loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 20-08-2018

Câu hỏi:

Kính Thưa Thầy!
Điều mà con thắc mắc là nhìn đâu con cũng thấy sự phiền não. Mối quan hệ nào cũng đầy phiền não. Cuộc giao tiếp nào cũng bị sự phiền não chi phối. Thậm chí nhìn ra đường con cũng nhìn thấy sự tất bật, lo lắng của dòng người qua lại. Chỉ vừa mới giao tiếp với ai đó thôi là con thấy sự phiền não sẽ xảy rồi. May là con kiểm soát được tâm mình, nên sự phiền muộn nó vi tế bên trong nên không ai thấy. Con nghĩ hay là mình chán đời nên quan sát tâm kĩ hơn nhưng không phải. Nhiều hôm con muốn đi chơi một chút nhưng đi ra đường rồi không biết vào nhà ai vì nghĩ vào đâu cũng chỉ thêm phiền não. Cuối cùng thì con chọn cách là có thời gian rảnh thì lên nghĩa trang liệt sĩ (gần nơi con ở) đi kinh hành hoặc ngồi thiền, niệm Phật. Có nỗi buồn nào thì giãi bày trước Tam Bảo sau thời ngồi thiền. Con không vào cốc sống một mình như trước đây, nhưng cũng không muốn giao tiếp với ai ngoài công việc kể cả anh em, dòng họ. Con sống như thế đã lâu và cũng thấy an lạc.
Thưa Thầy! Cái thấy đó có đúng không hay con bị trầm cảm? Cứ thấy cái tiêu cực nhiều quá thì cũng không tốt nên con luôn nhắc nhở bản thân mình là hãy nhìn mặt tốt của người đối diện nhé và thấy cái phiền não nó nhẹ đi nhưng cái thấy thì vẫn rõ. Xin Thầy Khai Thị cho con ạ!
Con Thành Kính Cảm Ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-08-2018

Câu hỏi:

Kính Thưa Thầy.
Con là một Phật tử. 67 tuổi là Nam. Đã Quy Y Tam Bảo được 2 năm. Hiện đang sinh sống tại TPHCM. (Pháp danh Nguyên Thanh)
Đã 2 năm nay con thường xuyên nghe lời dạy của Thầy trên Youtube. Nay con đã hiểu một phần nào những lời Thầy dạy. Và cảm thấy có tinh tấn hơn trước khi Quy Y.
Con có một điều xin hỏi Thầy, mong Thầy hoan hỉ chỉ dạy con.
Người cao tuổi thường hay sống về chuyện đã qua (quá khứ). Con thường nhớ về quá khứ, kể từ lúc 5-6 tuổi cho đến bây giờ. Những chuyện thuộc vế kỷ niệm (không thiện mà cũng không bất thiện) khi con nhớ lại thì cứ như đoạn phim quá khứ ngay trước mắt. Những chuyện cách nay hơn 60 năm con vẫn nhớ. Có những người thân nghe con kể lại họ không ngờ con có trí nhớ quá lâu. Những chuyện khi con còn bé như thế nào, con kể lại khi còn sống cha mẹ con không ngờ con vẫn còn nhớ.
Con thường hay suy nghĩ những việc mà con đã có lầm lỗi khi nói chuyện với ai đó, mà con có sai sót, của những năm còn trung niên, con cảm thấy xấu hổ, và tự nhủ lòng sẽ không để xảy ra như tương tự.
Không hiểu tại sao mà con không bao giờ quên những sự việc đã xảy ra trong suốt cuộc đời con như vậy?
Con mong Thầy từ bi chỉ dạy con, con rất mang ơn Thầy. Và con cầu xin Đức Phật Thích Ca luôn luôn gia hộ Thầy nhiều sức khỏe, để Thầy Pháp thí nhiều hơn nữa.
Con kính chào Thầy
Đệ tử
Nguyễn văn Thanh

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-08-2018

Câu hỏi:

Thầy ơi! Con đang biết mình có suy nghĩ tiêu cực. Nhưng con không biết thoát ra kiểu nào.
Con nhìn thấy mọi thứ trong cuộc sống này rồi đều sẽ tan rã. Có chăm chuốc cho thân thể này đến mấy, khi nó ốm đau có lăng xăng tìm phương cách chữa lành cho nó đến mấy thì cũng đến lúc nó phải chết và rã đi. Tài sản và công việc con đang làm con có cố gắng giữ gìn thì rồi nó cũng ko bên cạnh con khi thân con chết đi. Tình thương hay người thân của con thì con cũng không thể làm gì cho họ được, ngoài bản thân mỗi người tự sống. Và rồi tự dưng con không còn có nghị lực hay một chút ham mê nào với cuộc sống. Không còn nghị lực để chiến thắng bệnh tật. Mỗi lúc nhìn sự lo lắng của mẹ khi cơ thể con ốm yếu thì con lại nghĩ rằng thân này rồi kiểu gì cũng hoại đi, sao ko hoại đi sớm 1 chút cho mẹ mình đỡ khổ. Mình có mất đi thì nỗi buồn kia đến với mẹ 1 lúc rồi vơi. Còn mình ốm yếu thế này thì mỗi ngày mẹ mình đều lo lắng.
Hiểu được suy nghĩ của mình là tiêu cực. Nhưng con lại ko bắt nó suy nghĩ tích cực hơn được. Xin Thầy hướng dẫn con đi đúng! Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-08-2018

Câu hỏi:

Dạ con kính bạch Thầy
Khi con càng quan sát tâm thì con càng nhận ra mình có rất nhiều tánh xấu như là tham sân tật đố... Và khi nghe ai đó nói về cái xấu của người khác dù con không cố ý đem vào lòng mình nhưng nó lại ghi vào tâm con lúc nào không hay và khi người đó đụng chuyện với con là con thường hay nhắc lại chuyện xấu của họ khi con nghe được lúc trước sau đó con lại cảm thấy rất hối hận vì hành động đó của mình con tự cảm nhận sự tu hành của con không có tiến bộ. Thầy dạy tu tập là phải thay đổi nhận thức và hành vi mà sao con cứ như vậy hoài, con thường tự nói với mình từ nay con nhất quyết không gieo nhân xấu nữa thì con lại gieo nhân xấu nhiều hơn. Dạ con bạch Thầy có phải là con thực hành chưa đúng pháp không ạ và con xin Thầy chỉ cho con làm sao để con không ghi nhớ lỗi lầm của người khác mặc dù con hoàn toàn không muốn ạ.
Con thành tâm cảm ơn Thầy ạ

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-08-2018

Câu hỏi:

Dạ con chào Thầy ạ!
Thầy ơi, mình có thể dùng tâm để trị thân bệnh không ạ? Con bị bệnh viêm xoang, nghẹt mũi nên hay đau đầu suốt ảnh hưởng đến việc học của con rất nhiều. Khi con bình thường không đau thì quyết tâm dữ lắm, mà khi cơn đau đến nó hành hạ con dữ lắm rồi con lại buông xuôi việc học, cứ như thế con lặp đi lặp lại 4 năm rồi kiến thức con không vững. Đâm ra giờ con thêm tâm lý sợ hãi và mặc cảm tự ti. Áp lực từ gia đình, bạn bè nữa. Cộng thêm con có cái tường thành bản ngã rất lớn mà con chưa có vượt quua được. Con sợ đủ thứ tiếp xúc với con. Nhiều lúc con nghĩ do mình không kiên trì, nhưng mà con kiên trì sao nổi khi đầu con quá đau, và tâm lý con không tập trung được nữa. Cộng thêm nỗi sợ do tâm lý từ nhỏ, con nói năng chẳng rõ ràng minh bạch. Con có ý định tự tử nhiều lần do quá căng thẳng. Nhưng 2 năm trở lại đây con biết đến chánh pháp và tu tập nên chuyển hóa cũng được phần nào rồi thầy. Nhưng giờ con học năm cuối kiến thức rất nhiều và nặng nữa đòi hỏi tư duy nhiều nhưng con lại đau suốt thế này, con không biết phải làm sao thưa thầy? (con có quán sát cơn đau của mình, nhưng nó đau dai dẳng lắm làm trôi qua những bài giảng trên lớp của thầy cô và ở nhà nó lại chiếm nhiều thời gian khi con ngồi học. )
Con xin cảm ơn thầy, và mong thầy mạnh khỏe ạ !

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-08-2018

Câu hỏi:

Thưa Thầy.
Khi con quan sát tham sân (có chánh niệm tỉnh giác) thì có các diễn biến như sau ạ
1 không làm được phải làm lại
2 còn nhiều tư tưởng xen vào (nhiều)
3 còn ít tư tưởng xen vào (ít)
4 trọn vẹn thì vắng lặng (rất ít)
Như vậy con sử dụng giới định tuệ có đúng không a
Kính mong Thầy giảng cho con
Con xin tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-08-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con xin trình Pháp ạ.
Một người hành thiền Vipassana đúng hướng là theo hạnh đoạn giảm. Đó là khi trở về ngay đây mà thấy thì các bộ mặt của cái ta ảo tưởng dần được phát hiện ra từ thô rồi ngày một vi tế hơn, trước là thấy ra các trạng thái như: tham, sân, bất an... rồi thấy ra phía sau các trạng thái chính là các thái độ phản ứng của cái ta ảo tưởng, sau dần phát hiện ra phía sau thái độ phản ứng này chính là những ý niệm, quan điểm, nhận thức sai lầm (thực chất nó cũng là một loại thái độ). Khi căn tiếp xúc với trần những ý niệm, quan điểm, nhận thức sai lầm diễn ra cực nhanh, chỉ với một ý niệm cho là thôi đã dẫn đến một chuỗi dài diễn biến diễn ra bị vô minh ái dục chi phối. Ví như khổ chỉ đơn thuần là khổ, không có ai thọ khổ thì ngay đó vừa thấy khổ vừa diệt khổ (khổ mà không khổ) nhưng trên sự khổ đó có ý niệm khởi lên (ý niệm này diễn ra rất nhanh) cho là khổ là tự tạo mối quan hệ lúc này đã có ta thọ khổ (khổ ảo). Diệt khổ hay diệt tham, sân, si không phải là dùng nỗ lực của ý chí bản ngã ngăn chặn lại mà "diệt bằng trí tuệ" tức thấy ra rõ tiến trình chúng sinh lên diệt đi như thế nào, nguyên nhân do đâu chúng sinh lên và nguyên nhân do đâu chúng diệt đi. Tất cả đều là vận hành của Pháp. Người tu học đúng hướng chính là:
Tu mà không tu
Hành mà không hành
Thấy mà không thấy
Để yên như nó là
Mọi sự sẽ minh bạch.

Thưa Thầy, trong hành thiền Vipassana ba yếu tố Giới - Định - Tuệ cần cân bằng nhau. Khi tiếp xúc với thực tại chánh niệm bên trong tự động phát lực (khác hoàn toàn với chánh niệm do lý trí điều khiển) khiến cho trạng thái bất an sợ hãi không sinh lên, lúc đầu con hoan hỉ và con an trú trong đó nhưng khi trải nghiệm sâu hơn con thấy mặc dù nội tâm có khi cả ngày rất ổn không khởi sinh sân hay vọng tưởng nhưng khi tương tác với bên ngoài con cảm nhận cái thấy nó không sáng như bình thường có phần trì trệ và nơi con trực nhận ra con đã thiên lệch về yếu tố Định, khi yếu tố Định mạnh hơn thì Tuệ sẽ bị che lấp nên những trạng thái sân bất an tuy không khởi lên nhưng không phải được thấy ra và tự đoạn diệt. Thay vì an trú như trước thì giờ khi rơi vào trạng thái này con thư giãn buông xả từ từ tâm sẽ trở về trạng thái bình thường. Khi điều này không được phát hiện ra nó dễ trở thành sở đắc và dễ trở thành thói quen, là một trong những chướng ngại trong tu học. Bởi cứ thường an trú vào nó thì khi tiếp xúc với cảnh bên ngoài nhất là những điều bất như ý thì rất "vụng về" bản ngã vẫn còn nguyên vẹn thậm chí tham, sân, ngã mạn bộc lộ ngày một mạnh hơn. Đó cũng là một trong những lý do tu hoài mà vẫn vậy.

Gần đây con có trải nghiệm rõ nét hơn về nghiệp. Nghiệp hình thành là do hai yếu tố Nhân bên trong và Duyên bên ngoài. Cảnh duyên bên ngoài Pháp đem đến chính là giúp nhân bên trong tái sinh ngay đó sẽ có hai hướng:
1. Đối với người thường biết mình thì nhận diện được Nhân bên trong và ngay đó chỉ có Thấy thì chỉ sinh lên rồi diệt đi tuỳ theo mức độ tuệ tri mà đoạn diệt một phần hay toàn phần nhân bên trong này. Và lúc này tiếp xử với duyên bên ngoài nương theo pháp mà ứng ra.
2. Đối với người sống trôi lăn hoặc tu học nhưng chưa đủ duyên thì khi cảnh duyên bên ngoài đến kết hợp với Nhân bên trong tạo ra lực kéo sẽ đưa đến những hành vi tạo tác nhằm thoã mãn nhu cầu của cái ta ảo tưởng, nghiệp chồng thêm nghiệp. Nhờ nghiệp giúp mỗi người học ra bài học chính mình mà Thầy dạy Nghiệp chính là con đường giác ngộ.
Kính tri ân Thầy. Nguyện Thầy luôn mạnh khỏe và bình an.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-08-2018

Câu hỏi:

Dạ con xin đảnh lễ Thầy. Con có việc này xin bạch với Thầy. Ba con mất đến nay gần 3 tháng rồi. Lúc mất con có thỉnh sư về nhà cầu siêu lúc chưa liệm và khi đưa đi an táng con thỉnh 3 vị đưa đi, và đến tuần 49 ngày con thỉnh 4 vị về làm trai Tăng hồi hướng cho ba con và trong thời gian này con vẫn làm theo những gì mình hiểu về Phật giáo nguyên thủy để hương linh ba con được siêu sinh. Nhưng mấy hôm nay chú của con thường mơ thấy ba con về khóc và nghe âm thanh ồn ào lắm, chú con hỏi ba con sao mà ồn quá ba con khóc và nói chừ thế rồi phải chịu thôi. Vậy con bạch sư giúp con nên làm sao vào lúc này thưa sư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-08-2018

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy!
Thời gian qua, nghe Thầy giảng và thực hiện theo lời Thầy, con tự thấy về lý thì con tư duy và hầu như hiểu hết, đến mức con có thể nói ra một cách chi tiết và rành mạch cho ai đó hiểu. Tuy nhiên, việc này chỉ giống như con mới xem kỹ tấm bản đồ, tuy có thuộc lòng các ngã rẽ, biết rõ những gì sẽ xuất hiện trên đường đi, rất hữu ích nhưng nếu chưa bước chân đi thì con cũng chưa thực thấy con đường được, đi rồi mới thấy dù đã xem bản đồ thì vẫn sa ổ gà hay rẽ nhầm hướng như thường.
Về pháp hành, con chiêm nghiệm thấy mình đang đi một đạo lộ ngắn gọn và rõ ràng như sau: Vipasanna -> Thấy Khổ và nguyên nhân của Khổ (Giác ngộ Sự Thật) -> Buông (Diệt Khổ - Giải thoát).
Lộ trình này lặp đi lặp lại nhiều lần, vì tuy buông lúc này nhưng sau lại dính mắc tiếp do thói quen. Buông bằng lý trí hầu như không thực hiện được, phải thông qua thấy rõ Khổ, và khi Thấy khổ thì việc Buông xảy ra đồng thời. Muốn thấy Khổ và Nguyên nhân của khổ thì phải thực hiện Vipassana đúng - đó cũng chính là Bát Chánh Đạo (Đạo Đế), đồng thời chính là những gì Thầy dạy chúng con (Tinh tấn - chánh niệm - tỉnh giác).
Thường thì con cũng không thấy khổ thường xuyên, con cứ sống cuộc sống bình thường nhưng khi nhân duyên hội tụ chín muồi pháp đưa con đến khổ, nhờ tuệ minh sát con thấy rõ Khổ và nguyên nhân của nó (nếu không có tuệ minh sát con sẽ ngụp lặn không biết mình ra sao), thấy rồi thì buông ra, rồi lại lặp lại dính mắc do thói quen... Khi dính mắc lại thì vô minh không biết, đến khi đủ nhân duyên và tuệ đủ sáng để thấy khổ do dính mắc thì lại tiếp tục buông ra (khổ này thể hiện qua nhiều hình thức như tham, sân, si, kiêu mạn, đố kỵ,)... Cứ như vậy lặp lại thưa Thầy.
Trong pháp hành, những khái niệm về ngũ uẩn, bản ngã, chân đế, tục đế, Niết Bàn, danh sắc... trong pháp học con hầu như quên hết, không chủ động ghi nhớ nữa, con chiêm nghiệm chân thực chỉ còn duy mỗi pháp Vipassana hay chính là Tinh tấn - chánh niệm - tỉnh giác. Tuy nhiên, lúc con làm được, lúc thì không, nhưng khi không làm được thì nhân duyên lại kết thành cho con thấy hậu quả liền.
Con may mắn vì Thầy là vị ân sư đầu tiên con theo học kể từ khi có tín tâm nơi Phật Pháp, trước đó con không biết thêm phương pháp thực hành nào khác.
Dạ thưa Thầy, con xin được trình pháp như vậy, con đường con đang đi vậy có đúng hướng không ạ? Con mong được Thầy chỉ dạy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-08-2018

Câu hỏi:

Kính Thầy, con chuẩn bị chủ lễ dâng y Kathina ở một chùa nhỏ vào năm tới. Có một người bạn tặng cho con một bộ đại y và bát, nói là hùn phước với con. Vậy con có nên nhận để làm y bát Kathina cho cuộc lễ? hay là cần hoàn tiền lại cho vị ấy theo giá trị khi vị ấy thỉnh? Hay con phải thỉnh riêng bộ khác cho phần lễ của mình? Nếu sử dụng bộ y bát của vị ấy thì phần phước báu Kathina của con có bị khiếm khuyết hay không? Kính Thầy chỉ dạy cho con. Con thành kính tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »