loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 20-09-2018

Câu hỏi:

A-di-đà Phật. Dạ con kính chào quý thầy ạ! Con tên là Linh, con cũng có duyên được biết đến pháp môn Làng Mai ạ! Con cũng muốn đi tu nhưng con không biết bắt đầu từ đâu. Con xin quý thầy hướng dẫn con nên bắt đầu từ đâu được không ạ! Con xin cám ơn quý thầy trước ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-09-2018

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con xin trình pháp.

1. Qui trình hoạt động của cái ta lý trí hiện hành. Nhận thức đối tượng và phản ứng trên đối tượng đã nhận thức. Đối tượng của cái ta lý trí bao gồm: Các đối tượng bên ngoài đưa đến hoặc tập khí khởi lên (một sự việc trong quá khứ, một cảm xúc của tâm... tự động khởi lên). Cái ta nhận thức các đối tượng trên theo kinh nghiệm, quan niệm, khái niệm đã có sẵn định hình, định danh, định tính chất của đối tượng và liền sau đó là phản ứng trên đối tượng theo các khuynh hướng sẵn có của nó và khổ cũng tự động phát sinh theo tiến trình này. Cái ta chấp cái khổ là ta khổ.

2. Tuy nhiên cái chính trong hoạt động của cái ta là những tình trạng tâm hoạt động một cách vô thức:
- Tình trạng một tập khí khởi lên nhưng không phải cái ta hiện hành nắm bắt đối tượng mà là thái độ tự hư cấu của tập khí (thể hiện là sự tưởng tượng) tạo thành một chuỗi các sự kiện tương tự như giấc mơ. Tuy các hoạt động này diễn ra một cách tự động và vô thức nhưng vẫn có cái ta ý thức trong đó là chủ thể. Cái ta ý thức chìm trong vô thức vẫn thể hiện rõ khuynh hướng của cái ta như tham, sân, ngã mạn…
- Giấc mơ
- Tình trạng khi cái ta lý trí đang hiện hành thì vẫn có tập khí khởi lên tiếp ứng với cái ta hiện hành (ví dụ như khi mắng chửi một ai đó thì ngoài ý thức ra còn có sự cộng tác của vô thức là cung cấp thông tin, cung cấp các thái độ đã đưa vào tiềm thức)
- Thái độ tự phản ứng một cách máy móc mà chất liệu của nó là những kinh nghiệm, quan niệm, khái niệm đã đưa vào tiềm thức từ trước. Ví dụ như sợ ma. Có thể ý thức biết là không có vấn đề nhưng những phản ứng máy móc vẫn diễn ra và sự sợ hãi vẫn đi kèm. Người ta thường gọi tình trạng này là mất kiểm soát.

3. Thái độ nhận thức, phản ứng không có cái ta: Khi chánh niệm tỉnh giác một cách tự nhiên thì không có các tình trạng trên vì không có cái ta.

Sai lầm của cái ta lý trí là nguyên nhân đưa đến đau khổ:
- Chấp trong thái độ nhận thức là ta nhận thức: Ta biết, ta khổ, ta đang khó khăn... Cái ta thì không có chỉ có là cái thái độ chấp hiện hữu trong tình trạng vô minh mà nó lại là ảo.
- Cái ta nhận biết pháp một cách chủ quan và hời hợt rồi thì kết luận pháp bằng một khái niệm về tên gọi, tính chất, hình tướng. Nhận thức không đúng với thực kiện mà tưởng là chính xác vì vậy mà đã sai càng thêm sai. Trên thực tế khi nhận thức qua khái niệm thì cái khái niệm đó không liên hệ gì với pháp cả. Nhưng cái ta lại ngộ nhận khái niệm là pháp.
- Đau khổ là hệ quả của một thái độ nhận thức và hành vi sai lầm. Đau khổ là tâm, là hệ quả của tiến trình bản ngã tạo tác. Nhưng cái ta lại cho đau khổ là do duyên bên ngoài đưa đến.
- Thái độ cái ta này làm duyên cho thái độ cái ta kia tạo ra ảo tưởng là cái ta miên mật.
Đó là những gì con đã thấy. Con thành kính tri ân thầy. Con chúc thầy luôn mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-09-2018

