loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 06-09-2019

Câu hỏi:

Thứ hai tuần sau. Ngày 9/9/2019 sư ông có ở chùa. Con đến nhờ sư ông bindu tượng Phật giùm con nhé. Và hỏi đạo với sư ông được không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-09-2019

Câu hỏi:

Kính thưa thầy! Tối nay con ngồi nghe lại bài giảng của thầy ở HN, con thấy hoan hỷ quá, nhiều lúc con cũng tủm tỉm cười nữa, vì thầy nói trúng những vướng mắc trong tu học của chúng con một cách đơn giản dễ hiểu và hóm hỉnh. Nhất là khi thầy giảng về Ngũ uẩn giai không. Từ trước đến giờ con vẫn luôn nghĩ chiếu kiến ngũ uẩn giai không tức là để thấy ngũ uẩn là không. Nhưng giờ nghe thầy giảng chiếu kiến để ngũ uẩn trở về không. Thật tuyệt vời vì chỉ khác nhau có một chữ thôi mà con thấy dễ tu hơn hẳn rồi. Con thành kính tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-09-2019

Câu hỏi:

Kính Bạch Thầy. Con mang bao cảm xúc dâng trào với lòng thành kính tri ân sâu sắc. Con xin phép kính trình lên Thấy pháp hành khi ứng dụng lời Thầy, trong cuộc sống tùy duyên Thuận pháp thiền nơi thực tại đang là. Thưa thầy mấy tháng nay cái đầu của con rất an ổn, đêm qua vào lúc 2h sáng con đang ngủ đầu con bỗng xuất hiện cơn đau nửa đầu dữ dội lúc đó con nhẹ nhàng ngồi dậy buông thư thả lỏng toàn bộ thân tâm và trọn vẹn với cơn đau, được khoảng 2 phút sự rõ ràng về thân tâm như được tách rời con cảm nghe trong lòng thấy khinh an nhất là khuôn mặt, con tự cảm thấy mình rất xinh xắn rạng ngời mà cơn đau dữ dội vẫn còn đó con không hề có ý ghét bỏ hay xua đuổi cơn đau, ngồi trọn vẹn khoảng 10 phút con nằm xuống thầm nói với cơn đau "Đau ơi đau cứ ở đó ta tiếp tục ngủ đây" mà lòng đầy an lạc thư thới , con hít thở sự thở chậm rãi nhịp nhàng và rõ biết về thân tâm một cách trung thực như nó là, trong thấy biết không có tôi xen vào sử lý phê duyệt, cứ như vậy con đi vào giấc ngủ, trong ngủ con tỉnh thêm hai lần nữa, mỗi lần khoảng 3 giây thấy cơn đau giảm còn rất nhẹ vẫn thấy khinh an cùng sự thở cứ thế rồi con lại ngủ tiếp tới gần 5 giờ sáng con mới dậy đầu con đã hết đau chỉ còn chút xíu tì vết dư âm vài giờ sau tự nó hết hẳn, trong suốt 7 năm qua những lời dạy của thầy dần dần thấm nhuần trong con "pháp đến để thấy".
Lời Thầy con mãi khắc ghi,
Vận trong cuộc sống lối đi rạng ngời.
Con kính đảnh lễ Thầy tận đáy lòng thẳm sâu Vô Lượng.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-09-2019

Câu hỏi:

Dạ, thưa Thầy !
Con xem những lời dạy của Thầy như kim chỉ nam cho cuộc sống của con cho đến khi con hoàn toàn đứng vững bằng tánh thấy của tự thân mình, sự dựa dẫm này có sao không ạ? Con xin thành kính tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-09-2019

Câu hỏi:

Thưa thầy, con cũng xin phép được chia sẻ đôi điều với bạn có con chậm phát triển bằng những trải nghiệm của chính cuộc đời con. Ngày nhỏ con cũng bị coi là không bình thường vì con chỉ thích nằm một mình ít giao tiếp, thậm chí lũ trẻ hàng xóm còn gán biệt danh Đần cho con, thời thanh xuân con cũng rất khờ khạo làm nhiều chuyện dại dột, mãi đến ngoài 30 tuổi con mới học xong đại học và hình như đến tận lúc đó trí tuệ con mới phát triển đầy đủ, kể từ đó con sống quảng giao sôi nổi, và bây giờ trong cơ quan con là người quản lý điều hành công việc rất được sếp và đồng nghiệp tin cậy. Vì vậy mong bạn hãy kiên trì bên con mình mỗi cuộc đời có một lối đi mà có lẽ chỉ Pháp mới hiểu. Con xin kính chúc sức khoẻ thầy ạ

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-09-2019

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Con xin chia sẻ với mẹ có con chậm phát triển trí tuệ một vài kinh nghiệm cụ thể của con như một người làm giáo dục ạ.
Con có một ngôi trường mầm non nho nhỏ, học hỏi tinh thần của một nhà giáo dục không thuộc trường phái duy vật cực đoan, mấy năm trước đây tinh thần giáo dục này còn hoàn toàn xa lạ ở VN thì nay đã có hàng chục trường mầm non khắp cả nước. Tại sao con đề cập đến những ngôi trường này? Vì trường của con nhận một số ít bé được đánh giá là chậm phát triển, tự kỷ,...các bé đã đi khắp nơi can thiệp, học ở nhiều trung tâm cho trẻ tự kỷ...nhưng không hoặc rất ít tiến bộ, nhưng khi tới học ở một môi trường tràn ngập tình yêu thương và nhịp điệu dạy học chậm rãi, được quan tâm, thấu hiểu...các bé có sự tiến bộ thấy rõ, ông bà bố mẹ vui mừng vì con nói sỗ hơn, giao tiếp được tốt hơn.
Rất nhiều trường hợp con gặp các bé thực sự không phải bệnh nặng đến mức phải vào các trường chuyên biệt cho trẻ tự kỷ hay kém phát triển, nhưng vì bố mẹ lo lắng và không biết phải làm gì, tâm lý nhờ cậy hoàn toàn "chuyên gia" nên cho bé đi hết trung tâm can thiệp này đến trung tâm khác, mà thực trạng giáo dục hiện nay thì các trung tâm rất khó đánh giá...dẫn đến tình trạng bé ngày càng nặng, giống như bị hấp thụ bệnh khi ở môi trường không trong lành vậy.
Con xin được chia sẻ với mẹ của cháu bé sự lo lắng và chúc chị giữ tinh thần vững chãi để đồng hành cùng con một chặng đường dài. Cũng đúng hôm nay con nhận được một tin vui, chị bạn con có con chậm phát triển và cháu vừa đi nhập học trường đại học.
Chúc chị chân cứng đá mềm và đón nhận nghịch cảnh như một cơ duyên của hai mẹ con để đồng hành cùng con và tìm thấy nhiều điều đáng yêu nho nhỏ và rất riêng của những đứa trẻ được đánh giá "chậm phát triển"

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-09-2019

Câu hỏi:

Dạ, thưa Thầy !
Trong quá trình quay lại nhìn ra chính mình, con nhận ra một điều đó là cho dù sống đạo đức chuẩn mực nhưng cái đạo đức chuẩn mực đó do cố gắng ép mình vô khuôn nên khi giáp mặt với những tiêu cực của cuộc sống này con đầy đau khổ. Làm con hiểu ra rằng chỉ khi nào sống đạo đức mà đạo đức do thấy ra được sự thật về nhân quả nghiệp báo thì mới không còn bị phiền luỵ nữa. Giờ đây con vẫn sống tiếp và cố gắng để mình không làm những điều xấu, nhưng khi nào có bản ngã đạo đức hay cố gắng cho người ta thấy mình là người đạo đức con quay lại để thấy ra nó. Hay khi những đau khổ do thấy cuộc sống này đầy sự tiêu cực con cũng quay lại để thấy ra sự đau khổ đó.
Con xin cám ơn Thầy!
Chúc Thầy luôn mạnh khoẻ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-09-2019

Câu hỏi:

Kính bạch sư ông,
Trong đạo Phật hay đề cập đến phiền não như cơn giận, sự lo lắng bất an và khuyên nên tu tập để chuyển hoá phiền não. Tuy nhiên con thấy rằng những năng lượng này có ý nghĩa của nó. Nếu mình không bị nó khống chế thì nó vẫn mang ý nghĩa tích cực. Ví dụ như trước một công việc nào đó, do có năng lượng lo lắng nên nó mới thúc đẩy con chuẩn bị cho tốt trước đó. Mặc dù con có nhận ra rằng sự lo lắng có làm cho thân và tâm mình không được thoải mái. Vậy con có nên duy trì sự lo lắng đó ở một mức vừa phải để chuẩn bị tốt cho công việc. Hay con có nên vô lo, làm một cái gì khác để quên đi sự lo lắng.

Con mong sư ông hoan hỉ trả lời giúp con.
Kính chúc sư ông mạnh khoẻ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-09-2019

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con xin chia sẽ đạo
Tính tới thời điểm này thầy có đến mấy trăm bài giảng. Có một điểm đặc biệt nhất cũng là chân lý có sẵn mà thầy đã khai thị đó là tướng biết. Bản ngã và tánh biết thì nhiều người nói rồi. Thông suốt được tướng biết, tánh biết, bản ngã thì mới có thể thực hành đúng hạnh đoạn giảm và thấy ra thực tánh pháp. Vì không rõ lúc nào là ngã khởi lên, lúc nào là tướng biết thanh tịnh, lúc nào là tánh biết rỗng lặng trong sáng cho nên hầu như dù là được thầy trực tiếp chỉ dạy nhưng cuối cùng cũng là cái ta tu tập. Cũng nhờ có mạng xã hội con có dịp tham khảo các phật tử là đệ tử của thầy chia sẽ đạo rất nhiều và con thấy ra có một số sai lầm sau:
1. Thường cứ nói tới nói lui những câu nói mà chỉ bậc giác ngộ mới biết như: Pháp vốn hoàn hảo, trở về trọn vẹn với thực tại đang là… Nói nhiều mà không thực chứng đâm ra ảo tưởng là mình đi đúng chánh pháp, rồi thì ngã mạn. Xem những vị thầy khác ngay trong Phật giáo nguyên thủy cũng là tầm thường. Mặc dù đề cao thầy là nhất nhưng thực ra cũng là dựa vào thầy để đề cao cái tự ngã nơi người đó.
2. Hiểu hết lời thầy dạy qua thức tri, tưởng tri rồi bổ sung thêm kiến thức kinh điển, tâm lý học … Âm thầm tạo ra nhóm này, nhóm nọ chia sẽ pháp với họ. 70 – 80% rất giống những điều thầy dạy nhưng trên thực tế là một trời một vực. Vẫn là trong cái vòng lẫn quẫn của tưởng tri, thức tri.
Nhiều người thấy kinh điển không còn trung thực như thời Đức Phật tại thế đâm ra lo lắng. Con thì thấy còn kinh điển thì còn may. Như thầy vẫn còn đây nhưng những đệ tử của thầy không ít người đã biến lời thầy dạy thành cái ta kiến thức của riêng mình. Mạt pháp ngay lúc thầy còn sống, sau này thầy không còn nữa không biết sẽ ra sao. Ai cũng có tâm nguyện giữ gìn chánh pháp mà không biết rằng giữ gìn chánh pháp là tự soi sáng lại chính mình mà cứ làm ngược lại là bành trướng cái ta chánh pháp. Cuối cùng con xin nói lời ngay thẳng: Nhiều nhất mình thực chứng tới đâu thì tối đa mình chỉ chia sẽ tới đó. Mình chưa thanh tịnh thì đừng dạy người khác thanh tịnh. Biết mình mù thì tốt hơn vạn lần so với ngộ nhận mình sáng.
Con xin cám ơn thầy đã đọc
Con xin chào thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-09-2019

Câu hỏi:

Con xin Chào Thầy !
Thầy ơi Con đã phạm phải sai lầm, và chính sai lầm đó đã cho Con sự đau đớn như lúc này. Nhưng Con ko thể buông bỏ được Con phải làm sao đây Thầy ơi? Con chỉ muốn chết thì mới không còn nỗi đau này.
Con xin lỗi vì đã làm phiền đến Thầy. Con xin lỗi.

Xem Câu Trả Lời »