loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 504 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'Hỏi & Đáp về Phật giáo'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 10-01-2015

Câu hỏi:

Mô Phật kính thưa sư! Con biết sư công việc rất nhiều nhưng vì những gút mắc của chúng con không biết hỏi ai, hơn nữa từ khi con biết được website trungtamhotong đã giúp con tháo gỡ rất nhiều những vướng mắc trong giáo pháp và cũng như hành pháp. Con thấy sư tận tình chia sẻ cho rất nhiều Phật tử, hơn nữa sư trả lời rất linh hoạt và trung thực giúp cho chúng con đi đúng đường, chúng con vô cùng cảm ơn sư và cố gắng tu hập để không phụ công sư dạy dỗ. Chúng con rất có phước báu mới gặp được sư, nếu không chúng con cứ mãi loanh quanh trong niềm tin tín ngưỡng. <p>

Thưa sư, trước đây chúng con có thờ Phật bổn sư Thích-ca Mâu-ni, nhưng gần đây có một số quý thầy nói chúng con là Phật tử tại gia không được thờ ngài, chỉ có chùa mới thờ, nếu con thờ thì có những chuyện không tốt xảy ra. Con có hỏi tại sao thì quý thầy không nói rõ và khuyên con nên thờ bộ tam thánh là Di-đà, Quan Âm, Thế Chí và thầy giải thích Quan Âm thì luôn cứu khổ cứu nạn khi gặp nguy tai, còn Di-đà thì thờ ngài để khi lâm chung được Phật tiếp rước về Tây phương. Con thấy thầy giải thích cũng có lý vì con thấy đa số Phật tử Việt nam ít ai thờ Phật bổn sư, đa số là thờ bồ tát Quan Âm còn Di-đà sau này mới thờ theo bộ tam thánh. <p>

Con có một chút suy nghĩ, tôn giáo bạn nhà nào cũng phải thờ đấng giáo chủ của họ và thường xuyên niệm dến danh hiệu để tưởng nhớ tri ân. Trong khi đó đạo Phật thì khác hẳn, hình như ít ai biết đến đức Phật lịch sử và giáo lý của ngài, chỉ thờ tự và tưởng niệm những Phật và bồ tát ở huyền thoại, vậy thì sự truyền thừa làm sao có sự chính xác. Nếu mà thờ đức Bổn sư thì có ảnh hưởng gì đến cuộc sống gia đình không thưa sư mà con nghe một số quý thầy nói làm con hoang mang vì đa số chúng con chỉ biết đi chùa đại thừa không được gần gũi các sư Nam tông để học hỏi thêm giáo lý nguyên thuỷ, nhờ có website này mà chúng con mới có cơ hội tiếp cận với những lời gốc Phật dạy. <p>

Cúi xin sư hoan hỷ cho chúng con vì chúng con còn lơ mơ trong pháp học nên không biết thế nào là đúng sai. Mỗi thầy nói mỗi kiểu, mỗi chùa nói một hướng khác nhau, chúng con thật sự bối rối, chúng con rất tha thiết gởi đời sống tâm linh vào sư mong được sư chỉ dạy ạ. Cầu nguyện cho sư có nhiều sức khoẻ để giúp chúng con và cho những ai có duyên để đi đúng con đường mà Phật đã tận tâm chỉ dạy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-01-2015

Câu hỏi:

Mô phật thưa Sư cho con hỏi. Trong kinh sách nói rằng bồ tát Hộ Minh trải qua ba a tăng kỳ kiếp tu lục độ ba la mật đến kiếp hiện tại ngài làm thái tử và xuất gia thành đạo Ngài đã tuyên bố đây là kiếp sống cuối cùng của ngài để chứng nhập niết bàn không còn trở lại nữa. Cũng như các vị thánh đệ tử các vị ấy biết luân hồi đã chấm dứt, đời sống phạm hạnh đã hoàn tất, điều cần làm đã làm không còn bị sinh tử nữa. Có nghĩa là không còn sanh, hữu, tác, thành. Không còn tàng dư, như củi hết lửa tắt. <p>
Nhưng hôm qua 17/11. Lễ vía Phật di đà con lại nghe quý thầy giảng và cũng như báo giác ngộ viết đức Phật A-di-đà là hoá thân của một vị thầy Vĩnh Minh là người đứng đầu tông tịnh độ của đời thứ sáu. Nếu như vậy các vị Phật đã chứng quả A La Hán và nhập niết bàn rồi vẫn có thể phát nguyện xuống lại cõi đời này để độ sinh có nghĩa là sanh hữu tác thành theo chiều thuận của 12 nhân duyên. Con đang theo Phật giáo phát triển nhưng con vẫn còn luẩn quẩn giữa pháp tu và pháp học nên con mạn phép hỏi sư để cho con sáng tỏ thêm không có ý xuyên tạc. Vì đây là con đường mà con và đa số mọi người đang tu tập theo. Nên con rất lo sợ nếu không khéo chúng con có thể đi trong vòng luẩn quẩn của vô minh và ái dục. Con thành kính tri ân sư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-12-2014

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Hòa thượng. Con có thắc mắc, kính mong Hòa thượng giải đáp cho con được rõ.
Trong “Câu Chuyện Dòng Sông” con không hiểu: <p>
1. Tại sao dòng sông là vật ngoại thân mà khi lắng tâm lại nghe nó thì thấy được Pháp để Giác ngộ? <p>
2. Tại sao gã lái đò Vệ Sử lại từ giã Tất Đạt ra đi? Ông ta đi đâu? Để làm gì? <p>
Con kính đảnh lể chào Hòa thượng Viên Minh.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-12-2014

Câu hỏi:

Kính bạch thầy, con thấy các chùa Bắc Tông thường có nhiều tượng khác nhau còn chùa Nguyên Thuỷ thường tôn trí nhiều tượng Đức Phật Gotama giống nhau xếp thành hàng hay tầng tầng lớp lớp. Việc tôn trí nhiều bức tượng giống nhau như vậy có nhằm ý nghĩa gì đặc biệt không thưa thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-11-2014

Câu hỏi:

Kính gửi thầy, hôm nay con có đọc Tạp chí Phật giáo Nguyên Thuỷ có nói về sự thành lập Ni đoàn thời Đức Phật. Có 2 điều con không hiểu. Đầu tiên, vì sao Đức Phật lại nói khi cho phụ nữ trở thành Tỳ khưu thì Giáo Pháp tồn tại từ mười ngàn năm giảm xuống còn năm ngàn năm? Kế đến, con cũng thấy có đoạn nói về một vị tôn giả đề ra 8 điều mà Tỳ khưu ni phải làm, trong đó có những điều dường như chèn ép các ni quá. Phải chăng là những điều được trình bày trong phần này bị chi phối bởi hoàn cảnh và quan niệm đương thời về vai trò, vị thế của nam và nữ trong xã hội chưa quân bình? Kính mong thầy chỉ dạy cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-11-2014

Câu hỏi:

Dạ thưa sư ông, con được đọc trong các bài kinh và các tài liệu nói về các quả thánh trong đạo Phật, như bài kinh “Sa môn quả” và bài một số tài liệu ở trang Wikipedia. Thì con nhận thấy là những vị đạt được “Tứ thiền”, và họ có thêm “Tam minh và lục thông nữa” song song với đạo đức hoàn toàn thì họ được gọi là A-la-lán. Nhưng con cũng đọc được là ngoài 4 bậc thiền, còn có 5 bậc định nữa (Không vô biên xứ định → Diệt tận định), trong Tiểu kinh “Rừng sừng bò” thì các vị tôn giả A-la-hán cũng trình với đức Phật về các bậc định kéo dài từ “Sơ Thiền” cho đến “Diệt Tận Định”, thế nhưng tại sao khi 1 vị A-la-hán chỉ cần đạt đến “Tứ Thiền” thôi, mà không phải là “Diệt tận định” ạ? Và cũng trong kinh “Đại Bát Niết Bàn” thì đức Phật cũng nhập xuất các tầng định dài cho đến “Diệt Tận Định”, rồi đức Phật lại xuất nhập cho đến “Tứ Thiền” rồi mới nhập Niết Bàn, con cảm thấy là ở mức “Tứ Thiền” có điều gì đó rất đặc biệt. Con cũng thắc mắc là khi đức Bồ Tát còn ở cung trời, có phải ngài đã chứng A-la-hán và giải thoát vô số kiếp trước rồi không ạ!? Nhưng vì hạnh nguyện độ chúng sanh nên ngài đã trải qua vô số kiếp để đến kiếp cuối cùng đản sanh làm thái tử và chứng quả Phật, cho nên các vị A-La-hán, Độc Giác dù chứng quả bằng như Phật, nhưng không thể nào bằng được 1 vị Phật tại thế được, nên con khó hiểu ở chỗ là nếu một vị A-La-Hán muốn thành một vị Chánh Đẳng Giác ở kiếp vị lai, thì cũng phải trãi qua nhiều kiếp nữa để độ sanh, nhưng nếu trải qua vô số kiếp nữa thì đâu còn gọi là “Vô sanh” không tái sanh nữa thưa sư ông? Thắc mắc của con cũng nhiều, xin sư ông giải đáp giúp con, con thành kính tri ân sư ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-10-2014

Câu hỏi:

Thưa thầy, <p>
Hằng ngày được đọc những câu hỏi đáp giữa thầy và các bạn đồng tu cũng như được thầy giải đáp thắc mắc, con rất lấy làm hoan hỷ. Mặc dù con đã hoàn toàn đồng ý với phương pháp thiền thấy ngay sự thật nhưng con vẫn còn một mong ước là muốn được hiểu ý nghĩa của Phẩm Hóa Thành Dụ trong Kinh Pháp Hoa. Không hiểu sao con rất tâm đắc phẩm này mặc dù không hiểu lắm. Con có đọc qua những bài giải thích của nhiều vị tăng bên Bắc Tông. Nhưng con chưa hiểu sự ẩn ý của phẩm Hóa Thành Dụ đối với pháp môn Thiền. Nhất là hình ảnh Hóa Thành, thật ra Hóa Thành muốn ví với điều gì và tại sao những người đi tìm kho báu và vị đạo sư vẫn phải đi tiếp, họ phải đi đến đâu mới thật sự đến nơi? Mong thầy từ bi khai ngộ cho con được thỏa lòng ước vọng, giảng giải cho con ý nghĩa của phẩm Hóa Thành Dụ này. Con xin cảm ơn thầy rất nhiều!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-10-2014

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ Thầy.<p>
Bạch Thầy, mấy ngày gần đây đã có hai lần mà câu Pháp Cú 183 được trích dẫn: "tránh điều ác, làm điều lành và giữ tâm thanh tịnh". <p>
HT Thích Minh Châu thì dịch là: <p>

183. "Không làm mọi điều ác./
Thành tựu các hạnh lành,/
Tâm ý giữ trong sạch,/
Chính lời chư Phật dạy." <p>
Con có lần được đọc ở một nơi nào đó một câu có ý như sau: <p>
"Không làm các điều không lành,/
làm tất cả các điều lành,/
làm với tâm ý thanh tịnh" <p>

Con thấy lối diễn tả này có phần hợp lý hơn vì nếu "không làm các điều dữ" với tâm ý không thanh tịnh thì vô ích; nếu "làm các điều lành" mà với tâm ý không thanh tịnh, thì có khi lại không tạo được nhân lành như đã ước vọng. Nếu "không làm", "làm" và "giữ thanh tịnh" là ba việc riêng rẽ thì con nghĩ không được hiệu quả bằng "không làm" với tâm thanh tịnh, và "làm" với tâm thanh tịnh. Khi đó việc "làm thanh tịnh tâm" có nhiều cơ hội thực hành. <p>
Vì thiếu trí tuệ nên con thường hay nghĩ ngợi có phần vô ích, kính mong Thầy từ bi chỉ dạy cho.
Con xin thành kính nhớ ơn công đức của Hòa Thượng.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-10-2014

Câu hỏi:

Kính bạch Tôn Sư, <p>

Trong niềm hân hoan, khi con được tham dự lễ dâng y Kathina sáng nay tại Tổ Đình Bửu Long. Con thấy hình bóng chư Tăng thật là thanh cao và tôn kính biết bao. Lúc làm lễ thọ y, Tôn Sư đứng dậy trình trước đại chúng, Tôn Sư có y mới. Hình bóng ấy thật là giản dị, đơn sơ nhưng thắm đượm tình Đạo Pháp. Hình bóng của một người Cha lành cho chúng con noi theo. <p>

Sau khi biết đến Phật giáo Nam truyền qua lời chỉ dạy của Tôn Sư và nhân duyên do con là Phật tử tu học trong môi trường Phật giáo Bắc truyền nên trong tận đáy lòng con, con thành tâm tri ân đến Tam Bảo - Phật, Pháp, Tăng ba ngôi báu bất khả tư nghì. Tự Tánh Giác ngộ, Tự tánh Thanh Tịnh và Tự tánh hòa hợp, trong lành. Ba ngôi báu tôn quí để chúng sanh quay về mà có suối nguồn an lạc nơi tại chính mình. Bằng đầy đủ các Pháp duyên phương tiện và tùy theo căn cơ, trình độ khác nhau của mỗi chúng sanh mà Chư Tăng - sứ giả Như lai - mang trọng trách thiêng liêng hoằng truyền chánh Pháp do Đức Đại Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật đã chỉ dạy cho chúng sanh noi theo để đem lại sự an lạc, hạnh phúc cho mỗi người khi biết quay về nguồn cội. <p>

Tùy theo căn cơ mỗi người mà Chư Tổ đã dẫn dụ nhiều Pháp duyên phương tiện khác nhau để chỉ dạy cho chúng sanh Chánh Pháp. Vào thời Đức Phật còn tại thế - thời Chánh Pháp mà bây giờ Phật giáo Nguyên Thủy đang truyền thừa - thật tuyệt vời những vị thời ấy là những bậc thượng căn. Do đó chỉ qua một câu kệ, hay lời nói mà Phật dạy thì liền trực nhận và đắc Thánh Quả. Qua đến thời tượng Pháp, chư Tổ dùng nhiều Pháp duyên phương tiện khác nhau để hướng dẫn nhưng tiêu biểu là Thiền tông, Mật tông và Tịnh Độ tông. <p>

Mật tông thì dùng những những câu Chơn Ngôn để làm phương tiện dựa trên nguyên tắc tam mật tương ưng Thân, Khẩu và Ý. Thân thì trang nghiêm, khẩu thì trì Chơn ngôn và ý thì phải trong chánh niệm câu Chơn ngôn ấy. Và mỗi câu Chơn ngôn đều có công dụng riêng, ví dụ như Chơn ngôn Đại Bi khi trì thì có công dụng là hóa giải tâm sân của mỗi chúng sanh để về Tự Tánh Từ Bi mà mỗi người ai cũng có. Đức Chuẩn Đề Vương Bồ tát có 18 tay là tượng trưng cho 6 căn, 6 thức và 6 trần. Do đó, Chơn ngôn này có công dụng hóa giải những cấu nhiễm của căn, trần và thức để quay về Tự Tánh. Mỗi câu Chơn ngôn đều có công năng riêng biệt mà Chư Tổ đã chỉ dạy ngõ hầu chúng sanh phải biết sử dụng nhằm tẩy gội Tham, Sân và Si mà quay lại bổn gốc Tự tánh Giác Ngộ, Thanh Tịnh và Hòa Hợp, Trong Sáng mà tất cả ai ai cũng có. Nếu hành giả tu học không biết quay về thì sẽ rất dễ bị lầm đường lạc lối. Tịnh Độ Tông cũng vậy, Chư Tổ dạy ra nhiều Pháp môn niêm Phật để trở về nhất niệm, kế đến phải nhất Tâm và sau cùng là về lại Tự Tánh sẵn có của chính mình. <p>

Qua đó, con vô cùng trân quí và tri ân đến chư Tổ, chư Tăng. Các Ngài vì hàng hậu học mà tạo ra nhiều Pháp duyên phương tiện khác nhau để dẫn chúng sanh biết quay về Bổn gốc. <p>

Qua quá trình tu học, con có những thấy biết như trên. Kính mong Tôn Sư thùy từ chỉ dạy thêm cho con được tỏ tường. <p>
Kính nguyện xin Tôn Sư từ bi trụ thế lâu dài. Kính chúc Tôn Sư Pháp thể khinh an mãi mãi là ngọn đèn Chánh Pháp soi sáng cho hàng chúng sanh chúng con.
Thành kính tri ân Tôn Sư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-09-2014

Câu hỏi:

Kính sư cho con hỏi là Đạo Phật Nguyên Thủy và Phật Giáo phát triển ngày nay (Mật tông, Thiền tông và Tịnh Độ tông) có gì khác nhau giữa cách tu? Con nghe bạn con giải thích là Đạo Phật Nguyên Thủy thì khi đi khất thực, nếu ai cho gì thì ăn nấy dù mặn hay là chay. Kinh xin sư giải thích cho con học hỏi thêm, xin đảnh lễ sư.

Xem Câu Trả Lời »