loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 19-03-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy, theo dõi các pháp trong lúc thiền là như thế nào và bằng cách nào, con đã nghe Thầy nói nhiều lần nhưng vẫn chưa hình dung ra được cách thức thực hiện. Có phải khi thấy cái gì đó thì ta niệm thầm "thấy, thấy" hay khi phóng tâm nghĩ đến cái gì đó thì ta lại niệm thầm" nghĩ, nghĩ"...
Xin Thầy từ bi hướng dẫn, con xin cảm ơn Thầy

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-03-2020

Câu hỏi:

Sư ông ơi, dạo gần đây con mới phát hiện con hết thương cha mẹ con (hết hoặc còn rất ít ạ). Con biết đạo làm con như vậy là không nên nhưng con phải đối diện với cảm xúc của con và đối diện với cha con, mẹ con như thế nào ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-03-2020

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Con có phúc lắng nghe thầy qua YouTube 2 tháng nay. Con mạo muội trình bày thực tập và thấy biết của con như sau ạ, rất mong thầy chỉ giáo bước đầu ạ.
Tất cả hiện tượng, trạng thái hiện ra ở Thân, Tâm, Cảnh đều là Pháp. Tất cả trong/ngoài con không gì là không Pháp. Tất cả là Pháp thì không có trong/ngoài nữa. Chỉ trong sâu thẳm có cái Biết. Cái Biết này bật lên hoà đồng cùng Pháp, như hình cùng bóng.
Ví dụ: Một khi có suy nghĩ tiêu cực khởi lên (chính là Pháp), nếu con bị cuốn trôi và cái Biết không xuất hiện thì con đang rời Pháp, Pháp đang diễn ra trong con mà con không hề biết. Cái Biết xuất hiện là con thấy ổn ngay.
Giáo Pháp con còn yếu nên cách dùng từ có thể chưa chính xác ạ. Xin thầy uốn nắn và chỉ giáo.
Con cảm ơn thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-03-2020

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy xin cho con được hỏi:
Câu 1. Câu hỏi này con biết chỉ là hỏi theo kiểu lý trí thôi, nhưng xin Thầy giúp con vì con muốn có động lực để tiếp tục tu tập. Bản thân con mặc dù là người nam nhưng rất yếu đuối về mặt cảm xúc, do vậy cuộc đời con luôn tự ti và sợ hãi về nhiều thứ. Con muốn hỏi rằng vì sao một bậc giác ngộ lại không còn sợ hãi (vô uý) trước mọi hoàn cảnh, đối tượng kể cả khi đó là những con người độc ác nhất, hoàn cảnh hiểm nguy nhất ạ?

Câu 2. Như con nói ở trên, do tự ti nên con không tự tin về chính mình điều gì cả, hầu như cuộc đời con luôn bắt chước theo một hình mẫu nào đó. Gần đây con mới nhận ra sự thật này, bởi vì con luôn sợ hãi dẫn đến tự ti, nên ko tự tin và trong mọi quyết định đều theo ý người khác hay bắt chước mà không hề có sự độc lập. Qua những lời giảng của Thầy và đọc về những gì Đức Phật dạy con thấy các vị giác ngộ đều tự tin, và sự tự tin này rất độc lập không bị lay chuyển, không dựa trên tự cao ngã mạn. Thầy có lời khuyên nào cho con không ạ vì con muốn thay đổi chính mình.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-03-2020

Câu hỏi:

Con kính chào thầy! Thầy cho con hỏi.

1/ Khi hành thiền thì trong thấy chỉ thấy trong nghe chỉ nghe... nghĩa là thấy mọi việc như nó đang là (tâm dao động thấy tâm dao động tâm thụ động thấy tâm thụ động). Nhưng trong thất giác chi thì: trạch pháp, tinh tấn, hỷ là 3 yếu tố giúp tâm thoát khỏi trạng thái trì trệ, tiêu cực; khinh an, định, xả: là 3 yếu tố giúp tâm thoát khỏi tình trạng dao động bất an. Thầy cho con hỏi khi nào thì tu theo thất giác chi ạ? Vì con thấy khi thực hành thất giác chi là muốn "thoát khỏi" thì nó ko còn là đang là nữa ạ, ko đúng như những gì thầy chỉ dạy chúng con là chỉ thấy mọi việc như nó đang là.
2/ Vô thường, vô ngã thì chi phối đến mọi người kể cả bậc giác ngộ giải thoát. Nhưng với bậc giác ngộ thì các ngài đâu còn bị chi phối bởi khổ nữa, vậy tại sao lại nói Vô thường, khổ, vô ngã là tam pháp ấn của đạo Phật?
Con kính chúc thầy luôn mạnh khoẻ ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-03-2020

Câu hỏi:

Thưa Sư ông, ta có nên thực tập thiền định để cho tâm định tĩnh trước khi bước vào thiền minh sát hay không. Xin Sư ông từ bi khai thị.
Con xin cảm ơn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-03-2020

Câu hỏi:

Dạ, con thưa Thầy!
Trong lúc ứng dụng thận trọng - chú tâm - quan sát, vì căn cơ còn yếu nên con bị nghi không phân biệt được giữa theo dõi và quan sát; chú tâm và tập trung. Con kính xin Thầy từ bi khai thị để con thấy ra sự khác nhau của theo dõi và quan sát; chú tâm và tập trung? Mà không bị nhầm lẫn ạ (Thầy kèm ví dụ cho dễ hiểu).
Con cảm ơn Thầy! Mong Thầy luôn mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-03-2020

Câu hỏi:

Dạ thưa Sư Ông 4 nguyên lý tu tập: thận trọng..., trở về..., trong lành..., rỗng rang... là ứng ra từ tánh biết để tu tập hay mình tu tập 4 nguyên lý để thấy ra tánh biết?
Hoặc cả 2 điều trên là 2 mặt tất yếu gắn liền với nhau?
Con xin cám ơn Sư Ông!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-03-2020

Câu hỏi:

Kính thưa sư ông,
Con có người quen rủ con tu luyện PLC.
Bạn ấy nói nó tốt cho cả thân và tâm.
Con tìm hiểu thấy nó cũng phổ biến rộng rãi trên thế giới nhưng ko biết có nên không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-03-2020

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy.
Con xin trình Thầy thấy biết của con ạ: Mỗi người như là một "ốc đảo" sống tương giao, tương thuộc, cộng sinh với nhau. Sau mấy năm hiểu, thích hợp với lối sống mà Đức phật đã trao truyền và được Thầy khai thị thì con đã được hưởng hương vị của tánh biết dù là trong khoảnh khắc ngắn ngủi. Từ đó con đã thực hiểu, và hành được tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác và đã có lực chánh niệm, mặc dù sống trong đời ít ai quan tâm và thực biết điều này nên có lúc con cũng bị cuốn theo chuyện đời và tâm cũng bị nhiễm ô. Điều cực kỳ may mắn cho những người như con là có trang nhà là nơi được Thầy tận tình giải đáp, là nơi để chia sẻ, học hỏi, cảm thông với những người có duyên với Đạo nên con thấy vững tin hơn, nghiêm túc, nhiệt thành hơn trong việc sống Đạo.
Giờ con đã định hình được lối sống của mình đó là dù đời có biến thiên thế nào con nguyện tiếp tục trải nghiệm, chiêm nghiệm mọi mặt cuộc sống bằng công cụ, phương tiện và cũng là mục đích sống quý hơn vàng mà Ngài Huệ Khả đã cô đọng lại "Liễu liễu thường tri" và đã được Thầy diễn giải là "Thường sáng suốt biết mình" ạ. Con nguyện thường sáng suốt với "ốc đảo" của mình, còn "ốc đảo" khác thì chỉ cần sống tương giao, tùy duyên giúp được gì thì giúp (chủ yếu là giúp họ biết và thực tâm với Đạo) chứ không chủ trương bất kỳ điều gì, miễn sao sống có giới định tuệ để không xâm phạm hay làm hại đến người khác là được. Còn ngoài kia con người đang sống và ôm giữ khư khư bản ngã của mình nên đã gây ra nhiều khổ đau, hủy hoại môi trường sống, đưa đến biết bao hệ lụy cho cuộc sống thì dù muốn con cũng không thể xoay chuyển được. Pháp hữu vi đều vô thường, sinh, trụ, hoại, diệt, "ốc đảo" của con cũng thế, vì vậy con càng thấy đúng hơn khi mình quay về để soi sáng mình, để học bài học mà cuộc đời đem đến cho mình và chính như vậy cũng là để không xâm phạm, làm hại các pháp đang vận hành trong mình để nó ngày càng vận hành tự do, tự nhiên, thông suốt hơn và như vậy thì mình lại thông suốt chân đế hơn, phát huy được trí tuệ và từ bi hơn. Khi đó tương giao, quan hệ với người khác và chuyện đời (tục đế) thì tánh biết và ý thức sẽ bổ trợ, tự ứng sao cho tương đối là được cũng không cần phải phân vân, lo ngại gì nhiều về tương lai của mình. Con nghĩ đây chính là lúc thể hiện bản lĩnh của người sống đạo. Con cũng đang lờ mờ thấy ra là con quyết không sợ để đi đến cùng lối sống mà Thầy đã chỉ bày mà con thấy với con là vô cùng thích hợp và quý giá ạ.
Con xin trình pháp đến Thầy và mong Thầy chỉ bày thêm cho con ạ. Con xin tri ân Thầy và Chúc Thầy khỏe mạnh, trụ thế dài lâu ạ.
Con.

Xem Câu Trả Lời »