loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 05-02-2021

Câu hỏi:

Dạ con kính lễ Thầy, kính bạch Thầy cho con xin hỏi. Con có một người bạn mà hoàn cảnh cha bạn ấy bệnh nặng nằm liệt giường thoi thóp từng ngày. Bác sĩ khuyên bạn ấy nên giúp cha bạn ấy giải thoát khỏi đau đớn xác thân trên giường bệnh bằng cách rút ống thở oxy, bạn ấy thắc mắc là nếu mình đồng ý thì có phạm tội ngũ nghịch không? Trong lúc bạn ấy tác ý thì có tâm muốn cha mình chết vì có tâm muốn giúp cha mình khỏi đau đớn, con xin Thầy từ bi dạy chúng con được rõ ạ. Tụi con kính tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-02-2021

Câu hỏi:

Dạ con xin đảnh lễ thầy ạ.
Thưa thầy, tại sao đã nhàm chán một pháp rồi nhưng con vẫn dính mắc vào pháp đó, lặp đi lặp lại? Sau mỗi lần kết thúc pháp đó dù với kết quả nào con cũng đều thấy thất vọng, bất mãn, và nhàm chán không còn muốn tạo tác pháp đó lại, nhưng qua một thời gian con lại tiếp tục tạo tác. Con chỉ biết là trước những khi tạo tác là lúc con cảm thấy buồn bã cô độc nên muốn tìm cầu gì đó, và con hoàn toàn quên hết sự nhàm chán trước đây mà tạo tác pháp đó như một cái đà.
Thưa thầy, tại sao đã nhàm chán mà vẫn tạo tác?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-02-2021

Câu hỏi:

Thầy ơi con vừa và vẫn đang trải qua những trạng thái khó khăn. Những hoàn cảnh không như ý mà nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức sai lầm của bản thân. Cảnh khổ bắt con phải nhìn lại chính mình. Chính tại đây mà con thấy ra và thoát ly khỏi ảo tưởng về cái tôi thể diện, cái tôi trách nhiệm. Mỗi lần thấy ra con lại bật cười. Cái tôi thật buồn cười thầy nhỉ. Nó cứ tự trói buộc nó vào những khái niệm tự nó đặt ra và cho là đúng tốt, thậm chí cao quý.
Con vừa rút ra được bài học thế này thầy ạ. Sống trọn vẹn với chính mình từng phút giây, đó mới là sống và đó cũng chính là mục đích của đời sống. Nói đến đây con thật muốn cười lớn, đồng thời cũng chảy nước mắt cảm khái. Bởi vì đơn giản quá mà con người phải trôi lăn tử sinh, đau khổ không biết bao lâu mới nhận ra. Lập trình của pháp thật kỳ lạ.
Con

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-02-2021

Câu hỏi:

Dạ kính thưa Sư Ông!
Mỗi khi con hiểu ra một điều gì đó về cuộc đời, cuộc sống và con người thì con luôn bị tổn thương, hụt hẫng. Phải chăng đớn đau là điều bắt buộc để đi đến sự giác ngộ? Hay do con là một người quá yếu đuối nên mới như vậy?
Con xin cảm ơn Sư Ông!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-02-2021

Câu hỏi:

Con bị bệnh nên đọc chú Đại Bi hằng ngày, vậy con đọc thêm chú Dược Sư có sao không ạ? Hay chỉ cần đọc 1 loại chú là được, bạch sư ông chỉ dạy cho con ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-02-2021

Câu hỏi:

Kính thưa thầy.
Ngày 23.12 âm lịch, ngày ông Công ông Táo, một quan điểm trong tín ngưỡng dân gian. Xin thầy chỉ cho con là có nên làm lễ cúng theo truyền thống tại nhà không, và nếu có thì nên làm thế nào cho phù hợp ạ!
Kính cám ơn thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-02-2021

Câu hỏi:

Dạ Mô Phật. Kính bạch Thầy, mỗi khi giận ai, con thường tránh tiếp xúc với người ấy. Con khó tha thứ cho những lỗi lầm của họ. Con thường làm lơ và xem họ là không khí. Nhưng họ lại hay lân la làm thân trở lại với con. Con sợ lại giận khi tiếp xúc lại với họ. Xin Thầy cho con lời khuyên.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-02-2021

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Con cám ơn Thầy đã trả lời câu hỏi trước của con. Con xin hỏi thêm về nghĩa 2 chữ “Quán Âm”. Con xin lấy một ví dụ sau đây:
Khi có ai đó nặng lời chửi mắng con vì không bằng lòng điều gì, nếu lúc ấy tâm con đang bực bội, con phản ứng ngay theo cái bực bội sẵn có, làm cho cái bực bội của mình lớn hơn nữa rồi con chẳng giải quyết được gì.
Nhưng nếu khi nghe lời chửi mắng lúc tâm con đang trong sáng thì con dừng lại một chút, im lặng lắng nghe để hiểu thêm một chút. Không phải chỉ nghe để hiểu lời nói, mà còn có thể cảm nhận được cái khổ của tâm người đang bị hành hạ bởi cơn giận, mặc dù người giận đang thao thao bất tuyệt chẳng thấy khổ chút nào. Cảm nhận được cái khổ nảy sanh lòng thương trong con, con không muốn làm gì để cơn giận ấy lớn thêm nữa và cũng giúp cho con biết rõ ràng hơn nên dùng cách nào để tháo gỡ cơn giận lúc đó.
Cuối cùng nếu con không làm được cơn giận ấy nguôi đi, thì ít nhất cái buồn bị chửi của mình cũng không bị nặng ký lắm.
Như vậy có phải “Quán âm” cũng có nghĩa là lắng nghe tâm của người nói chứ không phải chỉ lắng nghe cái âm của tiếng nói thôi?
Con kính cám ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-02-2021

Câu hỏi:

Thầy ơi, con ở Nghệ An. Con có 1 chiêm nghiệm thực tế mà không lý giải được. Nói chung con rất tỉnh táo không bị mê muội hay mê tín dị đoan gì. Năm 2012 con vào Tây Nguyên tìm mộ bác ruột hi sinh. Đến nghĩa trang Buôn Hồ thắp hương, sau lại lên nghĩa trang Chư M'Nga. Lúc con thắp hương nhắm mắt lại cảm giác có một vầng đỏ rất xa tưởng là xa muôn trùng xoáy xoáy đi với vận tốc siêu tưởng đâm thẳng vào giữa hai lông mày con làm con bổ ngã luôn... và có một cảm giác nữa mà con cảm nhận được là tay mình như có nam châm bị hút đi theo 1 hướng..., đó là cảm giác thực, không ảo tưởng. Con tìm lời giải bằng nhiều cách chưa ra. Mong thầy khai ngộ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-02-2021

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Con có điều này xin hỏi như sau: mỗi khi con để ý đến hơi thở, thì con lại cảm nhận cả thân người. Hơi thở trao đổi hít vô thở ra qua mũi, thì cũng như khí thông qua lớp da. Có một liên hệ trong và ngoài thân dễ dàng không vướng mắc. Mỗi cử động, làm việc gì, cảm nhận này rõ ràng. Toàn diện từ đầu tới chân lúc nào cũng có đó. Những gì xung quanh con đều có liên hệ đến thân, thân có trong tất cả mà tất cả cũng có từ thân, không trong hay ngoài. Con không biết dùng chữ Phật giáo nào để diễn tả được cảm nhận này.
Cảm nhận này hiện diện trong mọi cử động và như có sự luân lưu, mềm mại như khí như nước luôn luôn có mặt. Mới lần con muốn suy nghĩ điều gì quên nó đi nhưng con biết nó luôn có đó để con trở về trong cái tĩnh lặng và an ổn, như là của thân và mọi vật xung quanh mình. Con kính xin Thầy cho con biết kinh nghiệm này có phải là thiền không? Con kính cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »