loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 18-03-2020

Câu hỏi:

Dạ thưa Sư Ông, đã gần một năm qua con vẫn hằng ngày lắng nghe cảm nhận chính mình. Di chứng để lại của cơn trầm cảm đó là căn bệnh đau nửa đầu vẫn hành hạ con hằng ngày, những uất ức tâm lý dồn nén hơn 10 năm trầm cảm mỗi khi dâng trào khi quay lại cảm nhận đều đau buốt bật khóc. Có lẽ nói ra có thể có người không tin nhưng gần như hơn mỗi ngày của con chỉ có sự trầm uất, đau khổ, bây giờ gương mặt con chỉ chất chứa sự mệt mỏi, dù cười cũng không nổi.
Thực sự con rất mệt mỏi nhiều lần chỉ muốn buông xuôi nhưng dường như bản năng sinh tồn bên trong khá mạnh mẽ, nên con chỉ cảm nhận và để cho đau khổ, nước mắt dâng trào tuôn ra. Hơn một năm qua luôn là như vậy, cứ mỗi lần bế tắc con lại tìm đến những lời dạy của Sư Ông để chấp nhận nỗi đau muốn làm gì thì làm, nhưng có nhiều lần con mất niềm tin vào lời dạy của Sư Ông, vì không biết cảm nhận những đau khổ này sẽ mang lại cho mình điều gì ngoài việc cảm thấy đầy thống khổ và mệt mỏi cùng cực, rồi con cũng chỉ biết vật vã mà để cho nước mắt tuôn trào, rồi mỗi thứ cũng qua, nhưng con vẫn chưa cảm nhận được gì nên khổ đau đến con vẫn cứ như vậy lặp đi lặp lại.

Riêng trưa hôm nay, nỗi đau buốt ngực, uất ức lại đến, cơn đau đầu dày vò, con cũng chỉ biết buông ra chịu trận như mọi lần. Nhưng lần này có gì đó đặc biệt đã đi qua con, có một cái thấy, giúp con nhận ra một điều mà trước giờ con không hiểu, bây giờ ngồi viết nhớ lại thì rất mơ hồ, chỉ khi lúc đó con đã thấy được rằng khi cảm nhận KHỔ ĐAU, khổ đau dường như có điều gì đó rất sâu sắc không diễn tả bằng ngôn từ được, ngay lúc đó con nhận ra chính khổ đau này giúp con nhìn mọi thứ một cách sâu sắc hơn, con nhận ra nếu như bây giờ con đang vui vẻ an lạc hạnh phúc thì con rất hời hợt.
Bây giờ khi viết ra những dòng này sự trải nghiệm đó con không thể nhớ và muốn nhớ cũng không được, nó đến một cách bất ngờ. Con vẫn tiếp tục sống, mặc dù mỗi ngày vẫn là uất ức, bệnh tật, mệt mỏi chán chường nhưng con vẫn tiếp tục lắng nghe cảm nhận những điều này, trải nghiệm trưa này đã giúp con hiểu ra khổ đau có gì đó mà mình cần phải hiểu nó hơn là dẹp nó đi, có lẽ vì sống với khổ đau quá nhiều, nên con nhận ra chỉ khi nào con hiểu khổ đau trong chính con thì con mới hiểu ra chính mình, giúp con hiểu rằng việc hiểu ra chính mình quan trọng hơn bất kì điều gì.
Con xin thành kính tri ân Sư Ông!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-03-2020

Câu hỏi:

Dạ, thưa Sư Ông. Con vừa đọc bài hỏi của Đạo hữu về việc làm sao để khỏi lo lắng, bất an trong mùa dịch.
Con xin chia sẻ bài viết của con về cách mà con hành động trong 2 tháng qua ạ.
Mùa dịch Covid, chúng ta được gì?
À, tất nhiên là sẽ mất công việc, thu nhập, rồi các con các cháu bị gián đoạn việc học ở trường. Rồi chúng ta sẽ mất sự an toàn nữa. Cảm tưởng như con virut Covid sẽ đến nơi chúng ta ở ngay ngày mai. Nhưng mình nói rằng, tuy dịch bệnh là điều không ai mong muốn, nhưng chúng ta được rất nhiều. Chúng ta có nhiều thời gian hơn cho bản thân, và gia đình. Gần 2 tháng qua, công việc kinh doanh của nhà mình chậm lại, không còn guồng máy hoạt động sôi nổi như trước tết. Đồng nghĩa với thu nhập giảm, nhưng vẫn sống khỏe, chưa đến mức lo ngày mai sẽ ăn gì. Đồng nghĩa với việc mình có nhiều thời gian rảnh hơn. Hơn 1 tháng rưỡi qua, là lúc mình vận động tích cực. Bất cứ khi nào cảm thấy không ổn, mình chọn cách ra ngoài, đi bộ, hít đất, lên xà… Mình không kỳ vọng sự không ổn này sẽ qua mau, mình chỉ tập trung vào việc vận động. Mình đặt chuông báo 5h sáng dậy đi bộ. Kết quả là mình đã nâng cao được độ to của các cơ bắp cần phải to, như là cơ tay, cơ chân, hay cơ bụng… Không cần phải đến những phòng tập Gym, bạn có thể tập tại nhà, chỉ cần 1 chiếc ghế, hay những cái chai nhựa. Chỉ cần cho cát vào những cái chai là bạn đã có thể tạo thành những cái tạ rồi. Quan trọng là bạn có muốn hay không?

• “Nếu bạn muốn, bạn sẽ tìm cách. Nếu bạn không muốn, bạn sẽ tìm lý do".
Một số người khi đối diện với Covid, họ đã sợ hãi và buông xuôi. Còn mình, mình chọn cách đi xuyên qua nó, và vượt lên nó. Xác xuất thống kê cho thấy, tỷ lệ người có sức đề kháng tốt vượt qua được căn bệnh viêm phổi do Covid gây ra là rất cao. Vậy thì, thay vì lo lắng, buông xuôi, tại sao không chọn cách nâng cao sức đề kháng? Dù sao thì, đó cũng là việc dễ làm hơn, và tỷ lệ thành công cao hơn.
• Covid, là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại, cuộc sống của chúng ta thực sự có ý nghĩa như thế nào? Điều gì thật sự là quan trọng?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-03-2020

Câu hỏi:

Con xin hỏi Thầy: Con năm nay 46 tuổi. Từ nhỏ con đã không bình thường như những đúa trẻ khác (con thông minh về khoa học, tò mò nghiên cứu những thứ liên quan đến hiện tượng tự nhiên, sự vật... nhưng rất hay bị nhiễm tính cách người khác). Đến khi 15,16 tuổi mới phát hiện ra trí tuệ không ổn định như sau: Khi chơi bài, đánh cờ, giao tiếp hoặc các môn trí tuệ khác chỉ được 1 lúc là trí tuệ trì trệ mất cảm nhận, tính toán chậm, trí nhớ về ngôn ngữ, sự kiện, tên người kém. Đang giao tiếp cực kỳ thông minh tinh tế, làm chỗ trông cậy của những người xung quanh thì bỗng đờ đẫn mất cảm nhận, kém linh hoạt, 8 thể loại trí thông minh cùng giảm và kết quả mọi người nghĩ con giả tạo và cực kỳ thất vọng. Lúc này ý thức cũng biết tình trạng này nhưng không sao được. Con đã đi chạy chữa nhiều bvien nhưng họ không tìm ra bệnh. Quá trình kéo dài nhiều năm như vậy tâm hồn và phong cách con phải sống theo khả năng của trí tuệ lúc đang có (lúc trí tuệ tốt thì khoáng đạt mạnh mẽ bản lĩnh tự tin cao thượng, lúc kém thì cáu bẳn nhỏ nhen hẹp hòi ấu trĩ...)

Thưa Thầy đến giờ con không biết thực sự tính cách và tâm hồn thế nào, con mất tự tin vào quyết định của chính mình. Trong con có nhiều tâm hồn. Nếu hôm trước đọc sách, xem phim hoặc nghe pháp thoại về dạng tâm hồn nào đó thì sẽ có ngay tâm hồn người như vậy. Lúc này cảm nhận và ứng xử luôn có và muốn hành xử của người có tâm hồn tính cách này. Nhưng đến trưa mai sau giấc ngủ là bị xóa hết lúc này có muốn hành xử cũng không thể và cũng không muốn hành xử như trước nữa. Quên những triết lý sống của tâm hồn đó. Xong đó con phải đợi hoặc tưới tẩm thật nhiều bằng cách xem phim, nghe pháp thoại 1 tâm hồn mới thì trong con mới vận hành theo típ người mang tâm hồn mới được nhưng nếu muốn lặp lại tâm hồn người hôm trước (gần nhất) thì không thể vì hình như tàng thức (hay bản ngã của tâm hồn này đã được "no" rồi).
Hồi đi học môn văn con rất dốt nên viết lủng củng mong Thầy thông cảm.
Con xin đa tạ Thầy và mong Thầy cứu giúp con!
Con chờ tin Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-03-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Hiện nay tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong đó có kinh tế. Nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm nhân sự, trong đó hàng loạt bạn bè, người quen của con đang bị cho thôi việc/nghỉ không lương. Dẫu con tự trấn an mình nhưng vẫn không khỏi lo lắng cho bản thân mình. Mỗi khi lo lắng con thường nghe pháp thoại và mỗi khi nghe pháp con đều thấy an nhiên, thoải mái nhẹ lòng.
Nhưng hễ ngừng nghe, làm việc hoặc các bạn kể chuyện thì con lại bị dao động, chắc là tâm phóng dật đi lung tung.
Mong thầy cho con lời khuyên ạ.
Con chúc thầy mạnh khoẻ ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-03-2020

Câu hỏi:

Dạ kính thưa Sư Ông, con xin phép hỏi là khi trọn vẹn tỉnh giác với thực tại thì chỉ là nhận biết đơn thuần, tự nhiên mọi sự biến đổi của thực tại, không cần thêm bớt gì nữa phải không ạ?
Còn phân tích hay nhận định nó như này, thế kia cho nên nó vô thường, khổ, vô ngã này nọ thì khi đó lại là thức tri và tưởng tri rồi chứ không còn là Chánh Niệm nhận biết đúng đơn thuần như ban đầu nữa, thì mọi thứ sẽ sai lệch, không còn là sự thật nữa phải không ạ?
Con xin thành kính cảm ơn Sư Ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-03-2020

Câu hỏi:

Kính bạch Sư ông!
Con nhận ra khi con làm thiện pháp thì con có thể ngưng lại được nhưng khi làm bất thiện pháp thì con không thể nào ngưng được. Con cảm nhận có một tâm sân, tâm bất mãn về chính mình cứ thôi thúc con tiếp tục sai, kiểu như sai cho bỏ ghét, sai cho chừa nhưng có chừa gì đâu, vẫn cứ tiếp diễn mãi một lỗi thôi. Con xin Sư ông khai thị và chỉ rõ cho con để con tận dụng tốt thời gian của mình vào sự tu tập.
Con kính chúc Sư ông an vui và mạnh khoẻ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-03-2020

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Con có nghe một câu nói của một vị thầy chuyên chữa lành về tâm lý của nước ngoài là:
"The greatest human tragedy is a sense of not being related to life!"
Dịch là:
"Bi kịch lớn nhất của con người là cảm giác không có bất cứ liên hệ gì với cuộc sống này"
Con thắc mắc là những liên hệ nào với cuộc sống là đúng tốt, còn những liên hệ nào với cuộc sống là dính mắc ạ? Và con cũng chưa hiểu vì sao không có cảm giác có liên hệ với cuộc sống lại là bi kịch? Kính mong Thầy khai thị. Con cảm ơn Thầy nhiều ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-03-2020

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy!

Đối với người bị trầm cảm theo chu kỳ, lặp lại vài ngày vào giai đoạn nhất định đối với cơ thể trong tháng (thường khoảng 2,3 ngày). Mấy ngày đó cơ thể con thường rất bức xúc, khó kiểm soát được hành vi, có ý định tự tử hoặc làm tổn hại thân thể nhất thời trong thời gian ngắn. Nhưng vượt qua được vài ngày đó thì lại rất bình thường và tích cực. Xin Thầy cho con lời khuyên là trong trường hợp này con có nên dùng thuốc Tây hỗ trợ điều trị không ạ?
Con xin cảm ơn Thầy ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-03-2020

Câu hỏi:

Kính Thưa Sư Ông!
Khi nghe pháp thoại và nằm buông thư con ngủ rất ngon và rất nhiều, như vậy có phải là hôn trầm không ạ? Và làm sao để bớt hôn trầm thưa Sư Ông?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-03-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con muốn hỏi Thầy một câu hỏi này ạ
Ai cũng biết Dukkha dịch ra tiếng Việt là khổ, nhưng con đọc trên mạng còn thấy có vẻ như từ "khổ" chưa thực sự hết nghĩa của Dukkha.
Theo Thầy thì việc thích thú khi hưởng thụ dục lạc có được gọi là Dukkha hay không ạ?
Bát Chánh Đạo là pháp hữu vi, có thể được gọi là Dukkha hay không?
Có thể câu hỏi của con hơi xa rời thực tế. Mong Thầy có thể chia sẻ thêm về vấn đề này ạ.

Xem Câu Trả Lời »