loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 16-08-2022

Câu hỏi:

Dạ kính thưa Thầy, từ ngày con chú tâm quan sát và để nhận biết, con đã nhìn ra được mình không phải là những suy nghĩ, tưởng tượng. Nhưng con đi ngủ lại rất hay mơ, trước kia khi chưa chú tâm quan sát thì con ít khi mơ, nhưng mơ thì hay bị bóng đè, mơ bị rượt đuổi mà hầu hết là cảnh con phải nhảy xuống sông hồ để trốn và thoát. Giờ đây con không thấy những giấc mơ như thế nhưng tần suất mơ lung tung rất nhiều, vừa tỉnh dậy, kể cả chỉ dậy đi vệ sinh ban đêm thì con thấy suy nghĩ xuất hiện trong đầu liền, trước kia thì ít nhất những lúc như vậy đầu óc còn có cảm giác trống rỗng. Xin được Thầy khai thị vì sao lại như vậy và làm thế nào để trở về lại với giấc ngủ không mộng mị ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-08-2022

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Bố con sau một thời gian lâm bệnh nặng thì sáng nay bố đã trút hơi thở cuối cùng ạ.
Tâm lực của con còn quá ít ỏi, bé nhỏ nhưng con cũng đã tha thiết hồi hướng cho Bố.
Con kính xin Thầy cùng Chư Tăng Ni đại từ đại bi rải tâm từ, hồi hướng cho bố con để bố con có thể siêu thoát và tái sinh về cõi tốt lành và trong đời sống tiếp bố sẽ có duyên lành được gặp các Bậc Giác Ngộ và Chánh Pháp của Đức Phật. Trong kiếp sống này của bố, tuy bố vẫn có nhiều tham, sân, si nhưng bố con đã sống một đời lương thiện - bố là tấm gương về sự hiếu thảo, phụng dưỡng ông bà hai bên; về sống biết ơn với những người giúp mình; về giúp đời giúp người nếu có thể; về sống liêm khiết, không tham lam; về sống hài hoà với bà con, họ hàng làng xóm.
Bố con là Nguyễn Danh Đạt, sinh năm 1954, trú tại Xóm Bồ Đề, xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Bố con mất lúc 7h46’ sáng ngày 16/8/2022z
Con xin kính cúi lạy tạ ơn Thầy và Chư Tăng Ni ạ.
Con cũng xin đóng góp chút tịnh tài để góp xây cầu ở Cà Mau. Mong Chánh Pháp sẽ được lan toả ạ.
Con kính Thầy và Chư Tăng Ni.
Con
Tâm Diệu Đức

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-08-2022

Câu hỏi:

Kính thưa thầy
Con thấy tâm bất sinh là tánh biết chỉ là tên gọi khác nhau, như trích đoạn dưới đây, có đúng không ạ? 
"Cái mà tất cả quý vị thừa hưởng của cha mẹ lúc mới lọt lòng, chỉ là cái Tâm Phật Bất sinh không có cái bẩm sinh nào khác ở nơi quý vị. Cái Tâm Phật Bất sinh chiếu sáng một cách kỳ diệu, và hơn thế nữa, với cái Bất sinh này, mọi sự đều được thu xếp một cách hoàn toàn ổn thỏa trôi chảy. Khi bạn trú trong Bất sinh là bạn ở tận ngọn nguồn của tất cả thần thông diệu dụng của chư Phật, không cần tìm kiếm thần thông mà có thể xử lý mọi chuyện một cách êm thấm dễ dàng. Bằng chứng về điều này là, trong lúc tất cả quý vị đang lắng nghe tôi nói, mà ngoài kia có tiếng quạ kêu, tiếng chim sẻ chíp chíp, tiếng gió xào xạc... không lầm lẫn tiếng chim sẻ với tiếng quạ kêu bên ngoài, không lầm lẫn tiếng chuông với tiếng trống, tiếng đàn ông với tiếng phụ nữ, tiếng người lớn với tiếng trẻ con tiếng chó sủa, tiếng người hàng rong rao hàng, những màu sắc và mùi hương khác nhau, đủ hạng người đang ở trong phòng giảng đó chính là cái cách mà Bất sinh vận hành. Cái sự bạn phân biệt được mọi thứ bạn thấy nghe như vậy một cách tự nhiên không cần khởi lên một ý tưởng nào cả chính là chánh định công năng chiếu sáng kỳ diệu linh hoạt của Tâm Phật bất sinh.

Nếu quý vị trong tâm không sẵn định kiến, thì vừa nghe một lời quý vị cũng sẽ hiểu ngay, và đạt đến thực chứng hoàn toàn về Pháp.
Cái Bất sinh chiếu sáng kỳ diệu ấy là Tâm Phật không gì khác, hãy an trú trong đó như vậy, bạn sẽ không tạo những mê lầm về bất cứ gì, an trú trong Bất sinh thì Chính pháp được phục hưng trong thế gian này, con người của Bất sinh siêu việt cả sống chết. Tất cả quý vị cần phải dứt khoát thực chứng điều này."

Trích trong Tâm Bất Sinh

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-08-2022

Câu hỏi:

Con kính bạch Sư Ông
Con hàng ngày nghe và thực hành theo lời dạy của Sư Ông, đối diện với điều mình thích hay không thích bằng thái độ Thận trọng, Chú tâm, Quan sát và thấy rõ thân tâm mình hơn. Con không có câu hỏi gì để hỏi, vì con thấy mọi điều đã có trong các bài giảng của Sư Ông. Con xem trên Youtube thấy Sư Ông vẫn chưa khoẻ hẳn, con cầu mong Tam Bảo gia hộ để Người chóng lành bệnh, trụ thế dài lâu, để con có cơ hội được gặp và đảnh lễ Sư Ông ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-08-2022

Câu hỏi:

Thầy ơi, những ngày này con thấy mình thật khác. Con có lúc nghe pháp thầy, có lúc con dừng lại, có lúc con đọc mục hỏi đáp, rồi cũng có khoảng thời gian con dừng lại chiêm nghiệm lâu lâu. Con nhận ra cùng một bài pháp đấy nhưng trước đây con nghe khác, bây giờ con nghe thấy khác, lời thầy vẫn giản dị mà sao nó chính xác vô cùng thầy ơi. Cuộc sống bây giờ của con vẫn vậy, ban ngày tất bật với công việc tối về tất bật với con cái, trước đây con thấy nó bế tắc mệt mỏi lắm mà giờ đây mỗi khi thoáng thấy mệt thì nó như tiếng chuông nhắc con đây chính là lúc con nên nhìn lại mình, và con dừng lại cảm nhận, cảm nhận đôi tay mình cảm thấy gió mát, đôi mắt mình nhìn thấy cả khoảng trời bao la rộng lớn và à mình đang bước đi, mọi thứ bỗng dưng nhẹ bẫng, thân mình nhẹ bẫng, không còn mệt mỏi, không còn gì ngoài hiện thực đang hiện hữu đúng như nó đang là. Con cảm thấy biết ơn sự mệt mỏi khi nó đến, nó đã nhắc con đừng bị cuốn theo vọng tưởng, nó nhắc con thả lỏng mà cảm nhận. Cuộc sống và công việc con vẫn thế nhưng con thấy con đã khác, giữa những bộn bề con vẫn cảm nhận được sự tĩnh lặng ở trong mình. Nó kỳ diệu lắm thầy ơi! Lòng con tràn ngập sự biết ơn thầy, biết ơn Pháp. Con cảm ơn thầy và thành tâm chúc thầy nhiều sức khoẻ ạ!!!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-08-2022

Câu hỏi:

Con kính Chào Thầy ạ!
Thưa Thầy! Con xin tóm tắt câu hỏi của con như sau ạ:
Trước giờ con không biết nhiều về Phật Pháp cũng không biết các Tông phái khác nhau luôn, con thường trì Chú Đại Bi và Niệm Phật.
- Có một khoảng thời gian con thường nghe Bài Chú Đại Bi văng vẳng bên tai khi con làm việc hay đi ngủ.
- Sau khi vô tình được một người bạn quán đảnh (Mật Tông, đến sau này con mới biết). Thì con Thường Niệm Phật.
- Sau đó Chuyện buồn xảy ra với con. Nhưng lòng Con lại thấy An lạc vô cùng, từ trước tới giờ Con chưa từng trải qua cảm giác đó.
- Thỉnh thoảng Khi Con Trì Chú Đại Bi hay Niệm Phật giữa ngực Con thường hay nóng lên và giống như có lực nam châm hút vậy. Cả khi niệm Lục Tự Đại Minh Thần Chú cũng vậy. Nhiều lúc nước mắt cứ rơi nữa ạ.
- Con cũng nhiều lần ngủ mơ thấy Phật, Bồ Tát nữa.
- Gần đây Con bị rơi vào trạng thái trống rỗng, chỉ biết những gì đang xảy ở thời điểm đó thôi. Cũng không vui, không buồn, không nghĩ, và sau những gì xảy ra người con lại quay trở lại trạng thái trống rỗng đó.

Thưa Thầy! Con mong Thầy khai thị cho Con được rõ để Con có thêm niềm tin tu tập ạ!
Các Pháp tuy khác nhau nhưng chung quy lại vẫn một kết quả phải không Thầy?
Những gì Con trải nghiệm thì chính bàn thân con rõ nhất đúng không?
Con giờ như đứng ngã ba đường Con xin Thầy khai thị giúp con ạ!





Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-08-2022

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ. Con có mong muốn được nghe quan điểm của thầy về việc Đức Phật phát nguyện tại cây bồ đề: “Ta sẽ nguyện ngồi tu dưới gốc cây này, nếu không đạt đạo, thì dù xương tan, thịt nát cũng không rời khỏi cội cây này”. Con cảm thấy hơi cực đoan ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-08-2022

Câu hỏi:

Còn có một cái nhìn về Tam Quy:
Khi ta nhìn, nghe, ngửi, nếm, chạm và suy tư. Có một thứ trong tận cùng nhận ra những thứ đó. Khi ta ngồi không, ta nhận ra mọi thứ đến và đi và chợt nhiên ta nhận ra dù thân thể hay suy tư, thì mọi thứ hiện diện nơi đây nhưng không có gì thực sự là liên hệ với ta theo kiểu dính liền không rời mà nó cứ đến và đi, tận cùng đó có một thứ nhận ra tất cả điều đó. Ta trở về sống với thứ đó. Làm như vậy là Quy Y Phật.
Thứ đó nhận ra mọi thứ mà ta có thể nhận ra. Ta thấy biết điều gì đều là do nó. Ta nghi hoặc cũng là từ nó mà biết, ta biết rõ cũng là từ nó mà ra. Ta biết mọi thứ ta có thể biết là từ nó mà ra. Ta nương tựa nơi nó mà nhìn nhận vạn vật thì đó là Quy Y Pháp.
Thứ đó nhận diện mọi điều trên đời, khi ta nghi hoặc hay chấp nhận điều gì thì cũng là do thứ đó. Luôn dung chứa mọi điều trên đời kể cả tư kiến của ta của người, dung chứa mọi điều và nhận ra đó là một phần của Vạn Vật dù đủ hay thiếu thì đó là Quy Y Tăng.
Con kính thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-08-2022

Câu hỏi:

Dạ kính chào Thầy!
Con là cư sỹ, con đang hướng cuộc sống tới hạnh của một vị Sa môn, nhưng con có băn khoăn mong thầy dạy.
Đó là việc ăn uống, nếu ăn chay thì cũng ăn sự sống của cỏ cây, nên cũng có thể coi là sát phạt không ạ? Nếu 1 người cư sỹ như con sống 1 mình, thì khi nấu ăn là đã có sự lựa chọn thức ăn mình thích như vậy là nuôi dưỡng bản ngã.
Con xin hỏi rằng một cư sỹ có thể nào sống với hạnh của 1 vị sa môn không. Con cám ơn Thầy. Mong Thầy luôn khỏe mạnh!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-08-2022

Câu hỏi:

Kính thưa thầy con xin chia sẻ một trích đoạn tuyệt vời

Vọng tưởng nguyên ủy vốn không hiện hữu, mà chỉ do chính bạn tạo ra vì phân biệt. Sự thật chúng chỉ là những cái bóng, những sự việc bạn đã thấy và nghe trong quá khứ, và khi chúng hiện lên, thì đó là những ảnh tượng được phản chiếu chỉ khi nào bạn bám víu vào những cái bóng ấy, bạn mới phát sinh vọng tưởng. Nếu bạn không bám víu vào những cái bóng phản chiếu ấy thì vọng tưởng không sinh. Khi bạn không bám víu vào những ảnh tượng trong tâm, thì bạn không bị mê hoặc. Khi ấy, dù có bao nhiêu ảnh tượng được phản chiếu cũng như không, bạn không có ý tưởng nào cần phải dẹp bỏ hay cắt đứt, thì chúng sẽ phải tự động chấm dứt. Có phải lúc ấy cũng như chúng chưa từng sinh khởi? Như thế thì sẽ không còn một tư tưởng. Chính vì Tâm Phật bất sinh có công năng chiếu sáng một cách kỳ diệu, nên những ấn tượng quá khứ phản chiếu lại trong tâm mà bạn lầm gán cho chúng cái tên "vọng tưởng" trong khi chúng tuyệt đối chẳng có gì là vọng. Vọng tưởng hay mê muội có nghĩa là cái khổ về tư tưởng này làm mồi cho tư tưởng khác. Trong tâm Phật không có một tư tưởng hay một vật gì, bởi thế khi không để mình vương vấn với chúng, tức là đã phù hợp với tâm Phật bất sinh..
Nếu cố ý chấm dứt các ý tưởng khởi lên, đàn áp chúng, thì lại là thất sách. khi bạn cố ngăn cho tư tưởng đừng khởi, thì tâm bạn bị tách làm hai phe, một bên là ý tưởng giận dữ và một bên là cái ý muốn chấm dứt cơn giận. Việc ấy cũng như bạn đuổi theo một người đang bỏ chạy, chỉ khác là ở đây bạn vừa là người bị theo đuổi vừa là người đuổi theo. Lấy một vị dụ khác: khi bạn quét lá rụng mùa thu, lớp lá này quét xong lớp lá khác lại rụng xuống. Cũng thế, dù bạn ngăn được những ý giận ban đầu, nhưng cái ý sau đó để ngăn cản ý giận, lại khởi lên, cứ thế không bao giờ dứt bởi thế cái ý muốn chấm dứt tư tưởng là sai lầm.
Trích trong Tâm Bất Sinh

Xem Câu Trả Lời »