loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 01-08-2017

Câu hỏi:

Bạch thầy, con đọc trong cuốn Sống trong thực tại thầy có nói, một người dù ý thức suy nghĩ tư duy vô ngã vị tha khiêm tốn biết ơn đền ơn không hãnh diện tự hào, ganh tỵ hơn thua... hay là phát tâm từ bi với mảnh đời bất hạnh... thì cũng bị cái ta ảo tưởng dẫn dắt, chỉ khi nào giác ngộ rồi thì cái ta ảo tưởng mới buông hoàn toàn được, nên cho con hỏi khi chúng ta (người phàm) vì chánh niệm tỉnh giác còn yếu, không đủ và không duy trì nên mới bị cái ta ảo tưởng nó dẫn mình theo tham sân si... nhưng mức độ bị dẫn dắt bởi cái ta tự ngã ít hơn so với người không chánh niệm tỉnh giác đúng vậy không hả thầy? Cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-08-2017

Câu hỏi:

Con chào Thầy. Mấy hôm nay con tiếp tục nghe pháp của Thầy và tiếp tục chiêm nghiệm. Vì vậy nên con cũng không có câu hỏi gì thêm. Nhưng con muốn trình với Thầy vài sự so sánh với những vấn đề thế tục rất thú vị mà con thấy trong thời gian thực tập Thiền.

Sau khi thực tập Vipassana thì con phát hiện là con nghiên cứu về các tông phái khác và cũng như nghiên cứu những vấn đề thế tục như lịch sử, chính trị rất thoải mái. Lý do là trong quá trình tìm hiểu thì con hạn chế bỏ vào thái độ yêu ghét của mình, có lẽ đó là cái quả của việc thực tập Vipassana. Vì vậy nên khi nghiên cứu một pháp môn, con thấy rất rõ ràng cái hay cũng như cái hạn chế, tính phương tiện của nó. Về chính trị, lịch sử thì con chấp nhận được một số cái dở của ý thức hệ chính trị mà trước giờ con thích, đồng thời con chấp nhận được những cái hay, ghi nhận công lao của những nhân vật trong lịch sử mà con từng rất ghét. Và khi không bỏ yêu ghét vào, con thấy rõ ràng lịch sử cũng vận hành theo quy luật nhân quả và thấy được quy luật vận hành của lịch sử. Nếu dùng từ của Thầy, thì con thấy lịch sử cũng là 1 pháp. Và khi thấy quy luật vận hành của nó trong quá khứ thì sẽ hiểu cách nó vận hành trong tương lai.

Một ví dụ khác mà con vừa thấy gần đây sau khi “thấm” pháp của Thầy, đó là con thấy Thiền và võ thuật rất có nhiều điểm chung. Dạo gần đây hay có trào lưu các võ sĩ tự do đánh bại các võ sĩ theo võ truyền thống. Việc này làm con suy nghĩ rất nhiều và đặt nghi ngờ vào những võ thuật cổ truyền mà con từng rất yêu mến. Sau khi chiêm nghiệm pháp của Thầy đối với “Thiền không phương pháp”. Con nhận ra chính phương pháp là một vấn đề của các thể loại võ cổ truyền (bên cạnh nhiều yếu tố khách quan khác). Lý do là các võ sinh cổ truyền quá bám vào các bộ pháp, các kỹ thuật quyền, cước do các tổ sư trong tông phái của mình phát triển. Nếu đánh với những người cũng theo phương pháp thì vận dụng hiệu quả nhưng khi đánh với những võ sĩ tự do thì các kỹ thuật này bị phá vỡ hoàn toàn và không thể triển khai được. Con thấy nó cũng giống như nguyên lý Thiền mà Thầy đã dạy. Phương pháp có cái hay là dẫn người thâm nhập dễ dàng nhưng nếu không vượt khỏi phương pháp thì sẽ mất tính linh hoạt, uyển chuyển của thân (đối với võ thuật) và tâm (đối với Thiền).

Bây giờ con dần hiểu tại sao Thầy chỉ chỉ ra nguyên lý chứ không nói về chi tiết. Vì khi hiểu nguyên lý thì sẽ thấy rõ ràng các pháp, dù đó là đạo hay thế tục.

Con xin luôn tri ân Thầy. Chúc Thầy luôn khỏe mạnh để tiếp tục dìu dắt cho chúng con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-08-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy, ngày khai giảng khóa thiền,con có thể đến và xin ở lại làm công quả vài ngày, để có dịp thực hành theo cách dạy của Thầy không? Con xin đảnh lễ và tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-08-2017

Câu hỏi:

Khi có sân, buồn, thương hiện hữu, rồi con quán đó tất cả do nhân duyên; thì dần dần con nhận ra mình đang nén những thứ đó lại khiến chúng ngày một mạnh mẽ hơn. Bởi vì khi đó mình muốn mình tốt hơn mà mình không nhận ra.
Xin Thầy chỉ dạy thêm cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-08-2017

Câu hỏi:

Con chào Sư Ông,

Vâng, con cảm ơn Sư Ông đã trả lời cho câu hỏi của con ạ. Theo như kinh nghiệm cá nhân con, thì tiếng gà gáy hay tiếng mưa rơi đều thể hiện tánh biết hay sự rõ ràng thường biết trong ta cả ạ. Và nhân tiện lúc trước con có chia sẻ chuyện này với bạn con, thì bạn con hỏi là biết được tánh biết để làm gì? Và biết rồi thì sao? Con có chia sẻ những gì con biết tuy nhiên có thể lúc đó con còn non nớt nên bạn con vẫn chưa thông ạ. Kính mong Sư Ông từ bi giúp con trả lời, để bạn con cũng như bản thân con, có thêm niềm tin vững chắc ạ. Con chân thành tri ân Sư Ông.

Kính,
Con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-08-2017

Câu hỏi:

Bạch Hòa Thượng!
Trong tác phẩm "Sống trong thực tại", ở chương 3 "Thấy biết trong sáng" trang 63, đoạn cuối Hòa Thượng viết rằng: "Nhiều người nhầm lẫn thái độ tỉnh giác với trạng thái ý thức, vì vậy đã đề cao vai trò của ý thức trong việc hành thiền...", nhưng con thấy rằng không dùng ý thức thì lấy gì để tỉnh giác, ý con muốn nói ý thức ý thức ý thức (lấy ý thức để ý thức đối với ý thức). Tất nhiên là đã vắng bóng cái ngã. Xin Hòa Thượng hoan hỷ giải thích rõ hơn về đoạn văn Hòa Thượng đã viết.
Nam mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-07-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Trong quá trình tu tập con có 1 số khúc mắc như sau, xin Thầy từ bi chỉ dạy cho con:
1/ Con nhận thấy khi mắt tiếp xúc với sắc thì có khi hình ảnh được lưu lại, có khi không. Khi vừa tiếp xúc với sắc thì khi đó là "trong thấy chỉ có thấy", nhưng khi có ý khởi ví dụ "à, đây là cái cây". Vậy là tâm đã khởi lên khái niệm, phân biệt. Có khi 1 quá trình kết thúc mà không được sao lưu hoặc được sao lưu (sao lưu tự nhiên hoặc có khi quá chú tâm nên hình ảnh được sao lưu). Khi 1 tiến trình được sao lưu có khi lại là duyên khởi cho 1 tiến trình kế tiếp hoặc lâu lâu tưởng lấy ra nhớ lại. Vậy sao lưu có phải là yếu tố quan trọng nhất để giải thoát được ngũ uẩn?
2/ Khi những sự kiện này được lưu vào tàng thức thì nó sẽ trổ quả. Thưa Thầy, có nên tác động vào duyên để tránh những quả xấu không? Nếu khi chết mà vẫn tỉnh thức thì sẽ tái sinh về đâu? Nếu không muốn tái sinh thì tánh biết này sẽ đi về đâu? Còn tàng thức kia thì sao?
3/ Con được biết các thế ấn (được truyền) kết hợp với trì chú có tác dụng đưa tâm hành giả tương ưng với các cảnh giới của chư Phật, Bồ Tát. Mỗi bài chú có 1 số công năng riêng nhưng đều có điểm chung là giúp chuyển hóa tâm thức. Vậy có thể vừa kết hợp phương tiện vừa quán chiếu để sống tỉnh thức được không? Xin Thầy dạy thêm cho con về vấn đề này.
4/ Khi con đọc kinh, trì chú, niệm Phật, ngồi thiền có đối tượng và buông xả thư giãn đều có cảm giác như có luồng năng lượng phủ xuống ấm áp. Nguồn năng lượng này xuất phát từ đâu hay đã là sẵn có?
Con xin Thầy chỉ dạy giúp con.
Con xin cám ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-07-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Xin Thầy con xin được trình pháp. Vài ngày gần đây con nhận ra một điều, những niềm vui những đau khổ của bản thân phần nhiều xuất phát từ những suy nghĩ vu vơ. Khi hình ảnh quá khứ hiện về, tâm con mất chánh niệm, suy nghĩ lại trỗi lên vẽ ra bao nhiêu điều không thực, những thành công trong quá khư, những so đo với người này người khác,... làm con lúc vui lúc buồn. Có những khi vì tham muốn, suy nghĩ lại vẽ ra những tương lai tạo ra biết bao kỳ vọng, sau đó nó lại so sánh với thực tại và làm cho tâm thất vọng khởi sanh.
Tình cờ 1 lần quan sát thấy không có những suy nghĩ ấy, con chợt thấy mình không có khổ nữa (giống như cái máy vi tính bị rút phích cắm vậy thầy ạ, cái thế giới ảo biến mất tiêu, chỉ còn những pháp thực sự đang hiện hữu quanh con lúc đó mà thôi), thế là con được đà tiến tới, con gắn mình vào hiện tại, giữ cho tâm không phóng dật nữa; khi có dấu hiệu những suy nghĩ chuẩn bị khởi lên, con liền niệm Araham Samma Sambudhho, niệm là để tâm không có "nhàn cư vi bất thiện". Con thực hành vậy được gần 1 tuần và thấy thân tâm mát mẻ, nhưng dường như ngã mạn cũng vì thế mà phát sinh.
Bạch thầy, không biết con thấy vậy, làm vậy có chi sai không, xin thầy từ bi khai thị cho con.

Con xin được cảm ơn và cúi đầu đảnh lễ thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-07-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy. Có phải tất cả mọi người đều liên quan với nhau không ạ, như trong cây có nước, có đất, có không khí... trong mình cũng như vậy phải không thầy. Con nghĩ trong con cũng có những thứ đó và còn có những người khác nữa như ba mẹ, ông bà,... hay những người giúp hình thành nên con... và những suy nghĩ trong con... cũng có thầy nữa và ngược lại. Con nghĩ vậy có đúng không thầy.
con xin cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-07-2017

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ thầy ạ.
Kính bạch thầy con có điều chưa tường tận về giới luật của tỳ kheo ạ.
Trong giới luật có đoạn, những ai phạm tội bất cộng trụ thì hiện đời tu cách mấy cũng không thể thành đạo, nhưng con thấy có những vị như, ông Bahiya tự xưng mình là A la hán để thọ nhận vật thực của người khác, hay vị Ưu-lâu-tần-loa cũng tự nói mình là Ala hán, hay ông Angulimala giết 999 người, họ phạm tội bất cộng trụ nặng nhưng tại sao họ lại chứng đạo ạ, và bất cộng trụ trong trường hợp này có phải là dành cho hàng xuất gia khi phạm giới chứ không phải là cho hàng tại gia chưa thọ giới đúng không ạ. Con mong thầy giải đáp giúp con. Con xin chân thành cám ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »