loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 79 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'giáo dục & dạy con'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 27-08-2022

Câu hỏi:

Thưa Thầy, chị con và cha mẹ không hợp nhau, cha mẹ con muốn chị con lấy chồng. Vì chữ hiếu nên chị con đã lấy dù không muốn. Sau khi lấy chồng xong, chị con buồn nên không muốn liên hệ gì với cha mẹ nữa. Cha mẹ con trách chị con bất hiếu. Còn chị con thì chỉ muốn yên lặng, không muốn liên hệ với người nào nữa. Như vậy chị con có mang tội bất hiếu không ạ? Con biết chị con cũng đau lòng, cha mẹ thì không hiểu chị con nhưng con giải thích họ cũng k hiểu và vẫn nghĩ chị con bất hiếu.
Giờ con có thể làm gì để tốt cả đôi bên. Con thấy khó giải quyết quá.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-07-2022

Câu hỏi:

Con chào Thầy,
Con đang có một nỗi bận tâm rất lớn về chuyện bản thân có nên tiếp tục làm giáo dục nữa hay không Thầy ạ. Cũng như bao lần khác, con biết là sự vận hành của pháp sẽ dần dần cho con câu trả lời và nhưng con vẫn muốn giãi bày với Thầy.

Chuyện là trước đây con từng là một giáo viên. Trong quá trình công tác có rất nhiều lúc con cảm thấy mình dường như đang làm hại học sinh nhiều hơn là đang giúp đỡ các bạn ấy bởi vòng xoáy học-thi dường như chỉ làm cho các bạn ấy tiều tuỵ và chán ghét việc học hơn mà thôi. Mỗi lần đi dạy con nhìn thấy các bạn nhỏ rệu rã bước vào lớp là lại cảm thấy xót xa. Con quyết tâm nghỉ việc và hiện đang theo học thạc sĩ ngành Lý thuyết Sư phạm với một triết gia và cũng là một người thầy đáng kính ở Châu Âu – thầy J. M.. Con muốn trả lời cho 2 câu hỏi “Làm giáo dục là làm gì?” và “Thế nào là một người thầy đúng nghĩa?”, và quả thực khi con gặp được thầy J. M. vào năm học thứ 1 thì con có câu trả lời cho cả 2 câu hỏi trên. Con tin vào thầy J. M. vì con thấy lý thuyết của thầy ấy rất gần với tinh thần vô ngã vị tha của Bụt. Từ đó con có thêm niềm tin rằng bên cạnh con đường tu đạo thì giáo dục và trường học có thể mang lại tuệ giác cho những người “phi tôn giáo” hơn là chỉ đào tạo ra những cỗ máy phục tùng cho nền kinh tế và lợi ích chính trị.

Tuy vậy, trong năm học thứ 2 này, khi con ngấm dần các lý thuyết sư phạm của thầy J. M. và xúc chạm với những thực hành giáo dục hết sức phản sư phạm tại chính lớp học của thầy J. M. và các Giáo sư trong Khoa thì con cảm thấy trước tiên là bị đau và sau đó là bất lực. Ở lớp học của thầy J. M., khi thầy đang cố gắng hết sức để giúp sinh viên hiểu ra rằng một trải nghiệm học tập là phải làm cùng nhau, là phải gắn kết với nhau, thì ở bên dưới lớp vẫn có rất nhiều bạn bị hắt hủi do nạn phân biệt chủng tộc. Thầy J. M. đứng ngay ở đó nhưng thầy cũng chẳng nhận ra và thầy cũng không bảo vệ được học trò. Còn ở các lớp học khác, hầu hết các GS đều rao giảng rằng giáo dục sẽ giúp giải quyết các vấn đề xã hội, rằng chúng ta phải hành động, nhưng tất cả những gì các giáo sư làm là bị cuốn vào nhịp thời gian của năng suất lao động, của điểm trác và thi cử, của áp lực xuất bản sách/báo; họ chẳng có một chút thời gian nào để nghĩ cho thế giới, huống chi là hành động. Bên cạnh đó, chủ yếu sinh viên đi học cũng là chỉ lấy cái bằng Tây hoặc để tìm kiếm cơ hội ở lại châu Âu, chẳng ai thiết tha gì đến giáo dục. Khi con đề cập vấn đề này với thầy Trưởng khoa, thầy nói lại với con là: “Cảm ơn em nhưng tôi không tin vào những điều em nói.” Toàn thân con đau lắm Thầy ạ.