Câu hỏi:

Dạ con kính thưa Thầy.
Con đang theo học lớp Cao đẳng liên thông nên đòi hỏi thời gian tìm hiểu tài liệu và làm bài rất nhiều, nhưng chùa con lại nhiều công việc quá, con không an tâm chút nào khi ngồi học bài mà các sư huynh, sư cô của con đang làm công chuyện. Có lúc con định bỏ hết việc học qua một bên mặc cho kết quả học tập ra sao cũng được để đi làm công việc, nhưng con lại nghĩ đến quý giáo thọ giảng viên phải vượt hơn 100km để đến dạy cho chúng con mà con lại không cố gắng học bài thì thật là đáng trách. Vậy con kính xin Thầy cho con một lời khuyên con phải làm sao cho đúng với tinh thần tùy duyên thuận pháp ạ? Con cảm ơn và kính chúc Thầy mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-09-2018

Câu hỏi:

Dạ con bạch Thầy
Con rất cảm ơn ạ, con đã tìm được quyển sách Đức Phật và Phật Pháp rồi ạ. Nhưng bối cảnh lịch sử ở Ẩn Độ nước Ca-tỳ-la-vệ quá nhỏ bé, có nguy cơ bị các nước lớn đánh chiếm nên thái tử đi tu để trở thành một bậc tâm linh có đạo hạnh tối thượng, nhờ đó mà có thể thu phục các vị tướng của các nước mạnh và cứu dân tộc mình khỏi phải bị chiến tranh và nô lệ thì con không tìm thấy tài liệu nào nói đến. Con xin Thầy chỉ giúp con được không ạ, con rất cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-09-2018

Câu hỏi:

Con có đọc thấy khi Đức Phật thành đạo, Ngài đã nói: “Ta lang thang trong vòng luân hồi trải qua bao kiếp sống. Ta đi tìm mãi mà không gặp kẻ làm nhà. Cứ lập đi lập lại đời sống quả thật phiền muộn. Này hỡi kẻ làm nhà, nay ta đã khám phá ra ngươi, từ đây ngươi không còn cất nhà cho Như lai nữa. Tất cả sườn nhà đều gãy đổ, kèo cột bị phá tan. Mọi ái dục Như lai đã đoạn trừ. Như lai đã chứng quả Vô sanh Bất diệt.”
Con nghĩ, người ta ai cũng lo xây cất cho mình một ngôi nhà để trú ngụ. Ngoài ngôi nhà vật chất ấy người ta cũng nhọc công xây dựng một cái tổ khác bằng một mớ những quan niệm trong tâm thức để dựa dẫm vào đấy, mong tìm kiếm một sự an toàn cho mình trong đời sống đầy những lo âu sợ hãi này.
Con không biết Phật đã nói về điều đó hay còn có gì sâu xa mầu nhiệm khác mà con chưa thấu suốt.
Mong thầy chỉ dạy thêm. Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-09-2018

Câu hỏi:

Con thưa thầy ạ,
Thầy cho con hỏi con nghĩ như thế này có đúng hay không ạ:
1. Trong thiền hay trong đời sống, thái độ đối với thân, thọ, tâm, pháp là không diệt nó, không bám víu nó, chỉ cần trọn vẹn và hiểu nó.
2. Trọn vẹn với tham là phải hiểu nó ở đâu mà khởi. Nếu đã hiểu với thái độ không diệt, không bám víu tham mà vẫn thấy phải tham thì đó là nhu cầu.
Câu hỏi của con thầy khi nào trả lời cũng được ạ.
Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-09-2018

Câu hỏi:

Thưa sư cho con hỏi, trong cuộc sống hàng ngày bằng phương pháp hành thiền trực tiếp mà không qua các tầng thiền. Bằng phương pháp nào có thể tìm ra được sát-na định ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-09-2018

Câu hỏi:

Kính bạch thầy
Con đã nghe những bài giảng của thầy khoảng 1 năm, cảm giác rất gần, rất hợp, con đã thực tâp cho dù chỉ là khởi niệm nhỏ vì con thấy cứ mỗi lần khởi niệm muốn chồng con thay đổi tốt hơn hoặc vui mừng thấy anh ấy thay đổi thì lập tức nghịch duyên đến chỉ trong vòng 1tuần, và con lại buồn, nhờ vậy mới biết con vẫn còn phiền não, vẫn tham, vẫn 1 chút sân, vậy cứ để cho pháp diễn tiến theo tự nhiên phải không thầy? Thật là khó giữ cho tâm không buồn không vui trong cõi này, tâm con vẫn còn dao động, nếu như mình thực tập quan sát tâm, quan sát pháp kể cả lúc không việc, thỉnh thoảng lo ra nhưng con vẫn biết con đang lo ra thì đó có phải là mất chánh niệm không thầy? Chỉ tu tập với pháp hằng ngày trong cuộc sống như vậy thì có cần phải ngồi thiền, học kinh không thầy? Con thì thấy kinh điển nhiều nhưng cũng giống nhau thôi tại sao phải học nhiều vậy, con nghĩ vậy không biết có đúng không? Kính mong thầy giảng dạy, con mong được gặp thầy. Khi nào thầy qua Toronto? Thầy có giảng pháp ở Chùa Từ Thuyền không? Con rất mong đảnh lễ thầy.
Con Ng.Th

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-09-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Con vừa mới thay đổi kế hoạch về đường đi của mình. Nói chung con thấy mình làm vậy cũng mạo hiểm. Tuy nhiên nếu không thể quyết định mà cứ nhần nhừ thì không được. Làm thế nào để mình có thể bền bỉ với lựa chọn đó cho tới cùng và không phân tâm thầy nhỉ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-09-2018

Câu hỏi:

Con kính thưa thầy.
Con có 1 trải nghiệm khi nằm tỉnh giác, nhắm mắt, để cho thân tâm buông thư hoàn toàn tự nhiên. Tâm con không còn lăng xăng. Các pháp đến đi con đều nhận biết rất rõ ràng. Một lúc, con thấy tâm mình mở rộng ra mênh mông như cả vũ trụ dường như con hoà vào đó. Con thấy ánh sáng mờ rồi sáng lên như ban ngày, tiếp theo là một ánh sáng vàng rực chói loá làm con giật mình dù đang là ban đêm và con nhắm mắt. Y như là mình mở toang cánh cửa phòng chứa đầy ánh sáng diệu kỳ. Con giật mình thì ánh sáng đó biến mất. Khi đó tâm con vẫn tỉnh giác và một cảm thật an lạc và khinh an xuất hiện. Chưa bao giờ con có cảm giác thăng hoa như thế. Khi đó con chưa có duyên nghe pháp của thầy, chưa biết thế nào là thiền minh sát, cũng chưa giác ngộ được gì. Cũng vì cuộc sống quá nhiều phiền não khổ đau nên con tìm đến Phật pháp như một chỗ dựa tinh thần. Nhưng giờ đây, nhờ duyên lành con được thầy chỉ dẫn tâm con đã thông suốt hơn và thường quay về nương tựa chính mình để thấy ra vô thường, khổ, vô ngã. Con xin thành kính tri ân Thầy, Người thầy mà con chưa có duyên gặp mặt. Và con xin hỏi thầy là ánh sáng mà con trải nghiệm đó có phải là tánh biết chói sáng khi tâm đã hoàn toàn vô vi vô ngã không thưa thầy? Con cảm ơn thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »