loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 19-06-2020

Câu hỏi:

Dạ chúng con kính chào Thầy.
Chị em chúng con đã sẵn sàng sáng CN được vào Quảng Ngãi thăm Thầy. Khi nào Thầy có địa điểm Thầy cho chúng con xin ạ.
Chúng con cảm ơn Thầy!
Nhóm Phật tử Đà Nẵng

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-06-2020

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy! Con rất chăm chú nghe Pháp thoại của thầy trên youtube và một trong những điều con tâm đắc nhất là thầy đã mạnh mẽ phá bỏ mọi sự tham cầu đã len lỏi trong hầu hết các Phật tử hiện nay (con trộm nghĩ cũng có không ít vị tu hành đã ít nhiều dính mắc vào điều này). Nhân đây con xin trình với thầy một vài quan kiến của con về tiến trình giác ngộ của mình. Kính mong thầy hoan hỉ uốn nắn. Con xin cảm ơn thầy!
Bàn:
Người đạt đạo là người đã đạt được cái Tâm bình thường và người đạt được cái tâm bình thường là Người Vô sự (Vô cầu, Vô đắc, Vô thủ, Vô xả):
- Vô cầu: không tham cầu bất cứ pháp nào, ngay cả đến Quả vị Niết bàn.
- Vô đắc: dù có đạt được bất kỳ Quả vị nào cũng coi như là Không; bởi vì thực ra chẳng có pháp nào được chứng đắc và cũng chẳng có ai là người chứng đắc.
- Vô thủ: không chấp trước hay níu giữ bất cứ pháp nào, dù là nhiễm hay tịnh, thánh hay phàm.
- Vô xả: không xả ly (nhàm chán, trốn chạy) trước mọi duyên cảnh, dù là thuận hay nghịch.
Khi mà Tâm thức đã đạt tới mức độ siêu việt cả không gian và thời gian, tức là không còn phân biệt trong/ngoài, lớn/nhỏ, đến/ đi, trước/sau, nhiễm/tịnh,… thì rõ ràng chẳng còn gì là Nhân với Quả. Rốt cuộc là quá trình tạo tác nghiệp đã kết thúc và chỉ còn lại quá trình “thanh lọc” những chủng tử đã được huân tập từ vô thủy vào A lại da thức; thức thứ Tám dần dần chuyển thành Đại viên cảnh trí và Tâm trở về với thể tính như như ban đầu.
Vậy Tu là tiến trình Xả ly mọi hình tướng và biến tướng của tham Ái và chấp Thủ để dần trớ thành “Người Vô sự”.

Hai vấn đề cốt tử trên bước đường đi tới Giải thoát:

1. “Buông xả tất cả”: Hãy chuyển vật, chớ để vật chuyển người. Đối với mọi sự, mọi vật, tránh để Niệm rơi vào các pháp đối đãi thế gian như: xấu/ đẹp, phải/ trái, yêu/ ghét, có/ không,…
2. “Ưng vô sở trụ, nhi sinh kỳ tâm”: Hãy làm mọi điều thiện mà không nghĩ rằng đấy là điều thiện, không nghĩ rằng mình đang làm điều thiện, không nghĩ rằng người khác được thụ hưởng điều thiện ấy. Tức là làm điều đó chẳng vì một cái gì cả, gần như trong trạng thái vô thức.
Tiến tới mức rốt ráo là phát Tâm Bồ Đề mà không dính mắc vào bất cứ pháp nào cả.
Muốn vậy cần phải:
- Thường xuyên nghĩ và làm điều thiện; tránh những điều bất thiện.
- Hiểu rốt ráo về tính Không của các pháp.
- Dần trở nên Vô tâm (Vô ngã, Vô tướng, Vô niệm) trước mọi sự, mọi vật.

Lược giải phép tu “Phản Văn, văn tự tính”:
1. Xả bỏ ranh giới giữa Năng nghe và Sở nghe, tiến tới lìa Căn (nhĩ căn).
2. Xả bỏ ranh giới giữa Năng giác và Sở giác, tiến tới lìa Giác (tri giác).
3. Xả bỏ ranh giới giữa Năng không và Sở không, tiến tới lìa Không (Nhân không).
4. Cuối cùng là lìa cả cái sự lìa Không (Pháp không) thì Tịch diệt hiện tiền.
Yếu quyết để thực hành Ngã - Pháp nhị Không là miên mật nguyên tắc Xả bỏ đối đãi (ranh giới) giữa Năng và Sở với tinh thần Tùy duyên, thuận pháp.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-06-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy sống trên đời không để đạt được điều gì mà là để học ra những bài học giác ngộ. Khi con thấy ra điều này con rơi nước mắt và thấy biết ơn thầy rất nhiều.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-06-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy, con có câu hỏi: Hàng triệu việc ta làm trong suốt cuộc đời này, làm sao ta phân biệt được việc nào xấu ác để sửa đổi hoặc loại trừ ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-06-2020

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, con rất mong được qua Tổ đình Bửu Long tu tập 1 tuần từ 17/8 tới 23/8. Con không biết làm cách nào để con có thể thực hiện được nguyện vọng này ạ. Con cũng rất mong được biết lịch giảng Pháp của Thầy để có thể đến nghe ạ. Con cảm ơn Sư rất nhiều ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-06-2020

Câu hỏi:

Kính thầy! Thầy dạy con cách niệm sự chết, niệm tâm từ, Niệm bất tịnh.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-06-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy vừa rồi khi con làm việc con thấy ra như này. Khi con chủ trương thận trọng chú tâm quan sát, thì nhiều khi sinh ra nghi hoặc, rằng không biết như thế này có đúng không, chẳng nhẽ lại đơn giản như vậy. Rồi vì nghi hoặc đó mà hỏng việc, con lại chủ trương buông ra, rồi lại hỏng việc. Cứ như thế rồi sân cứ khởi lên. Nhưng rồi bỗng dưng con thấy ra, giống như đi trên đường, chỗ nào nhiều ổ gà hay trơn trượt thì cần thận trọng chú tâm, chỗ nào đường đẹp vắng vẻ thì cứ đi bình thản đâu cần quá chú tâm làm gì. Dạ thưa thầy con thấy đến đấy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-06-2020

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Dạ con tình cờ biết đến cuốn sách "Sức mạnh của tĩnh lặng - Stillness Speaks" của Eckhart Tolle. Dù chỉ mới đọc sơ qua con thấy rất giống những gì thầy nói đến về tánh biết ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-06-2020

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy. Xin Thầy cho con biết Hành ấm có phải là mạt-na thức hay là A-lại-da thức, xin Thầy hoan hỉ chỉ bảo cho con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-06-2020

Câu hỏi:

Kính thầy, nay con thấy sự khác biệt giữa việc ngắm thật chính xác để diệt vọng tưởng và cái thấy mọi thứ kể cả vọng tưởng đi qua rồi buông bỏ, tuy cả hai đều trả về cái trống không, nhưng một bên là sự căng thẳng và một bên là sự phát huy định tuệ. Cái quan trọng là trả về cái thấy sáng suốt từng giây nơi thực tại, không bị trôi lăn theo ngoại cảnh, vọng tưởng, cảm thọ hay cái sắc thân này.
Con cám ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »