loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 13-03-2019

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy,
Chúng con thấy mình cứ lăng xăng, dính mắc, chả làm được gì cho ai mà đầu óc vẫn cứ bận rộn rối ren. Hình như chúng con không thấy rõ được cuộc sống là một tiến trình và không tỉnh thức sáng trong với từng khoảnh khắc hiện tại nên tâm thường trong một trạng thái mê mờ? Con làm bài thơ này kính mong Thầy chỉ bảo thêm cho chúng con ạ.

Công việc

Có khi không làm gì
Đầu óc vẫn rối tinh
Bởi không nhìn ra được
Từng việc cho phân minh

Có khi làm muôn việc
Trong thấy biết rõ ràng
Cả ngày dẫu xuôi ngược
Vẫn vui vẻ rỗng rang.

Dẫu việc to hay nhỏ
Cũng có một tiến trình
Làm trọn vẹn từng bước
Chớ lo việc bại thành.

Làm một chiếc bánh nướng
Cũng cần đủ nhân duyên
Và trong nhiều phần việc
Biết làm gì trước tiên.

Con thành kính đảnh lễ Thầy,
Con

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-03-2019

Câu hỏi:

Dạ con kính chào thầy !
Nếu thầy có để ý đến tên và email thì con đã hỏi thầy rất nhiều câu hỏi. Thầy ơi! Con bị trầm cảm đã lâu và đau nửa đầu sau. Nhờ lời dạy của thầy mà con còn có hi vọng đi tiếp. Con đã biết cách buông thư để tâm con thư giãn sau những năm dài bệnh tật. Cách đây không lâu con có hỏi thầy, thầy chỉ dạy con rằng ban đầu nên tập buông xả thân tâm, rồi từ từ trong mọi việc hằng ngày. Khi con ngồi buông xả thì tâm con được giãn nở ra, đó là khi ngồi một chỗ. Còn trông sinh hoạt hằng ngày, do những năm tháng trầm cảm, tự ti mà con luôn sống trong sự căng thẳng vì sợ cái nhìn của mọi người, rồi khi làm một công việc gì đó thì toàn thân con căng cứng và thần kinh căng thẳng. Mọi thứ đã trở thành một tập khí vi tế, giờ đây quay lại nhìn về chính mình con mới biết được. Do nhiều năm trầm cảm đau đầu mà con không học hành gì được. Mới 1 năm trước con có học đại học nhưng rồi đã bảo lưu. Năm nay, con sắp đi học lại nhưng đầu óc con rất mệt. Con chỉ đọc sách hoặc học được khi tâm nó không mệt nhưng rất ít vì tâm con luôn nào cũng trong trạng thái uể oải. Còn khi con lập một thời khóa biểu để có tính kỷ luật thì cảm giác khi đọc hoặc học không tập trung và có gì đó rất bí bách. Dạ thầy ơi, giờ con không biết làm cách nào vì hoàn cảnh gia đình con khó khăn thật sự con rất muốn mình khỏe mạnh lại để có thể học và đi làm. Nhưng mà bệnh tật này con cần có thời gian hồi phục và thư giãn, nhưng ba mẹ con ngày một yếu mà vẫn phải lao động nuôi con. Còn khi đi làm thì con rất áp lực và mệt mỏi. Có lần con đã gửi thư cho thầy nói về việc con đã trải qua quá khứ ái dục kinh khủng từ lúc con còn nhỏ 5 tuổi tới lớn. Con không biết thầy còn nhớ không? Nhưng lời khuyên từ thầy giúp con cố gắng đi tiếp để học hết bài học cuộc đời này. Trong cuộc hiện nay có rất nhiều mâu thuẫn và con biết mình sẽ hỏi thầy nhiều lần nữa, chỉ là con nói trước mong thầy hoan hỷ. Con cám ơn thầy rất nhiều!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-03-2019

Câu hỏi:

Dạ thưa thầy,
Con cảm ơn thầy đã trả lời câu hỏi lần trước của con ạ. Lần này con lại nhờ thầy giúp con một chuyện, con là 1 dược sĩ, hồi nhỏ con cũng có phúc được ba mẹ chăm sóc kỹ lưỡng tạo điều kiện cho ăn học. Nên phải đến khi ra trường đi làm con mới biết "đời" là gì, khác với lý thuyết mình đc giảng dạy ra sao. Con bệnh thì thường không uống thuốc, cũng làm biếng đi bệnh viện, con cũng không biết sao nữa nhưng con có xu hướng không thích các sản phẩm do tư duy của con người (tất nhiên là bệnh con không nặng và không cấp tính). Vì con nghĩ dù trí tưởng tượng con người có cao siêu đến đâu cũng không qua mặt được pháp khi mà mọi thứ đều trùng trùng duyên khởi.
Vậy mà con lại làm công việc là "giới thiệu thuốc" về lý thuyết thì thuốc men vẫn có một công dụng nhất định khi mà sử dụng đúng. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều rào cản về tổ chức, quy định qua nhiều cấp và cả tâm lẫn trình độ của người khám chữa bệnh ...
Con đi làm thì cũng có áp lực doanh số này kia, mà mọi người chủ yếu là nhờ vả đặt hàng stock hàng hoặc cũng dựa trên "mối quan hệ" để nhờ kê đơn là chính.
Ra trường đi làm thì con mới biết thực tế công việc như vậy, giờ con là trụ cột gia đình lo kinh tế cho cha mẹ và con cũng không có kỹ năng gì khác hơn nên có lẽ tùy duyên con vẫn tiếp tục công việc này, dù tương lai với con đang không ổn.
Về chuyên môn con cũng không tính gắn bó hay tích lũy kiến thức thêm vì với bản thân con không thấy ngành Dược có nhiều ý nghĩa. Và học những cái này lý thuyết nhiều lắm, như thuốc ung thư, khi thuốc này ra đời át chế cơ chế sinh bệnh A thì tế bào ung thư lại đột biến để cho ra cơ chế B gây kháng thuốc. Rồi các công ty dược lại đổ xô nghiên cứu tiếp (bây giờ thuốc trị ung thư trong giới Dược hot lắm thầy ạ). Vì nó phức tạp vậy nên để hiểu và nắm bắt phải đòi hỏi một người rất "lý trí" và "thông thái" mà con thì sợ 2 cái này lắm rồi ạ.
Thưa thầy con trình bày dài dòng như thế nhưng tóm lại con cứ tùy duyên mà làm thì liệu pháp có "mở đường" cho con ra ngã rẽ khác không thầy nhỉ?
Hiện tại có thời gian con đang tập tành bán áo (nghe hơi ngộ, nhưng mà tại con làm song song 2 việc và có con nhỏ nên con cũng không nghĩ ra được gì hơn). Nhưng con biết để chăm lo cho gia đình trong tương lai thì con phải lao động ạ.
Vấn đề con hỏi không liên quan đến việc tu học. Con mong thầy có thể cho con ý kiến tham khảo với ạ, để con có thể vững vàng hơn và ít phóng dật.
Con chân thành cảm ơn thầy ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-03-2019

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Con đã biết đến Thiền gần 3 năm. Khoảng nửa năm nay con mới nghe pháp Thầy! Pháp đã đưa con đến với Thầy nhờ bài giảng Tuỳ Duyên Thuận Pháp! Ở nhà con có thực hành. Mà dạo gần đây con ngồi không yên, đầu con lắc qua lại có khi gục xuống. Con phản ứng lại thì phía sau đầu con rất nặng. Con ngồi 30 phút xong thì còn đau ít, con đi 1 lát thì hết. Có ngày con không phản ứng để đầu con lắc và con thư giãn toàn thân thì con chỉ có cảm giác nặng phía sau đầu con. Mà mỗi khi con ngồi im thì đầu con lại lắc, trước giờ con chưa bị bao giờ. Khi ngồi con nhắm mắt, mở mắt đều bị hết
Con kính tri ân Thầy! Kính Chúc Thầy sức khỏe, tâm từ Thầy lan tỏa cho chúng con!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-03-2019

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con xin chia sẻ đạo. Chia sẻ đạo đúng là điều được chia sẻ phải không hại mình hại người. Đòi hỏi, thái độ chia sẻ đúng là chia sẻ đúng với cái mà mình đã thấy ra và chia sẻ với tâm trong sáng không có ý đồ gì của cái ta ảo tưởng trong đó.
Con xin chia sẻ nguyên lý trái mít non thì cứ trọn vẹn với độ non của nó như nó đang là. Trong việc thấy ra sự thật và sống đúng với sự thật thì điều kiện tiên quyết là pháp tự tu. Tức là nhận ra tánh biết và phát huy tánh biết. Việc nhận ra tánh biết chỉ xuất hiện khi nhân duyên đầy đủ. Điều này nằm trong vận hành của pháp hay sự trải nghiệm đời sống của mỗi người chứ không thể rèn luyện mà thành. Sống với thực tại thì tánh biết và tướng biết phải hài hòa với nhau. Nếu niệm thân, thọ, tâm, pháp mà cực đoan thì sẽ trở ngại tướng biết. Nói là nói vậy chứ thực ra trong sự thấy ra đã có cái ta chen vào làm mất đi sự trong sáng tự nhiên rồi. Ngược lại nếu mà cố tìm hiểu pháp qua lý trí chánh niệm thì thực ra cũng đang loay hoay trong sinh tử. Trở ngại cho sự trở về, trọn vẹn, trong sáng với thực tại hay tánh tướng viên dung đó chính là bản ngã. Kỳ lạ một chỗ là tánh biết biết mà như không biết mà lại phát hiện ra bản ngã và giúp tướng biết chính xác nên không rơi vào tưởng là, cho là, phải là, sẽ là.
Như vậy thái độ sống với thực tại có 02 phần. Một là tánh biết rỗng lặng trong sáng, hai là khi tướng biết hoạt dụng thì cũng hoạt dụng với thái độ rỗng lặng trong sáng, vô vi. Thái độ này chính là khi hữu sự thì thận trọng, chú tâm, quan sát. Thận trọng, chú tâm, quan sát mà được ứng ra tự nhiên vô tâm thì sẽ trọn vẹn với thực tại như là đang đi, đang làm việc. Thận trọng, chú tâm, quan sát không phải là một cách sống đơn thuần mà nó có một giá trị đặc biệt lớn đó là tiếp nhận cái thực để chuyển hóa những cái ảo tưởng bên trong đặc biệt là phần vô thức. Có những trường hợp nhờ thấy ra mà đoạn diệt, có những trường hợp nhờ trọn vẹn với cái thực mà cái ảo được đoạn diệt. Điều này con thấy ra là trên thực tế cái ta vô thức cứ sinh diệt, sinh diệt và con cứ thấy. Thấy hoài mà cũng không hết nên thôi, buông luôn cho rồi. Vậy mà tự động trọn vẹn với cái thực đang là.
Con nhận ra trong đời sống những cái đơn giản nhất như đi, đứng, nằm ngồi có một giá trị cực kỳ lớn trong sự điều chỉnh nhận thức và hành vi. Chỉ cần trở về, trọn vẹn, trong sáng với thực tại thì ảo tưởng biến mất đó là sự chuyển hóa vô thức lẫn hữu thức. Tánh biết thì vẫn sáng suốt, định tĩnh, trong lành. Tướng biết thì vẫn cứ hoạt động bình thường. Khi bản ngã xuất hiện thì dễ dàng nhận diện mà không phải trôi lăn như trước đây do không rõ đâu là thực, đâu là ảo nên cứ bị đánh lừa hoài. Con chỉ chia sẻ vậy thôi thầy ạ. Con xin cảm ơn thầy đã đọc.
Con xin chào thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-03-2019

Câu hỏi:

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính Bạch Thầy!
Chúng con thật xúc động và hoan hỷ vô cùng khi được Thầy bi mẫn hứa khả, vậy lúc nào Thầy ghé Chùa con được xin Ngài giành cho chúng con thêm chút thời gian chia sẽ pháp, nếu được thì liên lạc qua điện thoại cho con biết trước vài ngày để con thông báo cho mọi người đến tham dự ạ!
Con kính niệm ân Người!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-03-2019

Câu hỏi:

Thầy kính quí,
Hôm Chủ Nhật vừa rồi con được về thiền viện dự lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Viên Không Ni cũng là ngày khánh tuế của Thầy và Ngài Hộ Pháp. Trước khi qua Viên Không Ni, đoàn chúng con có ghé qua Viên Không Tăng và được Ngài Pháp Thông ban cho bài pháp thoại ngắn nhưng vô cùng sâu sắc và ý nghĩa.
Buổi lễ tổ chức đơn sơ, giản dị nhưng đầy ý nghĩa và chan chứa tình Thầy trò- huynh đệ. Lần đầu tiên con được đến Viên Không Ni nhưng con có cảm giác như nơi này đã thân thuộc với mình từ lâu lắm. Trong con dâng trào sự xúc động và lòng biết ơn vô hạn đối với Thầy, các quý Chư Tăng Ni, các quý thiện nam tín nữ. Nhờ có sự từ bi thương xót chúng sanh, hết lòng phục sự cho việc phát triển giáo pháp của Thầy và Quý Chư Tăng Ni mà phật tử chúng con có cơ hội được hội tụ về đây để chia sẻ và học hỏi pháp. Được chiêm ngưỡng oai nghi hiền từ, ung dung tự tại của các Quý Thầy, Quý Cô mà Phật tử tụi con tăng thêm niềm tín tâm nơi Tam Bảo.
Đoàn tụi con ai đi về cũng hoan hỉ ngập tràn, chỉ một buổi sáng mà có được quá nhiều lợi ích. Mặc dù tụi con lần đầu tiên biết nhau trên một chuyến xe chung nhưng trân quí nhau như anh chị em ruột thịt lâu ngày gặp mặt.
Được đảnh lễ Thầy, đảnh lễ Quý Chư Tăng Ni, được trực tiếp nghe đạo từ quí báu từ Thầy, con không thể diễn tả được hạnh phúc nào hơn.
Con xin viết mấy dòng này để tạ ơn Thầy và các Quý Chư Tăng Ni. Nguyện cầu hồng ân Tam Bảo gia hộ cho Thầy và các Quý Chư Tăng Ni luôn có nhiều sức khỏe, Phật sự viên thành.
Kính Thầy,

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-03-2019

Câu hỏi:

Con xin kính đảnh lễ thầy!
Dạ con gần đây phát hiện con có xu hướng chấp nhận hiện tại. Ví dụ như khi có việc không như ý con nảy ra suy nghĩ để thuyết phục bản thân là: xảy ra việc vậy cũng tốt, qua đó mình thấy ra, học được nhiều điều, tăng thêm kiên nhẫn... Do vài việc xảy ra con thấy nếu con suy nghĩ như vậy thì trong quá trình chấp nhận, làm việc sẽ làm với tâm thế, ồ việc đến phải làm thôi, biết làm sao? Làm dưới tinh thần bị tình thế ép buộc.
Nhưng cũng có hướng tiếp cận khác: ồ việc đến rồi, ta làm thôi (làm với tinh thần hứng thú, nhiệt tình).
Con trước giờ rất ít khi làm việc với tinh thần thứ hai.
Dạ thầy cho con hỏi là khi tâm mình chưa tự nảy ra suy nghĩ là do chưa thấy sự việc dưới một góc nhìn khác hay tại sao?
Ví dụ con cần chăm sóc người nhà bị ốm: một là chăm với tinh thần trách nhiệm phải làm cho trọn, hai là chăm sóc với tinh thần yêu thương nhiệt huyết. Tuy đều là chăm sóc nhưng nếu là phải làm thì con sẽ mệt, nếu là muốn làm thì con sẽ tự do.
Vậy sao con chưa khám phá ra là nên tiếp cận dưới hướng khác ạ?

Con kính đảnh lễ thầy, con biết ơn thầy rất nhiều vì con thấy được cuộc sống như nó là qua lời thầy dạy. Con kính cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-03-2019

Câu hỏi:

Thầy ơi, đức tin là bước đầu đưa con vào đạo, con tin niết bàn là cái giản đơn rất dễ mình có thể có được. Chỉ mỗi lòng tin đó mà nó đã giúp con vượt qua biết bao nhiêu khó khăn nhất của cuộc đời. Nhớ lại mà con mang ơn Thầy. Chúc Thầy luôn khỏe, luôn vui.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-03-2019

Câu hỏi:

Con xin kính chào Thầy, con ngồi chiêm nghiệm lại mình, con thấy được nhờ có Thầy mà con có cái nhìn, cái tư duy về Phật Pháp đúng hơn, nhẹ nhàng, đỡ mệt nhọc hơn. Con cám ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »