loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 18-02-2021

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, cho con hỏi về việc giữ giới không uống rượu ạ. Bản thân con không phải là người thích uống rượu bia, trước đây chỉ thỉnh thoảng con uống và đa số chỉ là vì quan hệ xã hội. Hơn một năm gần đây con bắt đầu tìm hiểu Phật Giáo và tu tập. Con được dạy rằng cần giữ 5 giới trong đó có giới không uống rượu (hoặc có nơi nói là không nghiện rượu). Con cố gắng giữ 5 giới khá trọn vẹn trong vòng 1 năm qua nhưng con luôn luôn cảm thấy áp lực và nặng nề vì việc giữ giới không uống rượu 1 cách tuyệt đối. Vì trong môi trường quanh con (họ hàng, bạn bè, công việc), hoàn toàn từ chối rượu có vẻ là một việc khác thường và lập dị. Vậy nên nội tâm con trở nên mâu thuẫn, con không biết nên làm như thế nào. Con xin Thầy cho con lời khuyên ạ. Liệu con vẫn uống rượu một cách bất đắc dĩ và hạn chế đến mức tối đa thì có phạm giới và ảnh hưởng đến việc tu tập không ạ? Khi nghĩ đến điều này con lại mâu thuẫn và cho rằng đó là mình đã trở nên dễ duôi ạ. Con xin Thầy cho con lời khuyên. Con xin chân thành cảm ơn Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-02-2021

Câu hỏi:

Kính thầy, hôm nay con nhận ra cái tật của mình, khi không chịu nổi trạng thái khó chịu là con bắt đầu tìm kiếm, tìm kiếm bất kể bài pháp của ai để học hoặc tìm đến bất cứ nơi nào để học cho đến khi hết khó chịu thì thôi. Nhưng lạ là giải pháp đến tự nhiên chứ không phải mình cố ý tìm là có. Y như các bài pháp của thầy, cứ đến tự nhiên mà rất lợi lạc. Và bây giờ con đang tập tự mình thấy cho đến cuối cùng các trạng thái và có hiệu quả rất tốt. Và cũng lạ một chỗ khi trình thầy xong là trạng thái tiếp theo càng khó nuốt hơn. Lúc đầu con nghĩ chắc là do ma vương quấy phá nhưng giờ con thấy là cơ hội để gia tăng năng lực của mình lên chứ không phải cho rằng tới đó là xong rồi, khỏe rồi cứ nhởn nhơ.
Hôm nay con học được câu: Lời nói, việc làm với tâm an lành thì hạnh phúc sẽ theo sau như bóng không rời hình. Con thấy đó như kim chỉ nam cho hành động hiện tại của mình để có hạnh phúc thực sự, còn những gì mình đang gánh chịu là do nhận thức và hành vi sai xấu của mình gây ra, rất công bằng và không cần oán trách ai. Con thấy hình như mình đang cố tạo một tia hy vọng sau những lần thử thách khó khăn, nhưng nếu có hạnh phúc do nhận thức và hành vi đúng tốt như vậy thì cũng chính là lời thầy dạy bấy lâu, đâu phải đạo Phật là lúc nào cũng phải chìm trong bể khổ rồi bỏ hết tất cả đâu, mà là nhận ra có hạnh phúc từ sửa đổi hành vi và nhận thức đúng tốt đó mới là mục đích cuối cùng.
Con thấy mình quá may mắn vì có những thay đổi nhận thức như vậy và thật biết ơn thầy, biết ơn Tam Bảo đã soi sáng đường con đi ra khỏi tối tăm nơi chính mình.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-02-2021

Câu hỏi:

Kính bạch thầy, sau tết ở Hà Nội diễn ra khóa tu học nào không ạ, thời gian, điểm khi nào? Xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-02-2021

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, con đọc bài thơ của Thầy hay quá:

Mong tìm Đạo lý giữa Kinh Thư
Chẳng thấy ngay đây pháp vốn như
Đừng mải loay hoay cùng chữ nghĩa
Chớ luôn bép xép với ngôn từ
Vay mượn Phật Kinh xưng pháp khí
Học đòi phương tiện tưởng thiền sư
Chỉ cốt buông tay, đừng dính mắc
Tỏ tường thực tại: Đạo bất hư!

Nhân đây, con xin được họa theo vài dòng ạ:

Đạo vốn ở đây chứ ở đâu
Ngay nơi thực tại thật nhiệm mầu
Buông xuống ý đồ nơi bản ngã
Thoát vòng kinh luận với trước sau
Thấy ra trọn vẹn từng khoảnh khắc
Không còn lẫn lộn vàng với thau

Con xin cảm ơn công ơn trời bể của Thầy đối với hàng Phật tử chúng con và kính chúc Thầy mạnh khỏe.
Con Tuệ Tính Như.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-02-2021

Câu hỏi:

Kính bạch Sư Ông! Con xin tri ân lòng từ bi của Sư Ông khi được Sư Ông chỉ ra. Và con cũng vừa đọc được bài “Cám ơn sự giận dữ“. Con còn phải học nhiều thứ lắm, học từ bỏ và chấp nhận mình. Con không cần phải cố gắng chỉ cần nhìn ra thôi. Đôi khi cơn giận dữ lại cho con được tự do là mình. Giống như được giải thoát khỏi sự xiềng xích nội tâm. Nhưng con chưa hiểu lắm. Có 2 loại giận dữ: một là giận mất khôn, hai là giận mà nhận ra mình không phải cái giận số 1 (nói là chính nó là sự tự do, nói là điên vì nó khác thường). Dù là thiện hay ác thì nó cũng sẽ sinh và diệt ngày lúc đó. Con không hiễu khi không sinh thì không diệt. Có sinh thì có diệt. Vậy cái không và có là do mình sẳn có hay do mình tạo ra nó? Khi mà chán sinh tử rồi thì làm sao cười được như Sư Ông? Xin Sư Ông từ bi chỉ ra cho con!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-02-2021

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Sau Tết con xin lên gặp Thầy để được thiền tập và nghe Thầy giảng pháp thì con có thể lên lúc nào được ạ?
Con cảm ơn Thầy.
Minh Hạnh.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-02-2021

Câu hỏi:

Con xin thỉnh Sư Ông ban cho con một bài pháp đầu năm ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-02-2021

Câu hỏi:

Kính gởi Sư Ông. Xin Sư Ông giúp giải thắc mắc cho con 2 câu:
Câu 1. Khi đức Phật thành đạo dưới cây bồ đề thì đêm ấy có ma vương đến phá. Con chưa hiểu rõ Ma Vương ở đây nghĩa là sao. Có nghĩa là ma tham ma sân ma si trong lòng của thái tử nổi nên (vì tâm tĩnh lặng thì những những tham đắm trong quá khứ sẽ nổi lên) hay có 1 vị Ma Vương có thần thông phép lạ ở bên ngoài đến phá Đức Phật?
Câu 2. Con chưa hiểu rõ thế nào là chánh định và thế nào là tà định.
Con là người đã và đang bắt đầu đi trên con đường này nhưng nếu con không hiểu được thì con sẽ bị phân vân mãi.
Trí Bảo Thành Kính

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-02-2021

Câu hỏi:

Kính thầy, qua những ngày nghỉ tết mà con vẫn thấy như ngày bình thường, con vẫn quan sát thân tâm như vậy, vẫn đối diện với những trạng thái đến đi như vậy và không trụ vào trạng thái nào cả. Nhưng con của con nó chịu không nổi, nó dọa sẩy. Con thấy con đã vô tâm với nó, không cẩn thận như một người mang bầu. Con chợt nhìn lại, không thể tiếp tục như cũ được, pháp đã mới mẻ, con phải buông xả áp lực đúng đắn hơn. Rồi con đọc bài An nhiên vô sự của thầy con như gặp được phương thuốc hay dù con đã đọc qua nhiều lần trước đó rồi. Con như xác chết, mọi sự đều vận hành mà không cần có nỗ lực của cái ta nào, thật là hiệu nghiệm và kèm theo nghe pháp thoại nữa nên đầu con giờ rất nhẹ và con cũng không kỳ vọng trạng thái này thật lâu nữa. Con làm hết mọi chuyện cho bé là tịnh dưỡng trong thời gian này, còn bé có tiếp tục đến với con hay không thì tùy duyên. Bản thân con cũng vậy, cái cơ thể này còn dùng được bao lâu cũng tùy duyên. Quán niệm mình là xác chết, suy nghĩ trạng thái nào chẳng có gì quan trọng cả trong trường hợp của con thật hay và rốt ráo.
Con xin chân thành cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-02-2021

Câu hỏi:

Con có chỗ chưa thông mong thầy chỉ bày:
1. Kinh nói Phật giác ngộ vô thượng bồ đề là thấy được lý duyên khởi, tức giác ngộ vạn pháp là duyên sinh, vô ngã, rỗng không, tương tức. Nhưng chỗ khác lại nói giác ngộ là thấy ra thực tánh pháp, thấy vạn pháp như nó đang là. Vậy thấy ra thực tánh, thấy pháp như nó đang là có liên hệ gì với việc thấy vạn pháp duyên sinh, tương tức, không có chủ thể?
2. Nếu theo vế đầu tiên thì dẫn đến một phương pháp tu là quán vô thường, quán vô ngã, quán các pháp là duyên sinh, do nhiều điều kiện hình thành...
Nếu theo vế sau thì chỉ cần trọn vẹn, để tâm tự nhiên quan sát muôn pháp, không để lý trí, kinh nghiệm xen vào...
Vậy hai phương pháp tu trên có chống trái gì nhau không, chỗ được có giống nhau không?
Kính xin thầy từ bi giảng giải.

Xem Câu Trả Lời »