loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 11-03-2020

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy!
Khi thấy chồng mình đi với người phụ nữ khác. Con thấy tâm con nổi cơn ghen, rồi vọng tưởng đủ thứ. Có phải lúc này bản ngã quá lớn cho là chồng của mình nên che mất tánh biết phải không Thầy? Thấy mọi việc như nó đang là khó vô cùng Thầy ạ. Xin Thầy chỉ dạy cho con.
Con kính đảnh lễ Thầy!
Con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-03-2020

Câu hỏi:

Con xin được thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy, con có mắc một số sai lầm trong quá khứ, từ khi còn chưa biết đến đạo. Nay con đã biết nó là sai và con xin được sám hối, nhưng thưa thấy, hình như con không tha thứ được cho bản thân, thi thoảng những lỗi lầm đó nó lại hiện lên, làm con cảm thấy rất sầu khổ. Mong thầy từ bi khai thi cho con ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-03-2020

Câu hỏi:

Dạ xin Sư Ông chỉ dạy con vài thắc mắc sau đây
1/ Trải nghiệm mà Sư Ông nói đến không nhất thiết phải ở bản thân mình mà cũng có thể từ những trường hợp của người xung quanh mà mình mắt thấy tai nghe, hoặc chiêm nghiệm về nó.
2/ Khi còn những cảm thọ những tư tưởng xuất hiện, nếu trong đầu con xuất hiện những câu nói của ý thức như thận trọng hay lắng nghe cảm nhận thì con thấy rằng ngay lúc đó mình không hề cảm nhận trọn vẹn gì nó cả. Nhưng nếu con buông suy nghĩ đó ra và chỉ quay lại cảm nhận thôi thì sự cảm nhận này rất trọn vẹn.
Khi khởi lên ý nghĩ mình phải tu thế này thế kìa thì đã buông lung phóng dật, còn tu đúng là không cần suy nghĩ mình cần phải tu như thế nào mà chỉ cần làm gì cũng trọn vẹn trung thực với mình trong thực tại. Xin Sư Ông xác nhận giúp con điều này.
Kính chúc Sư Ông luôn mạnh khoẻ !Con xin cám ơn Sư Ông

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-03-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy! Linh hồn có phải là cái ta ảo tưởng không?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-03-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy, sau thời gian xoay quanh liên tục cảnh giác tâm với cái thấy, trì chú, tụng kinh, niệm Phật, nghiên cứu giáo lý... bây giờ tự nhiên con không làm gì hết, không có khởi ý tìm tòi gì nữa, sách không muốn đọc, giảng pháp càng không muốn nghe, cả cái cảnh giác cao độ cũng không còn.
Khi nào thấy cơ thể nặng nề thì biết nặng nề, khi nào hôn trầm thì thấy hôn trầm, khi nào lo lắng thì thấy lo lắng, hết thì thấy hết,... mà đặc biệt chỉ còn cảm thọ nổi lên còn trong ý nghĩ đã tĩnh lặng rất nhiều, con chỉ thấy bên trong mình không còn bó buộc gì nữa, giờ chỉ có bó buộc ở bên ngoài thôi và cũng không cảm thấy khổ sở như lúc trước nữa. Tuy nhiên cái con quan tâm là cái thấy bị ngăn che có lúc thấy ngăn che có lúc không thấy nên con biết mình vẫn còn bị hạn chế.
Con cám ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-03-2020

Câu hỏi:

Kính thưa Sư Ông, con có 3 điều mâu thuẫn muốn hỏi, kính xin Sư Ông chỉ dạy cho con:

1/ Tại sao khi tiếp xúc với một số vị thầy, con lại không cảm nhận được sự cảm thông, vị tha, mà việc vị đó dạy dỗ con cảm thấy áp lực và căng thẳng. Ví dụ như con gặp đau khổ và sám hối với vị đó cho nhẹ lòng, nhưng lại bị trách mắng rằng con đã phạm giới và họ tỏ ra bất ngờ đến mức thất vọng về con. Trong khi nghe Pháp của Sư Ông thì con học được quá khứ là quá khứ, cái sai đã phạm nếu nhìn sâu thì nó thành bài học giác ngộ. Con đã lấy cái sai đó thành bài học cho sự tu, và thấy bản thân trưởng thành nhiều hơn trước, nhưng khi nghe vị đó nói vậy, con vô cùng áp lực và sợ hãi, tâm lý như bị đày xuống địa ngục và sợ trả nhân quả. Từ đó con có tâm lý mặc cảm tự ti, đến giờ đã gần 1 năm vẫn chưa thoát khỏi. Con có nên gần gũi vị thầy đó nữa không, thưa Sư Ông?

2/ Khi con quan sát 1 cách trong sáng định tĩnh, ngay đó gần như chạm vào "diệt đế", thì có 1 ý niệm nảy sinh rất nhanh, đó là ý niệm sợ hãi sẽ rơi vào "không" - không có chỗ bám, không nhân cũng không quả. Và lúc đó con bị rớt mất sự chú tâm trong sáng đó. Cảm giác ấy chới với bất an, dù lúc chú tâm trong sáng, con không hề nảy ý muốn là được buông hay diệt hay khởi bất kỳ điều gì. Thưa Sư Ông, con đã sai điều gì chăng?

3/ Thỉnh thoảng lúc nghe Pháp của Sư ông, con chợt được bình an trong sáng trong hiện tại, nhưng cái "chợt" đó cũng đi rất nhanh. Vậy đó là cái gì ạ, nó có thể kéo dài lâu hơn nếu như định lực của tâm vững chắc hơn không, thưa Sư Ông?

Kính xin Sư Ông chỉ cho con được sáng rõ để con không lầm lẫn nghi hoặc trên đường tu. Con chào Sư Ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-03-2020

Câu hỏi:

Con bật cười khi đọc câu trả lời của thầy cho đạo hữu: "Nói trắng ra, thà thấy rõ đang đi vệ sinh với tâm hồn nhiên trong sáng, hơn là cố gắng rèn luyện để đạt được Linh hồn bất tử".
Thưa thầy, con xin được trình pháp. Con năm nay 25 tuổi, khoảng tháng 11/2019, nhờ thận trọng chú tâm quan sát, tinh tấn chánh niệm tỉnh giác và làm việc một cách tự nhiên vô tâm nên công việc của con khá thuận lợi và đạt được một số thành tựu nhất định.
Nhưng bỗng một ngày, hôm đó con nhận được một khoản thu nhập khá lớn, nhưng con lại cảm thấy trống rỗng, con không biết dùng số tiền đang có làm gì. Con không ham mê hưởng thụ vật chất ở đời, con cũng không có nhu cầu lấy vợ. Thế là con bối rối. Con tự nghĩ ra một mục tiêu mới để tiếp tục công việc này. Nhưng càng cố gắng hướng đến mục tiêu kia bao nhiêu, con lại càng thất bại bấy nhiêu. Và vì mọi người trong nhà thấy con làm việc có thu nhập cao như vậy nên cho rằng con là người thành đạt, chú con còn nói với con của chú ấy rằng học tập anh ý, bằng này tuổi đã giàu có rồi đấy. Con vô thức lại càng thêm cố gắng hành động, nỗ lực cố gắng để duy trì, đạt được hình ảnh đó. Những điều này chỉ đem lại cho con căng thẳng, mệt mỏi và thất bại.
Ban đầu khi thất bại, con cảm thấy khá lo sợ, cố gắng quay trở lại nhưng cứ thành tựu được một thời gian ngắn con lại thất bại trở lại. Nhưng kỳ lạ là lúc này sau mỗi lần thất bại, con lại thấy nhẹ nhõm ra. Cứ như vậy con dần dần thấy ra những ham muốn vọng tưởng của mình, và cũng thấy ra những nhu cầu thực sự.
Con xin được chia sẻ với thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-03-2020

Câu hỏi:

Kính thưa thầy,

Con xin đảnh lễ trước thầy và mong được nhận sự chỉ dạy từ bi về một vấn đề con lấy rất làm băn khoăn, lo lắng. Đó là câu hỏi về con đường đúng đắn.

Con tập buông ngũ uẩn này là tôi, của tôi. Con thấy chính kiến thức, khái niệm trong đầu con là chỗ vướng mắc. Kể cả khái niệm về Phật, Pháp, Tăng, về con đường đạo, về hành thiền, về cái gì là đúng đắn. Con tập buông cái mà bản ngã con ưa thích nhất: suy nghĩ rằng nó khao khát giác ngộ, rằng nó cao thượng vì nó cầu đạo. Con tập buông mọi thứ cho tới chỗ không còn cái gì để buông, con buông luôn cái mong muốn buông được tất cả. Với tâm thế như vậy, tuy tham sân si vẫn hiện tiền, con thường mở cửa lòng mình để thấy Pháp và gặp vị thầy chỉ đường dù ở bất kì hình tướng nào.

Cho đến khi con gặp một người khẳng định đã "thấy", đã đắc quả rất cao khiến con vô cùng lung lay và bị thử thách. Mọi đối nhân xử thế, làm việc trong ngoài, ăn nói giảng dạy của người này đều cho cảm giác cởi mở gần gũi, buông xả từ tốn, chân thành giúp đỡ và yêu thương hướng thượng. Sự hiểu biết uyên thâm và tự tin dễ lây lan từ người này dễ khiến cho những kẻ tầm sư học đạo như con phải cúi đầu đảnh lễ. Duy chỉ có pháp mà vị này hướng dẫn con hành thì hướng tới một đấng sáng tạo, buông dính mắc bản ngã nhập đại ngã, trở về với linh hồn toàn vẹn bất tử. Hay ở chỗ, vị này luôn có thể giải thích Phật tánh tương đương với linh hồn bất tử ra sao, khiến cho con vừa kính trọng vừa e dè, vừa muốn học hỏi thêm vừa phân vân nghi hoặc. Lòng con rối rắm vừa sợ đánh mất cơ hội tu tập trực tiếp với người tỉnh thức, mặt khác sợ đi lầm đường không tới nơi rốt ráo.

Viết ra những điều trên con cũng tự thấy mình thật dốt nát, nhưng thà dốt nát mà hỏi ra để được thấy rõ còn hơn sai một ly đi một dặm. Vì thế câu hỏi của con tới thầy là:
1. Làm thế nào để phân biệt chánh pháp và vị chân tu vượt lên trên ngôn từ/khái niệm/hình tướng/tông phái?
2. Có phải tâm lý cầu đạo là cản trở? Khi con có tâm cầu đạo thì con thấy cuộc sống có sự chú tâm quan sát nhưng lại ngột ngạt, trầm mặc nặng nề với con và với người. Khi con buông tâm cầu đạo ra thì thấy lòng nhẹ, vui tươi dễ tính với người và với con, thế nhưng lại phóng dật buông lung, đồng thời có cảm giác bất an rằng mình đang không tinh tấn.
3. Có nhất thiết phải chấm dứt được suy nghĩ mới là đi tới tuệ giác?

Con mong được thầy chỉ ra lỗi sai, chỗ còn mê muội.
Con biết ơn thầy vô cùng.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-03-2020

Câu hỏi:

Con đảnh lễ sư ông! Con không hiểu định nghĩa Bà-la-môn và Phạm Thiên là sao ạ? Mong sư ông nói cho con hiểu. Tri ân sư ông!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-03-2020

Câu hỏi:

Con kính thưa Sư Ông,

Con chân thành cảm ơn vì Sư Ông đã hồi âm trong lần thư trước về con tiếp xúc với người lạ để mất năng lượng, và trong lần này con cũng lại đi tập thể dục tối nâng cao đề kháng trong mùa dịch, tuy nhiên những lời nói của người kia vẫn còn phần nào ảnh hưởng con. May mắn là con lại gặp người ta, và sau khi chủ động tiếp cận thì con biết do họ đang tập thiền năng lượng luân xa. Sau trao đổi con thấy con giải tỏa được những vướng bận, và cảm nhận năng lượng trở lại ạ, con quay lại với lịch thường ngày với sự tích cực của con chứ không mệt mỏi như trước. Con nhận thấy kinh nghiệm sau việc này, những vị đang trên đường đi của chánh niệm tỉnh giác nên cảnh giác hơn với việc có người lạ tiếp cận, hòng tránh đi những đáng tiếc như con đã gặp ạ. Con chân thành tri ân Sư Ông rất nhiều và kính chúc Sư Ông luôn tràn đầy năng lượng tích cực, để mọi người đều nhờ vào năng lượng Đức hạnh của Sư Ông mà luôn làm đẹp đạo đẹp đời, mang năng lượng tích cực vào xã hội. Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

Kính,
Con.

Xem Câu Trả Lời »