loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 27-11-2017

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy,
Sáng nay con có đọc về Tính Không trong Phật giáo trên trang wiki. Con nghĩ việc tranh luận của các nhánh về Tính Không này là một trong những điều bi hài nhất trong lịch sử Phật giáo. Và có lẽ nhầm lẫn lớn nhất là việc phát triển các phương pháp tu tập để tiếp cận, trực ngộ tính Không này, và từ đó đạt Niết-bàn, giác ngộ giải thoát.
Con xin trình bày cách con hiểu, nhờ Thầy chỉnh giúp con nếu có sai để con hiểu sâu hơn và tu tập tốt hơn.
Đức Phật đã chỉ ra Tứ Niệm Xứ là con đường duy nhất dẫn đến giác ngộ, thành tựu Niết-bàn ngay trong đời sống bình thường.
Việc tu tập Tứ Niệm Xứ cũng không phải quá khó khăn, con xin lấy một ví dụ. Một người chỉ cần duy trì Chánh niệm tỉnh giác trong các hoạt động, tiếp xúc thường ngày. Khi một sự việc xảy ra làm cho cái sân lộ diện lên bên trong, với chánh niệm tỉnh giác, anh ta biết/tuệ tri cái sân khi nó vừa xuất hiện bên trong, anh ta tuệ tri tiến trình sân đó thuộc Khổ Tập đế, anh ta quan sát nó với thái độ buông xả, không bị lôi kéo theo, không đè nén nó xuống, chỉ quan sát với sự tỉnh giác và tiến trình sân sẽ tự diệt, tự tan biến.
Với Chánh Kiến, anh ta nhìn thấy sự việc bên ngoài như nó là. Nếu có lòng từ bi, anh ta có thể thấy người kia, người gây ra sự việc, đang bị cái ta bản ngã ảo tưởng, với tập hợp các ngũ uẩn như đám mây mù chi phối. Thấy được vậy sẽ giúp tâm anh ta định tĩnh, quân bình.
Chánh Tư Duy sẽ giúp anh ta suy nghĩ lựa chọn cách hành xử đúng đắn. Từ đó anh ta nói Chánh Ngữ, hành động đúng đắn Chánh Mạng, tiến trình mới này tạo ra Chánh Nghiệp.
Khi thực tập Chánh Tinh Tấn đi kèm với Chánh niệm tỉnh giác, nếu những lần sau sự việc tương tự xảy ra, cái sân khởi lên với cường độ yếu dần và mất hẳn. Như vậy anh ta đã vô hiệu hóa được một hành uẩn.
Tương tự như vậy, duy trì Chánh Tinh Tấn, Chánh niệm tỉnh giác, anh ta sẽ dần vô hiệu hóa những ngũ uẩn khác mà đã bị hình thành và tồn đọng lâu nay. Ngũ uẩn tan biến, và không còn bị trói buộc, anh ta chứng nghiệm Niết -bàn ngay trong đời sống thực.
--
Khi quán tự tại, sự vắng bặt của ngũ uẩn ở một người giác ngộ là tính Không trong Đạo Phật.
Ngoài ra con thấy đối với người đã giác ngộ không còn ngũ uẩn, nhưng để "vừa lòng" những quan điểm cố chấp về tính Không, cũng có thể xem những điều do duyên hợp cấu thành thân tâm anh ta, đều có tính Không:
+ sắc: không sanh không diệt, duyên hợp mà thành. Hiện hữu, không phải ảo tưởng, nhưng luôn biến đổi không ngừng. Vậy nếu nói tính Không nghĩa là không bất biến, không tồn tại cố định mãi.
+ thọ, tưởng, hành, thức: như những dòng biến đổi liên tục, tính Không nếu quy kết cũng là không bất biến, không tồn tại cố định mãi.
--
Tranh luận về tính Không này thật phí sức và vô nghĩa. Cố chấp vào việc chứng ngộ tính Không để tu tập giác ngộ, sẽ khiến người ta như đi trên những con đường khó khăn, mịt mù, khiến việc giác ngộ loại bỏ ngũ uẩn, giải thoát khổ trở nên khó khăn gấp bội. Làm sao có thể thoát khổ khi cứ ngồi đó chiêm nghiệm công án "Mu là gì?"
Trầm trọng hơn nữa là hình thành ảo tưởng nói rằng mọi thứ xung quanh đều là ảo, là không. Đúng là nên tự vả một bạt tai nổ đom đóm mắt xem cái đau có ảo không.
--
Tóm lại Đức Phật đã chỉ sẵn con đường Tứ Niệm Xứ thì hành giả nên theo đó tu tập để giác ngộ sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Con xin trình bày cách con hiểu như trên, con nhờ Thầy chỉ bảo để việc tu tập của con được đúng đắn.
Con chân thành tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-11-2017

Câu hỏi:

Kính bạch thầy. Thưa thầy, dạo này con ngồi thiền thường có một trạng thái như là ý thức chìm vào trong tiềm thức, con thấy được nhiều thứ khởi lên, hoặc là thấy lại quá khứ của con. Hoặc là khi con sắp ngủ sâu thì con cũng hay đi vào trong trạng thái đó trước rồi mới ngủ hẳn. Con muốn hỏi đó là trạng thái gì vậy ạ? Ngồi thiền con có nên đi vào trạng thái đó và quan sát không? Hiện tại con học và hành theo những nguyên lý mà thầy đã chỉ dạy, con không nắm giữ gì cả và thấy rất hạnh phúc, chỉ là những điều như vậy xảy đến và con muốn biết nó là gì. Con cám ơn thầy nhiều ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-11-2017

Câu hỏi:

Kính thầy. Trên lý thuyết, Phật tử Nam tông không cầu xin ai cả để mong được hộ trì, mong được cứu khổ, cứu nạn. Phật tử Nam tông tự lực tu hành. Tự mình tạo nghiệp lành và nhờ đó được hộ trì.
Thế nhưng … Ratana sutta, Mora sutta, Peacock paritta, Jina paritta… đều có nội dung cầu xin Chư thiên hộ trì? Kính xin thầy chỉ bảo cho con biết tại sao có sự mâu thuẫn nầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-11-2017

Câu hỏi:

Con chào Thầy.
Con có một câu hỏi muốn nhờ Thầy khai thị ạ. Có những lúc con nhìn thấy mọi vật rất là sáng rất là rõ ràng như là mình đeo kính 3ds để xem phim, như vậy có bị sai gì không ạ Thầy? Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-11-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Khi con thấy ra được những khái niệm, quan niệm (mình nghĩ là, tưởng là, cho là, chắc là, muốn phải là...), kể cả những kết luận (à thì ra là như vậy!) mà con luôn đeo bám, không có những ý niệm đó xen vào nữa thì cái thực tại đang là sẽ tự nhiên hiển bày. Vì có những lúc con thấy mình chỉ trọn vẹn bằng nỗ lực ý chí của bản ngã, rồi tìm kiếm cái thực tại như một đối tượng bên ngoài. Con nhiều khi thấy bản ngã còn mạo danh tánh biết nữa, tức là có một "mình" đang thấy, hay "mình" đang trọn vẹn. (Con thấy chiêu này cũng giống cái tính cướp công của pháp mà Thầy hay dạy).
Khi thấy ra và không còn bị những tư niệm xen vào nữa, thực tại sao thì trả lại vậy, con cảm thấy những lúc đó thật sự rất tự do, có gì đó vượt ra ngoài những gì bấy lâu con cho là khổ. Rồi trong sinh hoạt cuộc sống, con thấy đúng là không cần có cái ý thức của bản ngã điều khiển, ràng buộc (cho là bản thân mình đang làm gì đó) mà vẫn có thể làm, lại còn nhẹ nhàng hơn, cứ làm tự nhiên không có thấy uể oải nữa.
Và điều cuối cùng, điều này con chỉ cảm thấy trong thoáng chốc, rất mạnh mẽ, nhưng con lại không rõ phải diễn đạt ra sao. Khi đó con đang nghe Thầy giảng ví dụ con sóng và nước. Khi Thầy nói con sóng lo là khi nó chết nó về đâu mà không biết bản chất nó là nước. Thì con chợt thấy trong con cái sợ chết, cái muốn tái sanh chỗ lành..., rồi tự nhiên liền đó con không còn cảm giác lo lắng, bất an không biết khi chết đi về đâu, không còn băn khoăn, không quan trọng về luân hồi sinh tử. Bỗng nhiên con thấy "con" có luân hồi hay không không phải là vấn đề gì để giải quyết. Mọi thứ vận hành ra sao thì cứ để tự nhiên nó vận hành vậy. Nhưng điều này thật khó diễn tả, thưa Thầy.
Con xin trình Thầy những điều con thấy trong thời gian qua. Nếu con có vướng kẹt chỗ nào, kính xin Thầy từ bi chỉ lỗi và dạy bảo.
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-11-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy! Quá trình tìm đạo của con là nhờ công ơn chỉ bảo của Thầy mới biết được con đường và hướng đi, con vui mừng lắm. Không biết diễn tả tâm trạng con như thế nào để Thầy hoan hỷ, con chỉ biết trình bày tóm gọn mấy lời như thế này để thầy soi xét:
Bao phen đào bới trong kinh sách
Vạn nẻo kiếm tìm giữa thế gian
Đạo trà mới tỏ ra Sự thế!
Thế sự muôn đời chỉ thế thôi.
Thầy chỉ báo con!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-11-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy.
- Thầy cho con hỏi người xuất gia (đi tu) có gia đình vậy có tội không Thầy?
- Thầy cho hỏi thêm là Đạo Phật được xuất phát từ nơi Ấn Độ và truyền thừa đến tất cả các nước trên thế giới. Tất cả các nước trên thế giới đều tôn kính Đức Phật mà tại sao người dân Ấn độ không tôn thờ Đức phật mà chỉ xem Ngài là một vị Thần Linh vậy Thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-11-2017

Câu hỏi:

Bạch Thầy. Thầy cho con hỏi tại sao Đức Phật không chọn một cây khác để chứng vô thượng đạo mà lại chọn cây bồ-đề để chứng đạo?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-11-2017

Câu hỏi:

Dạ thưa thầy!
Con hiện có tu tập trì chú của mật tông, và trì chú đại bi bên bắc tông và cũng có tu tập ngồi thiền cho tâm tỉnh lặng. Còn về mặt đời sống thì con thực tập cách quán của thầy chỉ dạy nhìn mọi thứ diễn ra chung quanh như nó đang là.
Dạ thưa thầy, con tu tập nhiều tông phái quá có ổn không? Kính mong thầy chỉ dạy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-11-2017

Câu hỏi:

Kính thưa sư, con kính chúc sư được dồi dào sức khỏe,
Cuối năm trước con có được duyên may nghe sư giảng đạo tại Úc và con vẫn thường nghe sư trên Youtube, nhưng con không nhớ được nhiều và không hiểu nhiều vì quá cao siêu đối với con. Khi nào sư có khóa giảng hoặc khóa thiền nào cho người bắt đầu và liên tục trong một hoặc hai tuần xin sư cho con hay, con rất mong muốn được về Việt Nam tham dự khóa học do sư dạy, con nghĩ với thân giáo của sư con sẽ nhớ và học được nhiều.
Từ nhỏ con đã cho rằng làm người thật khổ, bây giờ hơn 50 tuổi con cũng không biết mục đích sống của con là gì, con biết được sinh ra làm người không phải dễ nhưng con vẫn thấy làm người khổ quá, con rất mong muốn được nghe lời dạy của sư. Con cám ơn sư nhiều.
Sydney 26/11/17

Xem Câu Trả Lời »