loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 24-08-2019

Câu hỏi:

Cho con hỏi khi ngồi thiền hay nhớ nghĩ đến chuyện khác thì cách khắc phục như thế nào ạ? Sadhu!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-08-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy, trưa nay khi con thực hành chánh niệm tỉnh giác thì xuất hiện đề mục về "thân tứ đại", sau đó con thực hành thận trọng - chú tâm - quan sát được một lúc thì đề mục kia mất đi, sau đó con cảm nhận thân con lắc lư sang trái rồi sang phải, càng lúc càng dữ dội. Lúc đó con thấy mình rất tỉnh táo và vẫn tiếp tục quan sát thân lắc lư, sau đó con quan sát thấy tâm mình bắt đầu nổi lên sự "sợ hãi", tim bắt đầu đập mạnh, con tiếp tục quan sát những cảm xúc và thay đổi đó cho đến lúc nó tự mất đi. Sau đó con tiếp tục ngồi thêm một lúc thì càng ngồi càng thấy tỉnh táo, đến khi xả thiền con thấy trong người rất khoan khoái và sáng suốt.

Thưa Thầy con hành như vậy đã đúng chưa ạ? Xin Thầy chỉ dẫn cho con.
Con kính chúc Thầy nhiều sức khoẻ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-08-2019

Câu hỏi:

Thầy cho con hỏi là trong ba yếu tố: tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác.
- Tinh tấn là trở về với thực tại.
- Chánh niệm là trọn vẹn với thực tại.
- Tỉnh giác là thấy biết rõ ràng thực tại.

Nó liên hệ như nào với một vấn đề mà Đức Phật nói là bước tới thì bị cuốn trôi, dừng lại thì bị nhấn chìm và ngay đó Như Lai ra khỏi bộc lưu. Câu của Đức Phật nói như vậy với ba yếu tố tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác mà thầy đã dạy và khai thị cho chúng con nó có liên hệ với nhau không? Và nó tương giao với nhau không?
Con xin thành kính đảnh lễ và tri ân thầy rất nhiều.
Con đệ tử của thầy: Tâm Thiện Tánh.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-08-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy, có phải tánh biết chỉ có một? Khi thực tập chánh niệm tỉnh giác, con thấy trí nhớ tốt hơn, tập trung khi làm việc mà không bị căng thẳng, và có vẻ ít nóng giận... Dùng chữ "awareness" trong tiếng Anh để tả tánh biết có được không ạ? Thành kính tạ ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-08-2019

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, nếu tánh biết vẫn hoạt động sau khi chết để tái sinh, mà tánh biết thì trong sáng định tĩnh, vậy thì nghiệp nhân quả trú ở đâu mà theo đi? Những ý nghĩ lăng xăng chính là điều tạo tác phải không ạ? Thành kính tạ ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-08-2019

Câu hỏi:

Thầy kính mến,
Có lẽ Thầy cần nghỉ ngơi thêm qua 2 ngày nắng nóng ở Đà nẵng. Con thật hạnh phúc khi lần này con đã thỏa ước nguyện là đưa cả gia đình đi nghe Pháp Thầy giảng. Đặc biệt là đứa con trai của con đang còn trong bụng mẹ. Qua Bài giảng của Thầy về Thai giáo tốt như thế nào đối với việc giáo dục con trẻ ngay từ bào thai, con càng có niềm tin vững chắc về việc dạy dỗ con trai của con bằng việc cho nó nghe Pháp của Thầy ngay từ trong bụng mẹ. Sadhu Sadhu... Con cám ơn công đức vô lượng từ bi của Thầy nhiều lắm.
Con Trung Thành

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-08-2019

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy:
Con rất cảm ơn những lời khai thị của Thầy và kính chúc Thầy luôn có sức khỏe để chỉ dẫn cho chúng con.
Qua những gì học tập được con thấy ra như sau: thế giới quanh ta đều là thật, nhưng bởi thật nên nó là sự hợp nhất của duyên sinh và chịu ảnh hưởng của luật vô thường (sinh - trụ - dị - diệt) và vì vô thường nên nó luôn biến đổi.
Chỉ vì cái Ta khi yêu thích (hữu ái) muốn nó luôn mãi trường tồn nên lúc nó bị biến đổi thì ta khổ (hoại khổ). Những gì ta không thích (phi hữu ái) thì ta đau khổ muốn loại bỏ lại thêm một lần khổ nữa gọi là (khổ khổ). Những điều ta mong tìm để đạt thì luôn lao đao vất vả cả một đời người gọi là (hành khổ). Thấy được quy luật của cuộc đời chúng ta thấy được sự huyền diệu của Pháp luôn đến với ta trong cuộc sống (Tùy duyên), sống thuận với quy luật tự nhiên (thuận pháp) không có cái ta lăng xăng luôn cho là, phải là,... vì nó là nguyên nhân của đau khổ (vô ngã), trải lòng thương yêu và trân quý những giây phút chúng ta đang có được (vị tha).
Con thấy ra vậy có phải không xin Thầy chỉ dẫn thêm.
Con kính đảnh lễ và chào Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-08-2019

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,

Gia đình con tuy có đi chùa vào ngày Tết, hay lên thăm cốt của ông bà vào ngày giỗ, nhưng không ai thực sự hiểu và hành theo chánh pháp của Đức Phật. Đối với họ đi chùa chỉ để thắp nhang và cầu xin điều gì đó. Bản thân con có lẽ do duyên lành từ nhiều kiếp truớc, nên tuy sinh ra trong gia đình như vậy nhưng tự bản thân con vẫn tự tìm tòi học hỏi và hành theo chánh pháp của Đức Phật. Con cũng biết căn cơ và trình độ của mỗi người là khác nhau, nên tùy lúc mà lựa lời khuyên chứ cũng không cố ép cha mẹ con phải theo Phật hay nghe pháp.

Gần đây cha con và người chú có chút xích mích, từ hai anh em vốn có tình cảm rất tốt mà trở nên rạn nứt. Dù ngoài miệng cha nói không thèm chấp, nhưng vẫn dùng những tính từ xấu xa mỗi khi nhắc về chú con. Con nhìn thấy cái "sân" của cha con khi đó, nên con có khuyên cha con trở về với chính mình chứ không nên dùng lời lẽ không hay để nói về người khác như vậy. Cha con tuy có nghe lời con nói, nhưng vẫn làm theo ý mình, muốn điều gì cũng phân chia rạch ròi với chú. Thậm chí bàn thờ tổ tiên cũng muốn có một cái "riêng" chứ không muốn chung đụng (do chú con ở nhà từ đường giữ hương hoả tổ tiên). Vậy nên vừa rồi cha con bỏ tiền ra làm một cái bàn thờ tổ tiên "riêng cho nhà mình". Tới ngày giỗ ông bà tổ tiên tuy vẫn sang từ đường thắp nhang và ăn giỗ theo đúng phép tắc, nhưng cha con lại bày biện đồ cúng thêm ở "bàn thờ riêng nhà mình", mà người phải vất vả chuẩn bị không ai khác chính là mẹ con.

Con nói với cha con, ngày giỗ là ngày để tưởng nhớ tới ông bà chứ ông bà cũng không hưởng được những thứ đó. Nhưng cha con cũng lấy lý do là cúng riêng như vậy là cách cha con nhớ tới ông bà. Con thấy cha con đã hiểu sai và đang lấy việc tưởng nhớ tổ tiên làm cái cớ để "hợp thức hoá" và thoả mãn lòng sân của mình.

Con rất buồn mà không biết làm gì khác. Có phải con nên để mọi thứ tự nhiên như vậy, để cha con tự học lấy bài học cho riêng mình không thưa Thầy?
Con xin cúi đầu đảnh lễ Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-08-2019

Câu hỏi:

Hãy nhìn ngắm nhìn ngắm cái tham này
Hãy nhìn ngắm nhìn ngắm cái sân này
Hãy nhìn ngắm nhìn ngắm thế gian này
Vì đó là tất cả phúc lành chúng ta có
Vì đó là tất cả khả năng chúng ta có
Vì đó là đạo

Thưa thầy,
Thật là tuyệt diệu khi thấy vô thường thật đẹp
Thật là bất đắc dĩ phải sử dụng từ ngữ vô thường này.
Con cảm ơn Pháp và Thầy nhiều lắm.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-08-2019

Câu hỏi:

A Di Đà Phật, con kính đảnh lễ Thầy ạ!
Thầy cho con hỏi "Chúng sanh chấp Tướng… Phật nói Tánh… Tánh ngộ rồi "Tánh tướng không hai" vì ngoài tướng làm gì có tánh" phải không Thầy?
Con xin mượn bài thơ của Thầy ạ:
"Trong ngoài lặng lẽ chẳng vin đâu.
Sáng suốt hồn nhiên khỏi vọng cầu.
Buông hết một phen đừng luyến tiếc.
Ai hay ngay đó thấy đạo mầu."
Con thành tâm kính đảnh lễ Thầy! Con, Chúc Hương Tuệ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »