loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 26-04-2020

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,

Con thấy thế này có đúng sự thật không thưa Thầy. Khi con sống có rất nhiều loại tâm mà con cũng không cần biết nó là tâm tên gì, chỉ cần cảm nhận thấy nó là được. Ví dụ như khi tham sân nổi lên, con cảm nhận sẽ có căng thẳng vì có đấu tranh đúng sai, vì nhất niệm khởi là đã nhị phân. Nên khi con căng thẳng thì con có cách đối trị là kệ nó. Hoặc nhiều lúc tự trở về được với thực tại thì đỡ mệt hơn là đối trị. Còn si với con mệt hơn, vì tâm không khởi nhiều nhưng rất mệt mỏi không muốn làm gì cả, tâm si với con khó thoát ra khỏi hơn tham và sân. Còn có 1 cái tâm không là có việc gì thì mới khởi, nhưng khác với tâm si là rất tỉnh thức, biết rất rõ mọi chuyện xung quanh nhưng rất nhẹ nhàng. Con sống và làm việc với cái tâm này cảm thấy thoải mái nhất. Làm được nhiều việc hiệu quả mà cảm giác không thấy mệt. Tại thời điểm hiện tại, khi con cảm thấy căng thẳng, con như là có thể điều khiển để trở về với cái tâm này, chắc là con dùng lý trí nhưng cho dù thế nào thì con cũng cảm thấy hiệu quả và sống cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Cũng có nhiều lúc con không làm được phải đối trị như tập trung hơi thở một lát thì tâm tự lắng lại.
Dạ con xin cảm ơn Thầy rất nhiều ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-04-2020

Câu hỏi:

Con kính chào thầy!
Qua niệm pháp con thấy tất cả triền cái, kiết sử, bản ngã đều do ngũ uẩn mà ra. Nhưng con vẫn chưa thấu rõ sự vận hành của ngũ uẩn. Xin thầy khai thị cho con.
1/ Có phải ngũ uẩn là do thức mang theo kinh nghiệm từ lần thứ 2 trở lên chồng lấp lên khi căn tiếp xúc với trần lần tiếp theo (lần đầu vận hành sắc - thọ - tưởng - hành - thức chưa tạo uẩn) mới tạo uẩn hay uẩn tạo ra từ lần tiếp xúc đầu tiên?
2/ Ngũ uẩn sẽ giảm theo chiều tỷ lệ thuận với giác ngộ có phải không ạ? (Người chưa giác ngộ ngũ uẩn sâu dầy, người giác ngộ ít ngũ uẩn nhiều, người giác ngộ nhiều ngũ uẩn ít và người giác ngộ hoàn toàn không còn ngũ uẩn)
3/ Vậy nếu chiếu phá được ngũ uẩn thì cũng sẽ không còn triền cái, kiết sử, bản ngã?
Con cám ơn thầy, kính chúc thầy thân tâm thường an lạc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-04-2020

Câu hỏi:

Kính thưa Sư Ông,
Khi con được tiếp cận, học hỏi, và thực hành giáo lý, trong con có suy nghĩ: đây là pháp tối cao, chẳng còn giáo lý nào khác đáng học hỏi nữa. Con thấy nhàm chán tất cả mọi việc trong cuộc đời nếu những việc đó không có sự liên quan gì tới việc tu tập.
Trong đời sống con vẫn cần làm việc để kiếm tiền sinh sống, và điều đó mang lại nhiều phiền não, rồi con tự nhủ, có thể những công việc nào hướng đến tu tập thì con mới làm, những việc nào cũng kiếm tiền gây hại đến việc tu tập thì con sẽ không làm.
Con có gia đình, và để nuôi gia đình thì con rất muốn kiếm được thật nhiều tiền, và mỗi khi ý muốn khởi lên rằng: muốn làm một công việc đó vì chúng sẽ kiếm được nhiều tiền cho gia đình, giúp con cái được ăn học trong môi trường tốt hơn, thì trong con lại lập tức bị xâm chiếm bởi ý nghĩ: Việc đó sẽ làm gián đoạn tu tập, việc đó sẽ đưa đến phiền não mệt mỏi nhiều. Như vậy trong con có sự mâu thuẫn nảy sinh và con thấy day dứt nhiều lắm.
Xin Sư Ông nói cho con vaì lời khuyên!
Con xin cúi đầu đảnh lễ Sư!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-04-2020

Câu hỏi:

Thưa sư ông, dạo này con có một hiện tượng lạ, mà con ngẫm lại thì hiện tượng này có lâu rồi, chỉ là chưa rõ thôi. Con thấy con sống với những người xung quanh mà như người đứng ngoài vậy. Những câu chuyện mọi người bàn con không hứng thú. Những điều mà mọi người bất bình đau khổ, con tỏ thái độ bình thường và đôi khi lại cười với chính mình, đơn giản con nghĩ sự việc không đến nỗi phải khiến mình phản ứng vậy. Thế là vài người nói con là chỉ biết sống 1 mình, không quan tâm người khác, lạnh lùng, thờ ơ, vô cảm... Con không muốn mình phải thân thiết, gần gũi hay tạo mối quan hệ với ai cả, con hạnh phúc với cách sống mà con chọn. Nhưng mọi người lại không hiểu, chỉ trích.
Đôi khi, con thực sự thấy mình cô độc, con cô độc trong chính suy nghĩ của mình. Nhiều lúc con nghĩ là có nên gượng ép nói cười trong những cuộc vui, hoặc tập thân thiết với một ai đó không? Con kính xin sư ông cho con lời khuyên. Kính tri ân sư ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-04-2020

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Sư ông (Hòa thượng) Viên Minh cùng các quý Thầy.
Kinh bạch Sư ông và các quý Thầy, con xin hỏi một vấn đề sau: Một ngày nên ngồi mấy thời thiền và mỗi thời thiền nên bao lâu ạ?
Con một ngày thường ngồi 2 thời, một vào sáng sớm và một vào buổi tối ạ. Con vẫn cố gắng để luôn sống trong chánh niệm và tỉnh giác cùng duy trì xa lánh các pháp bất thiện ạ. Con xin cảm ơn Sư ông và các quý Thầy ạ.
Con Nguyễn Anh Quân (Kiev, Ukraine)

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-04-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy. Con là một người có ngoại hình hơi dị tật. Thỉnh thoảng con có nghe nhiều lời châm chọc ngoại hình của con, con cũng buồn nhiều lắm dù biết họ chỉ nói sự thật. Vậy có cách nào giúp con bớt mặc cảm và tự ti về ngoại hình của bản thân con không thưa Thầy? Con xin cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-04-2020

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy, con đã lục tìm xem lại những câu hỏi đáp trên đây ở phần tag "tình yêu" nhưng quả thực có lẽ tình cảm nam nữ là thứ phức tạp nhất của kiếp người. Xem phần tag này con thấy muôn hình vạn trạng đau khổ tình cảm nam nữ, không có một hình thái nhất định nào. Có lẽ vì vậy trong các câu trả lời Thầy thường nói xem cuộc đời là trường học thay vì đạt được hạnh phúc trong tình yêu.

Nhưng con vẫn thắc mắc thực sự tình cảm nam nữ là gì, tại sao nó là thứ phức tạp nhất trong các loại tình cảm, và cũng là thứ tình cảm dễ nhàm chán và đổ vỡ nhất? Con xin cám ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-04-2020

Câu hỏi:

Kính chào thầy!
Theo bộ Chú giải (Sammohavinodani) thì mỗi giây có hành tỉ Sat-na tâm sanh diệt, mà tâm thức thì vốn vô hình, vậy làm sao 1 người có thể quán tâm?
Cảm ơn!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-04-2020

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy, Thầy có thể cho con xin 3 câu nói của Đức Phật mà Thầy luôn ghi nhớ (tâm đắc nhất), để con có thể nương theo tu tập và sống trong cuộc đời này.
Con cảm ơn Thầy nhiều lắm.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-04-2020

Câu hỏi:

Dạ thưa Sư Ông
Con bị trầm cảm hơn 10 năm, gặp được pháp sư ông nên có thư giãn buông xả, hoặc thận trọng chú tâm quan sát và những phản ứng khổ đau tổn thương (tâm lý) bên trong bây giờ đã mất đi khá nhiều, mặc dù vậy vẫn để lại di chứng tổn thương về não (vật lý). Do tổn thương não này nên tâm con lúc nào cũng bị trạng thái mệt mỏi, không phấn chấn. Nhiều lần mệt quá con đi ngủ luôn, nhưng sau khi ngủ xong đầu trở nên đau hơn, tâm cảm thấy mệt hơn. Lúc lăng xăng, suy nghĩ nhiều thì tâm cũng mệt, đau đầu nhưng cái này khi tâm quá mệt mà ngủ thì lại càng mệt hơn, đặc biệt ngủ rất nhiều không chỉ ban đêm hay buổi trưa. Nhưng có đôi lần cực kỳ ít ỏi, con đủ nhẫn nãi để chịu cảm giác mệt mỏi này thì rất rất lâu sau nó lại trở lại cảm giác bình thường, rất kỳ lạ. Xin cho con được hỏi 2 điều:

1/ Dạ có phải tâm nếu lăng xăng dao động sẽ trở nên mệt mỏi suy kiệt, nhưng nếu quá trì trệ giống trường hợp con nêu trên thì cũng trở nên suy kiệt?

2/ Con có nêu ở trên, có rất ít lần con nhẫn nại trước cảm giác mệt mỏi, trì trệ này thì tâm tỉnh lại mặc dù rất lâu. Sư ông có thể giúp con hiểu điều này là sao không ạ? Có phải đây là tập khí hôn trầm, thuỵ miên không thưa sư ông? Vì theo con hiểu nếu như tâm sinh vật lý mệt một cách tự nhiên thì khi ngủ dậy người sẽ phấn chấn, khoẻ khoắn chứ không như con. Con nghĩ rằng mình vẫn còn những tổn thương trầm cảm trong tiềm thức chưa trồi lên nên mới có tình này nhưng không biết có phải không?

3/ Ngoài cách nhẫn nại với tập khí này thì có còn cách nào khác để tâm trở nên phấn chấn khi rời vào trạng thái này không ạ? Vì thực sự với bộ não tổn thương (vật lý) này con không đủ sức để nhẫn nại mỗi khi trạng thái mệt mỏi, muốn ngủ, trì trệ này tới nên đều đi nằm ngủ và đương nhiên dậy thì rất đau đầu và mệt hơn.

Con xin cám ơn sư ông, cho con xin lỗi vì câu văn con rất lộn xộn tại bây giờ con vừa mới thức dậy sau trạng thái này nên tâm rất mệt và trì trệ. Mong sư ông tha lỗi cho con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »