loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1179 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'nguyên lý tu tập'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 13-10-2016

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy,
Con chỉ mới được nghe pháp Thầy gần đây nên con nhiều điều thắc mắc xin Thầy vui lòng giải đáp giúp con.
Con được thấy Thầy hướng dẫn khi làm bất cứ việc gì thì ta chỉ cần biết trọn vẹn đang làm việc đó thôi. Con chưa hiểu rõ cho lắm, cho nên con tự nghĩ cách thực hành như con đang đi con nghĩ trong đầu đang đi, con đang chạy xe nghĩ trong đầu con đang chạy xe. Nhưng khi làm vậy con lại thấy có vấn đề, vì chẳng lẽ con chạy xe 10 phút thì con cứ nghĩ trong đầu con đang chạy xe, đang chạy xe hay sao? Như vậy thì có vẻ như đó chỉ là vọng niệm không phải đúng với cái biết mà Thầy đang dạy. Con rất muốn được thực hành đúng pháp nên con xin Thầy hoan hỷ dạy cho con.
Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-10-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Con xin phép trở lại với câu hỏi của con vài ngày trước về mong muốn của bản ngã và có đánh số 1, 2, 3, 4 các dẫn chứng mà Thầy có bảo lần sau con hỏi mỗi lần chỉ một câu thôi. Hôm nay Thầy cho con hỏi một lần nữa về sự muốn và chỉ lần này nữa thôi.

Một ngày 24 tiếng cũng khó nếu không đặt câu với từ muốn, cho dù là to want, to need, to wish, to hope, to demand…
Ví dụ như con kiểm soát được những mong muốn thuộc dạng biết đủ của con, thì con vẫn phải tương tác với rất nhiều mong muốn của người xung quanh: đi học thì có của thầy cô, bạn bè; đi làm thì có của sếp trên, đồng nghiệp; và mong muốn của những người trong gia đình có tần suất dày đặc không kém.

Nhà chồng con muốn một cái nhà rộng, to. Con đã thấy khổ.
Họ lại muốn bên trong bên ngoài bên trên bên dưới ngóc ngách chỗ nào cũng phải sạch như li như lau. Lại thêm khổ.
Kiếm được người giúp việc đã khó, không cho họ lau nhà bằng cây mà bắt ngồi lau bằng giẻ lại càng thêm khó. Làm được ít bữa họ nghỉ, lại càng thêm khổ.

Nếu con không cộng hưởng với cái khổ của mọi người mà chống khổ thì con tự cô lập.
Và vì con chống lại cái muốn của mọi người một cách thiếu nghệ thuật, thiếu sáng suốt nên con đã thật sự cô lập.

Nhiều người bảo con hư, con chấp nhận mình hư. Họ cũng bảo con sai rồi, con cũng biết mình sai. Nhưng giờ bảo con làm lại khác đi thì con không thể và cũng không muốn, như thuyền đã đi xuôi dòng, không thể tự vận động ngược lại, trừ khi phải gắn máy vào.

Nếu con cố gắng sống như một vai diễn trên sân khấu, cố hòa đồng, cố ngoan, thì phải cố muốn, thoải mái với các kiểu mong muốn, cho vui người vui mình.

Con thấy cái gì đó sai sai, và lẩn quẩn như con kiến leo cành cụt, leo ra leo vào.
Cụ thể do chống muốn nên con đã không là một người con hiếu lễ, một người vợ đủ nghĩa, một người mẹ gương mẫu.
Con chỉ biết chiều chuộng bản năng chống lại cái muốn của riêng mình, chỉ còn lại cái tôi, trong khi cái tôi không tồn tại độc lập.
Con mong nhìn thấy cái sai thật của mình để vững bước đi tiếp con đường còn lại, dù ngắn hay dài.
Kính thư.
(PS: con tưởng chừng như con được đọc tiếp quyển Thư Thầy Trò và con rất là trân trọng)

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-10-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Khi chánh niệm tỉnh giác, thận trọng chú tâm quan sát trong mỗi hành động, trước mỗi hành động khởi sanh thì "ý muốn" trong tâm xuất hiện trước rồi mới đến hành động xảy ra, vậy phải biết ý muốn trong tâm trước rồi mới biết hành động theo sau đang xảy ra phải không ạ? Nhiều lúc hành động với phản xạ tự nhiên hay có những hành động tuy ta gọi là vô tâm vô ý nhưng thật ra ý xảy ra rất nhanh mà ta không nắm bắt được thì phải làm sao ạ?
Con thực hành chánh niệm tỉnh giác, thận trọng chú tâm quan sát còn yếu quá thầy ạ, có lúc do ngoại cảnh chi phối khiến con quên, có lúc do tâm sân khiến con không làm chủ được, có phải do nghiệp con còn dày phải không thưa Thầy? Con phải làm sao ạ?
Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-10-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, nhân nghe lại bài giảng chủ nhật vừa rồi, các bạn hỏi lại về nhiệt tâm, cần mẫn, về định... nên con có dành thời gian thoải mái, tĩnh lặng thấy biết sự thở. Sau khi xong, con nghiệm ghi lại bài học thế này ạ, con xin trình pháp:

Sự thở vốn nhiệt tâm, cần mẫn, đều đặn không ngừng, không cần động lực, người hối thúc hay truyền cảm hứng, không dựa vào ai, không cần mong chờ ai giúp đỡ. Sự thở tự mình là điểm tựa vận hành của mình, không bị và không ảnh hưởng, dính mắc trực tiếp lên ai, chỉ có mối tương giao với các pháp (các bộ phận khác trong cơ thể) đang vận hành. Sự thở tĩnh lặng, vô ngại, có lúc khỏe lúc không, lúc thế này thế khác nhưng bản thân không xao động, không lo sợ, không cô độc và tìm sự che chở. Sự thở dù có thay đổi nhưng bản chất khí vẫn có đó. Sự thở không quay đầu tìm sự thở trước đó, không cố nắm giữ sự thở hiện tại, hay mau chóng muốn đến sự thở tương lai. Sự thở giống như 1 người bạn nhưng bền lâu, ở bên trong, có sẵn trong ta, không có tham sân si.

Trong cuộc sống, ta nên nhớ và lấy sự thở làm gương những khi thiếu nghiêm túc, nhiệt thành, cô độc, nuối tiếc sự chở che, muốn tìm cầu sự chở che khác, tham cầu, sân giận, nản, buồn chán, không nhớ dục tín tấn, không nhớ tin vào pháp tự vận hành theo luật tự nhiên.

Con xin cảm ơn Thầy ạ. Con cũng thắc mắc là:

1. Khi con ngồi rỗng lặng trong sáng cảm nhận sự thở, ý tưởng gì hay ho đến thì con biết nó đến, chứ không cố nhớ thì đây có phải là cách trải nghiệm, trực nhận chánh kiến và chánh tư duy bằng sự thở không?

2. Con làm vậy có bị lọt vào "thiền tưởng" gì không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-10-2016

Câu hỏi:

Thầy ơi,

Thầy hay nói về chuyện cây xoài là chính nó thì đủ rồi, không cần phải cố làm gì giúp xung quanh khi bản thân chưa tu sửa xong. Pháp dạy con bài học về "giá trị" đã lâu nhưng con vẫn không hiểu, cứ hễ làm gì để bản thân mình có giá trị thì đều thất bại, đôi khi còn hại ngược lại mình. Nhưng trong tục đế, sống mà không có khả năng làm gì dù chỉ là việc nhỏ (như rửa chén bát) cũng làm con thấy mình "không có giá trị" gì và sinh ra bất an, phiền não.

Khi con cố làm gì đó, không thất bại thì cũng bị người cản lại không cho làm, nên con sinh ra chán nản và mệt mỏi vì tìm cầu không được. Trong tục đế nơi mà mọi thứ đều có giá trị và vai trò, nhưng nếu không thấy bản thân mình có giá trị hay giúp được gì hết thì làm sao Thầy ạ? Hằng ngày nhìn người ta làm này làm nọ còn con bất lực không làm được gì, như gánh nặng của họ, nên tâm con dần mở ra lỗ trống để bản ngã tham lam tìm cái gì thu vào lắp đầy, rồi tâm con lại chùng xuống khổ sở. Từ đó mà nó như một quả bom ngấm ngầm, châm ngòi là nổ ngay. Thầy ơi, cái khổ sở đó nó sinh ra và phát triển nhưng nó vẫn còn đó chưa diệt. Bản ngã vẫn xen vào cho là, nên là, phải là, làm con chông chênh không biết tục đế và chân đế là như thế nào?

Con xin Thầy chỉ dạy cho con được rõ, con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-10-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, có thể con chưa được học nhiều nên hỏi những câu chưa tới.
Nhưng con mong được giải đáp vì con tìm thấy mình đâu đó trong từng bài giảng của Thầy.
Tùy duyên con được trả lời câu nào trước, vài câu hay tất cả. Tùy duyên thôi ạ.

Con tự mô tả mình:
Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không dùng các chất say. Ngũ giới này con biết đọc từ nhỏ và cũng không phạm.
Tham sân si: trước hết là có sân, sân đây là nhất định không chịu nhìn thấy, không chịu nghe thấy, không hiếu lễ.
Ba và mẹ con ở trong chùa, nhưng con không theo cái cách luôn nóng giận chửi mắng miệt thị người khác của ba; không cảm thấy luôn cần tiền, nhiều tiền để làm phước lớn tích tụ về sau theo cách của mẹ.
Con không ham muốn sở hữu tài sản, nhà cửa, cũng không mong có nhiều tiền, nhiều phước. Con biết đủ và cũng dạy các con biết đủ, không so sánh, đua đòi.
Cơn bão Chanchu năm nào một người phụ nữ vừa mất chồng vừa mất hai con trai đi biển, con hiểu những điều dù kinh khủng đến đâu cũng có thể xảy ra nên không ngạc nhiện, không hốt hoảng với bất cứ chuyện gì.
Con không còn khóc hu hu, mà cũng không cười ha hả, không thấy vui khi phải mừng sinh nhật, mừng cưới, mừng thọ…

Con đã sống khá bình yên, đơn giản. Cuộc sống khiến bạn bè yêu quý và ngưỡng mộ cho đến…
3 năm trước, ông về ở chung, mọi sinh hoạt đảo lộn, tình cảm gia đình xáo trộn.
Ông xem TV, ông nghe nhạc, ông nằm, ông ăn, ông uống theo cách của riêng ông, tự chủ, độc lập, không có ý hại ai, nhưng cũng không quan tâm đã ảnh hưởng không tốt gì đến con cháu trong nhà. Ông xem phim dài nhiều tập (tình cảm xã hội Đài Loan) trên TV sáng trưa chiều tối, bất kể các cháu nhỏ, ông tưới cây khi đến giờ bất kể trời vừa mưa hay sắp mưa. Ông bình tĩnh, chú tâm trong sinh hoạt của mình, không giận ai, gương nhẫn, như Phật, như lời giảng của Thầy
Vậy mà, con không muốn nhìn thấy, không muốn nghe thấy, từng ngày, hơn 3 năm nay. Và con không muốn về nhà.
Con biết mình bất hiếu với người lớn, với chồng, với con và với bản thân mình.
Thầy đã giảng Pháp là có sãn trong mỗi người và như nhau.
Khác nhau ở mỗi người ở cái bản ngã do mình tự dựng nên.
Người khác vui vẻ, kính trọng cha mẹ.
Con cứ phản ứng với những điều con không chiều được người lớn.
Phản ứng tiêu cực, không muốn nhìn, không muốn nghe, không làm gương cho con cái.
Không muốn đối diện, không thể thay đổi. Chỉ biết trốn tránh, không gặp mọi người thì không còn đối mặt với những thứ không muốn.
Con biết phải buông, nhưng chưa thể buông, hoặc không biết cách buông. Nên còn phải trốn né sự gặp.

Thậm chí khi con hiểu ra ông là Phật trong nhà con vẫn không muốn nhìn thấy ông, không muốn nghe bất cứ âm thanh nào của ông (tiếng nước, tiếng chén, tiếng ly, tiếng ghế, tiếng cửa…)

Cách con trốn người vẫn là cách dễ chịu nhất cho con lúc này, cho dù con biết nó sai. Còn đúng thì con chưa làm được.
Bảo con thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe, không sân, con chưa làm được.

Con biết mình không muốn nhiều thứ, và con biết thêm “không muốn” này không muốn kia không muốn nọ của mình cũng là một dạng ham muốn, ham muốn cái không.
Không muốn nghe, không muốn thấy cũng khổ như muốn nghe, muốn thấy.
Ngay cả mong muốn được bình an cũng là một mong muốn mệt mỏi rồi.
Con mong được nghe lời dạy bảo.
Kính thư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-10-2016

Câu hỏi:

Dạ Thưa Thầy,

Chị con giận dữ với con vì cho con lăng nhăng với chồng của bạn gái chị. Khi con muốn ba mặt một lời để làm rõ thì chị càng làm ầm ỉ lên (con nói chuyện nhỏ nhẹ). Con biết chuyện gì xảy đến với mình rồi vì thế con không kiềm chế được cảm xúc nên lên phòng gọi điện cho một người bạn đồng tu nói chuyện. Sau đó con bình tâm trở lại.

Nhìn bề ngoài không thể hiểu rõ, con trong nhà và con quá quen thuộc "sự sân hận con người mình khủng khiếp lắm". Con sợ mình đối diện cảnh bình tâm không nổi nên con gửi tin cho Thầy. Sau khi nhắn tin con xuống nhà ăn cơm, bước chân con vẫn nhẹ nhàng, biết và nghe thấy mọi việc thân-tâm-cảnh, cảm nhận thức ăn đang nhai,... tâm con thấy "chúng sinh (chị) đó đang khổ" (hoàn cảnh chị đang lâm vào, chắc chứa nhiều nổi đau quá và con là nạn nhân) và con cũng là một chúng sanh đang đau khổ và con cầu nguyện cho tất cả chúng sinh đừng có oan trái lẫn nhau. Thường khi anh chị nóng giận thì con hay né vì họ hay tay chân nhưng lần này thì con không sợ, nếu xảy ra con sẽ chấp nhận, không chống cự và quan sát, quan sát thôi nhưng chuyện này không có xảy ra. Sau khi ăn cơm xong con thưa chuyện với chị, "nếu anh chị cần em phụ giúp tiếp thì em ở, nếu không cần thì em dọn đi", con đứng đợi câu trả lời nhưng chị im lặng, khi con đi khuất thì chị gọi điện đến cho người này người kia mắng nhiếc chửi bới than phiền về con (con cũng chỉ nghe âm thanh thôi).

Con bị oan những chuyện như thế này nhiều rồi nhưng con luôn im lặng. Vì người ta hiểu nhầm nên mình mới oan, nếu hiểu nhầm thì nói cách nào họ cũng không hiểu, từ từ khi nào họ hiểu ra thì hiểu, quan trọng là tính cách và phẩm hạnh sống của mình.

Nhưng Thầy ơi, trước đây thì còn có vài thông tin liên quan để khơi gợi vu oan. Con cũng cẩn trọng với sự việc này vì biết đây là nghiệp của mình do mình đã từng tạo rồi. Hôm nay thì hoàn toàn, con gặp người này lâu lắm rồi thoáng vài lần khi gia đình họ ghé nhà và đi liền, gặp thì gật đầu chào và hỏi thăm được vài câu. Giờ con cũng chỉ bật cười thôi.
Chưa chắc ngày mai chuyện xấu không đến với con. Nhưng con tin mình bình tâm chấp nhận tất cả, sóng gió, bão bùng quá nhiều rồi. Những chuyện họ đối xử với mình thì họ phải biết rõ hơn mình chứ.

Có điều gì khuyết xin Thầy chỉ dạy thêm cho con. Con được ngày hôm nay là con mang ơn Phật, mang ơn Pháp, mang ơn Chư Thánh Hiền Tăng và mang ơn bạn bè đồng tu nữa.

Con mang ơn Thầy đã luôn sát cánh với bọn học trò như tụi con. Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-10-2016

Câu hỏi:

Kính Bạch Thầy!
Vọng tưởng của con lúc nào cũng có, nhưng con không cảm thấy phiền là được phải không Thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-10-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy,
Nhờ có bài kệ của thầy có câu "Về chiêm ngoạn chính mình", thầy có giảng có ý thưởng thức ở trong đó. Con trước hay bị rơi vào trạng thái hôn trầm thụy miên, tức là hay chán chán không muốn gặp ai làm gì. Nhưng tự nhiên hôm nay con tự trở về chiêm ngoạn từ những cái nhỏ nhất trong đời sống tự nhiên con thấy khác hẳn ạ. Dạ con thấy thực sự hay là chiêm ngoạn chứ không phải hỷ lạc... sẽ tạo nên tham. Con cảm ơn Thầy rất nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-10-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy,

Con xin lỗi vì bài này hơi dài. Nó diễn tả quá trình tâm của con từ lúc bất ổn đến lúc tự động an trong mối quan hệ đã hết nhân duyên với bạn con. Xin Thầy xem con đi có đúng hướng không ạ.

Con và một người bạn từng quý nhau nhiều, nhưng sau có bất hoà. Trước khi đi xa nhau, con đã xin lỗi bạn ấy. Sau đó con có vài lần nhắn tin thăm hỏi, nhưng bạn ấy không trả lời. Con biết là nhân duyên đã hết.

Gần đây, trong một cuộc họp mặt, con có gặp lại bạn ấy. Bạn ấy không hề chủ động quan tâm đến con, con nghĩ bạn ấy đã dứt khoát và tâm bạn ấy không có gì lấn cấn. Con cũng biết mình nên cho mọi việc qua đi cùng cách như thế, nhưng tâm con lúc đó lại rất gượng gạo và hơi xúc động, khiến con không muốn và không dám nhìn về hướng đám bạn có mặt bạn ấy. Con bèn nhắc mình nên chánh niệm, rằng thay vì để tạp niệm, luyến tiếc, ảo vọng chen vào, thì mình nên trọn vẹn với hiện tại, với mọi người. Rồi con nhắc tiếp mình về vô ngã - xem mọi người là bình đẳng, về luật nhân duyên nhân quả tự nhiên, vô thường - cái gì đã qua thì chấp nhận. Nhắc là nhắc thế, chứ tâm con vẫn gượng gạo.

Trong lúc con vẫn đang loay hoay với tâm mình để ứng dụng việc hành trì, hoặc thôi cứ quan sát biết nó đang bị như vậy, thì bất chợt con nhớ đến tứ vô lượng tâm. Con nghĩ đến tâm từ, rằng lý ra con không nên quan trọng hoá cảm xúc buồn của mình, mà nên trải tâm từ âm thầm mong bạn ấy luôn vui và thành công, vì bây giờ chúng con không còn trực tiếp ở bên cạnh giúp gì được cho nhau như xưa nữa. Con nghĩ tiếp, con cũng nên trải tâm hỷ, vì con thấy bạn ấy đang nói chuyện rất vui vẻ với một người bạn khác, mà khi xưa hai người này đã từng có thời gian dài không nói gì đến nhau. 

Trong lúc con âm thầm trải tâm từ và tâm hỷ một cách hài hoà, vô tư thì con bỗng dưng thấy tâm mình rất an, có thể nhìn về hướng có bạn ấy một cách từ từ, chung chung mà không còn cảm thấy phải gồng mình chiến đấu với sự dính mắc để mong được bình thường tâm nữa. Khi tâm an một cách tự nhiên tràn đầy tâm từ và hỷ, thì con cũng lờ mờ cảm nhận hình như sự dính mắc, buồn bã chỉ là trò đùa của cái tôi chứ nó cũng chẳng có thật đâu để mà dẹp.

Trên đường về, con tận dụng nghĩ sâu hơn về trải nghiệm này (vì con sợ về đến nhà sẽ quên tuốt mất) thì cảm nghiệm được trong bài giảng nào đó của thầy, có nói về một quy trình mà nếu giải thích trong trường hợp của con sẽ là, ban đầu buồn nhưng không nhận ra do mình đang dính mắc. Kế đó, nhận ra được sự dính mắc của bản ngã, nhưng vẫn chưa hết buồn, vì vẫn còn phải dùng ý chí của bản ngã để chiến đấu với bản ngã. Cuối cùng, nhận ra chính sự dính mắc là trò lừa của bản ngã, vì dính mắc không có thật, nên chỉ cần thấy ra sự không thật đó, thì tâm tự động bình thường. Chưa bao giờ con cảm nhận được lời đó của Thầy (nếu con nhớ đúng) rõ ràng như thế.

Con tự động đi hướng như vậy có ổn không thầy? Hay là cái bản ngã của con nó lại lừa gì con? Con thấy nó gian xảo kinh khủng lắm Thầy.
Con xin cảm ơn Thầy rất nhiều!

Xem Câu Trả Lời »