loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 15-09-2020

Câu hỏi:

Thưa sư ông, một vị Tu sĩ khi đi ra đường bôi kem chống nắng thì có phạm tội gì trong giới luật hay không và có nên như vậy không ạ?
Con cảm ơn sư ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-09-2020

Câu hỏi:

Kính thư thầy!
Con có đọc cuốn Sống trong thực tại, đến phần "Bình thản đón nhận" con chưa hiểu rõ ở 2 đoạn trích sau xin thầy chỉ rõ hơn giúp con ạ.
- "Nhẫn nại là khả năng chế ngự thân tâm trước những xung động quá mức hay những tình cảm bốc đồng, không những chỉ sân hận mà cả tham lam, ngạo mạn, ích kỷ, tật đố v.v... đặc biệt là những thói hư tật xấu hay sự nghiện ngập đã tập nhiễm lâu ngày. Như vậy, người nhẫn nại là người biết làm chủ bản thân không bị lôi cuốn theo những cảm xúc bản năng vô thức."
Dạ cho con hỏi "làm chủ bản thân" ở đây trước những điều tiêu cực nêu trên được hiểu như thế nào ạ?

- "Đã làm chủ được tâm sân thì lòng ganh tỵ cũng được loại trừ, vì vậy tâm thường hoan hỷ."
Dạ thế nào là làm chủ được tâm sân và tại sao khi làm chủ được sân thì tự động ganh tỵ cũng được chuyển hoá theo ạ? Vì khi con cảm thấy cơn giận và cơn ganh tỵ 2 cảm giác có vẻ khác nhau?

Con xin cảm ơn thầy !

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-09-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy con hiểu ý trên. Nhưng công việc, thấy người làm sai mình k góp ý (k tạo tác) con thấy như vậy là vô tâm. Vậy để đạt thiền thì mình như vô tâm trước mọi pháp diễn ra hay sao ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-09-2020

Câu hỏi:

Con muốn hỏi thầy: Hiện con đang làm việc ở Hà Nội. Con muốn biết ngoài này ở đâu dạy về Thiền Tông. Con muốn đến đó tham vấn một số thắc mắc và biết cách Hành Thiền thế nào cho đúng cách, không bị đi sai đường. Con xin Thầy giúp con. Con chân thành cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-09-2020

Câu hỏi:

Bạch Thầy,
Con có cách nhìn và diễn tả về cuộc sống như thế này có gì chưa đúng không ạ? Xin Thầy từ bi chỉ dạy cho con.
Con xin được cúi đầu đảnh lễ Thầy.
"Thế giới quanh ta" như một tấm màn bạc để tâm trí chiếu nên cuộn film của riêng mình.
Ở đấy ta vừa là đạo diễn, vừa là diễn viên đồng thời cũng khán giả.
Hiện tại là tác phẩm của quá khứ; vô tình hay cố ý, mỗi phút trôi qua, ta chỉnh sửa để có được "ngày mai" theo mong ước của bản ngã. Cứ thế, bộ film kéo dài như bất tận.
Bởi vậy, cách để bộ film được ngừng là hãy chỉ là một khán giả, ngồi đấy và thưởng thức bộ film cuộc đời, ngồi yên xem và đừng làm gì nữa cả.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-09-2020

Câu hỏi:

Kính bạch Hòa thượng,
Con từng được nghe, kiết sử "tham" và "sân" thường đi chung với nhau. Trong 5 thượng phần kiết sử, có sắc ái, vô sắc ái..., tức vẫn còn kiết sử "tham" vi tế nhỏ nhiệm. Vậy tại sao lại không có kiết sử "sân" vi tế nhỏ nhiệm theo cùng? Kính mong HT từ bi hoan hỷ chỉ giáo để con được hiểu rõ hơn. Con chân thành tri ân Hòa thượng!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-09-2020

Câu hỏi:

Dạ con chào Thầy ạ.
Thưa Thầy làm sao phân biệt đâu là tình yêu (nam nữ) chín chắn và đâu là tình yêu mù quáng, chiếm hữu ạ? Con cảm ơn Thầy và chúc Thầy nhiều sức khỏe ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-09-2020

Câu hỏi:

Kính thầy, sau khi nghe Pháp thoại của thầy con hiểu vượt lên trên đúng sai tốt xấu... là những cái đã qua rồi đóng góp vào sự giác ngộ và có một số nhân đã gây ra có thể không còn hiệu lực trổ quả nên những bậc đã giác ngộ có thể không phải chịu quả đó nữa.
Chứ không phải là chưa giác ngộ mà những hành động hiện tại bỏ qua sự đúng sai tốt xấu và đối với bậc giác ngộ không còn chịu luật nhân quả nữa mà muốn làm gì thì làm mặc kệ đúng sai, mà là họ phát huy Chánh kiến (Bát Chánh Đạo) nơi tự tánh nên mặc nhiên mọi hành động đều chắc chắn, tự nó đã đúng.
Ngay cả Đức Phật khi đã thành đạo cũng phải trải qua khổ nạn do nhân quá khứ thôi, không phải là luật nhân quả không tác động đến họ được nữa.
Con xin trình cái hiểu của con như vậy. Kính mong thầy dạy bảo.
Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-09-2020

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy. Cụm từ VÔ THƯỜNG, KHỔ, VÔ NGÃ hiểu sao cho đúng ạ. Con thành kính tri ân công đức của Thầy. Sadhu sadhu lành thay

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-09-2020

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ!
Bây giờ con hay cảm nhận lại bản thân. Cảm nhận là thấy đúng không thầy. Chữ "cảm nhận" con thấy nó bớt điều khiển hơn ạ. Cảm nhận cả trong lẫn ngoài, như vậy có sai ở đâu không ạ?
Con cảm ơn thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »