, điều làm con phân vân là đối với em út nhỏ hơn, thấy mấy em sai, con nói 1,2 câu thấy không thay đổi thì con im, coi như mình không đủ đức và phước, nghiệp ai người đó chịu, nhưng sau đó con lại nghĩ, mình làm anh chị mà quan tâm dạy em, vậy có sai không. Kính hỏi Sư Ông, con bây giờ nên tiếp tục im lặng, làm lơ hết, hay con nên la mắng, chửi bới khi mấy em sai ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-09-2021

Câu hỏi:

Con xin cung kính đảnh lễ Sư Ông ạ!
Con xin cảm ơn và kính chúc Thầy thật nhiều sức khỏe ạ!
Con xin gửi tặng Thầy bài thơ ạ!

TRÌNH PHÁP

Kiếm tìm thầy, trình pháp
Tâm khởi sự đợi chờ
Đúng, sai tâm phân biệt
An yên biến mất liền.

Tự quay lại quán chiếu
Nghiệm ra lỗi nơi mình
Pháp trình con buông hết
Chỉ lẳng lặng thấy thôi.

Pháp vốn dĩ có sẵn
Chẳng cần nói con ơi
IM LẶNG - thầy ban pháp
Cho con tự sáng soi.

Con: Nguyệt Tuệ

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-09-2021

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Con trong lúc ngồi thiền nhìn ra một việc (mặc dù con đã nghe nhiều trước đây) là thực ra tâm rỗng không, nó bị lấp đầy hay bị vấy bẩn do lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và đặc biệt là ý) gây nên. Sau khi nhìn ra việc này con ngồi thiền an trụ tâm dễ dàng hơn nhiều ạ. Con mong thầy chỉ dẫn cho con xem kiến giải của con có sai sót gì không và cách quán để nhìn ra sự trống rỗng ạ. Con xin thành kính tri ân Thầy ạ.
Phật tử: Đức Quảng Đạo

Xem Câu Trả Lời »