Càng gần tới lúc tốt nghiệp và đi tìm những cơ hội việc làm kế tiếp, con càng cảm thấy mình cứ nên chấp nhận rằng giáo dục vốn là công cụ của nhà cầm quyền – đúng như nguồn gốc ra đời của nó – thì hơn. Thầy ơi, con có nên chấp nhận rằng giáo viên cũng giống như bất kỳ công việc nào khác (chỉ để đến trường 8 tiếng và cuối tháng nhận lương) để con đỡ đau hơn không? Dù gì việc học cũng chỉ diễn ra khi người học muốn học, nhưng mà người học đại trà phần lớn đều thờ ơ, con không nên cố đấm ăn xôi phải không Thầy?

Con cảm ơn Thầy đã lắng nghe con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-06-2022

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, con thấy trên youtube có thông tin thống kê nói rằng những đứa trẻ ngoan ngoãn, vâng lời, học giỏi dễ bị stress và trầm cảm hơn những em còn lại.
Vậy con có nên khuyên bảo các em các cháu của mình hãy chăm ngoan, cố gắng học giỏi và vâng lời phụ huynh không ạ.
Con xin cảm ơn ban biên tập đã xem xét câu hỏi của con ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-05-2022

Câu hỏi:

Con chào Sư Ông ạ!
Con vẫn đang học và thực hành theo lời dạy của Sư Ông, nghe Pháp Sư Ông giảng và quan sát mọi việc. Con gái con năm nay vào cấp 2, cháu học chắc và nhanh, ở top đầu của lớp. Trường cấp 2 tuyển sinh có hệ chuyên ngữ, và hệ chuẩn theo Bộ Giáo dục. Nhà con ngày từ đầu đã chọn cho cháu học hệ chuẩn, giản dị, nhẹ nhàng để cháu có thời gian học và nghỉ ngơi.
Có 2 phụ huynh cùng lớp ban đầu cũng cùng quan điểm như con, chỉ muốn cho học hệ chuẩn, hẹn nhau đi nhập học cho con, Nhưng hôm nay sau khi hỏi lại thì họ đã lẳng lặng cho con họ thi vào các lớp chuyên. Không nói gì với con, và khi con hỏi lại họ mới xác nhận. Con quan sát tâm mình và nhận ra thấy tâm sân (hụt hẫng, bất ngờ) rồi sau đó con thấy việc "nay thế này, mai thế khác", biến đổi không lường vốn dĩ luôn là thế, mà tại sao con là cứ xem nó "thường", cứ tin tưởng và đinh ninh nơi tha nhân. Con buông ra và để mọi cái trả lại tự nhiên.
Con nhận ra bản ngã của phụ huynh là muốn lăng xăng, tìm kiếm cái gì tốt nhất cho con mình mà bản ngã tính toán do vô minh.
Con hỏi nguyện vọng của con gái, thì cháu nói muốn học nhẹ nhàng, học chuyên mệt lắm (1 phần cũng do cháu nghe được câu chuyện và phân tích của 2 vợ chồng con).
Thưa thầy, con cứ để mọi cái tự nhiên, nghe theo nguyện vọng của cháu như thế có thực hành đúng pháp không ạ?
Con cảm ơn Sư Ông đã luôn từ bi chỉ dạy chúng con pháp học, pháp hành.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-05-2022

Câu hỏi:

Nhân chi sơ tính bổn thiện, con cái là do mình dạy dỗ và môi trường học tập mà nên. Có do nghiệp của con chi phối nữa không ạ? Làm sao để chữa lành những tổn thương của một con người khi trải qua từ nhỏ ạ? Con biết ơn duyên lành này!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-04-2022

Câu hỏi:

Con kính chào Sư ông.
Con có câu hỏi mong sư ông giải đáp ạ:
Vợ chồng con có 1 em bé 4 tuổi rưỡi. Sự việc xảy ra gần đây nhất là khi em bé không được làm theo thứ mình mong muốn thì bé gào khóc, hét, đánh mẹ. Con muốn chỉ cho bé biết cơn giận, khổ của bé đến từ việc hiện thực xảy ra không được như ý bé mong muốn, bé cần phải đối diện với cơn giận đó, thấy mình đang giận nhưng có lẽ vì còn nhỏ nên bé chưa hiểu, hoặc do chính con chưa đủ trình độ để nói cho bé hiểu nên bé tiếp tục giận giữ và gào khóc. Con đành phải dụ bé bằng cách "nào, làm theo ba nhé, để đuổi cơn giận đi, con cần đọc thần chú úm ba la, cơn giận hãy đi đi". Bé làm theo lời con nói thì cơn giận đó biến mất, bé trở lại tươi cười như bình thường.

Vì đây là lần đầu tiên con hướng dẫn bé làm như vậy, con cũng nghĩ phương án đó chỉ là tạm thời, có gì đó không ổn. Con có làm sai ở đâu không ạ, mong sư ông giải đáp giúp con. Con xin cảm ơn sư ông nhiều ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-04-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Con đang rất bế tắc. Con trai con lớp 8, từ nhỏ vợ chồng con đã cố gắng để con có các điều kiện tốt nhất, ăn học ở những ngôi trường tốt nhất, cuộc sống đầy đủ không thiếu thứ gì. Trước con vốn là đứa trẻ đáng yêu, cũng yêu mẹ, tuy nhiên ngày con càng tỏ ra ích kỷ, con không có chút tình cảm gì với em, gia đình, luôn tỏ thái độ khó chịu với bố mẹ dù bố mẹ luôn cố gắng tỏ ra gần gũi con. Lười biếng không muốn cố gắng hay làm gì. Con đang rất bế tắc và cần một lời khuyên. Con đã cố gắng nghĩ xem mình sai ở đâu, có lẽ do từ bé con đã ko chú trọng rèn luyện dạy dỗ con về tính trách nhiệm và tình yêu thương chia sẻ. Giờ con ko biết mình phải bắt đầu lại từ đâu để con có thể thay đổi và trở thành người tốt. Con rất cần một lời khuyên. Con xin cảm ơn.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-02-2022

Câu hỏi:

Kính bạch sư ông!
Cho con chia sẻ với em phật tử có con trai 11 tuổi hay nghĩ "cái chết".
Mình có thấy 1 bé trai con đứa em chồng cũng có phản ứng giống như con trai em vừa kể, có 2 trường hợp:
1. Chỉ xuất hiện gần đây: lý do là tuổi "ẩm ương" muốn thể hiện cái "tôi", sĩ diện để chứng tỏ là mình trưởng thành.
2. Là 1 bệnh lý của sự trầm cảm nhẹ, hay tự kỷ.
Dù là 2 trường hợp nhưng chỉ có cách giải quyết: đó là tâm từ bi, là tình yêu thương của người mẹ. Đứa con gái của mình hồi học lớp 8 cũng "nổi loạn", nhưng nhờ "có tu" mà mình đã "cảm hóa" được nó, sau này lớn lên nhắc lại thì "chị ta" nũng nịu mà nói "sao hồi đó con trẻ trâu quá mẹ nhỉ".
Mình mong em hãy bình tĩnh, nhẹ nhàng (khi cả 2 mẹ con bình thường không xung đột). Hãy ôm con vào lòng thủ thỉ: đại khái là con ước mơ làm gì, con có mơ thấy gì khi ngủ, con có thương mẹ không... vô vàn lời yêu, và cử chỉ yêu thương cho con, chị tin chắc sau vài lời nói con sẽ bộc bạch hết tâm tư của mình... từ những lời nói "vô tư" của nó, em sẽ biết con mình muốn gì, cần gì, và nó tin: mẹ là người yêu nó, cần nó, và sẽ "chấp cánh" những ước mơ của nó. Khi nó tin vào mẹ thì những chuyện vui buồn gì nó cũng "tâm sự" cho em hết... chỉ lưu ý em:
1. Tuyệt đối không la, trách khi con tâm sự những lỗi lầm ngay lúc con nói, hãy suy xét thấu đáo khi có phương pháp thì góp ý và chỉ dạy cho con, (như vậy lần sau con sẽ tâm sự tiếp)
2. Đôi khi hãy cho con "đương đầu" với thất bại, từ nhỏ đến vừa (bị điểm kém, cô thầy la trách) xem phản ứng con ra sao để có giải pháp khi con "đuối" lý trí (khi đuối lý thì con hay phản ứng tự ti như em vừa kể là 1 dạng "xấu hổ"). Chỉ phân tích đúng sai khi con bình tĩnh, chỉ ra giải pháp để con ứng phó cho các trường hợp trong "tương lai"...
Sau cùng chị muốn chia sẻ là con là "quả" của mình đó. Vì vậy hãy khoan dung, độ lượng, vỗ về mới hiểu mà hóa giải "nội kết" này được.
Có câu "Từ bi hóa giải hận thù". Lòng yêu thương vô bờ của người mẹ, sự minh mẫn và lý trí sẽ giúp em hiểu và thương con 1 cách tích cực nhất.
Mình chỉ "từ bi" và "trí tuệ" với chúng bằng "thân giáo". Dạy cho nó có cái tâm thiện lành là đủ, còn lại mọi thứ nói như sư ông: Cứ để "pháp lo". Vì mình đã làm hết sức.
Chúc em bình tĩnh trong mọi tình huống, chúc cả nhà thương nhau. Vài hàng chia sẻ cùng em. Mong sư ông xem qua nếu được thì chia sẻ giúp cho bạn này bớt lo lắng. Con cám ơn sư ông.
Kính chúc sư ông luôn mạnh khỏe, bình an

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-01-2022

Câu hỏi:

Dạ,
Con mới đọc được câu hỏi của một anh/chị hỏi về em bé 9 tuổi thường có những suy nghĩ về cái chết, về nỗi sợ mất đi người thân yêu của mình. Con đang học về giáo dục và các thầy cô giảng viên của con có chia sẻ về tâm thức trẻ 9 tuổi khá đặc biệt. Bỗng dưng các bạn có cái nhìn phần nào đó tách biệt với thế giới bên ngoài. Bên trong các bạn sẽ dấy lên nỗi sợ về cái chết, về sự chia cắt với bố mẹ. Thậm chí các bạn sẽ có những câu hỏi về cái chết. Đó là sự phát triển rất bình thường của các bạn (nếu các bạn không bị tác động đặc biệt nào đó từ bên ngoài). Điều tốt nhất có thể làm với bạn là coi điều đó bình thường và ở bên bạn thật an yên, giúp bạn hiểu được là dù có bất cứ chuyện gì xảy ra, bố mẹ luôn ở bên bạn và giúp bạn đi qua giai đoạn này một cách thật êm đềm.
Con hi vọng chia sẻ của con có thể giúp được phần nào cho anh/chị có bạn nhỏ 9 tuổi đó ạ.
Con xin kính chào Thầy ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-01-2022

Câu hỏi:

Con chào sư ông! Dạ cho con hỏi: Con có đứa con gái, con muốn cho bé sau này theo ngành y dược, không biết mong muốn con có được không sư ông? Con cảm ơn.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »