loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 08-07-2017

Câu hỏi:

Con xin chào Sư Ông. Con tu được vài năm và hiện nay con đang đi học nước ngoài. Ai cũng biết là khi đi học thì phải có thí chủ. Con có một cô thí chủ. Nhưng cô này không biết gì về Đạo cả. Cô tài trợ toàn phần cho con là vì cô cảm thấy quý con, chỉ vậy thôi. Nhiều lần con có khuyên ngăn và nói cho cô về nhân quả v.v... nhưng có vẻ như cô không muốn nghe nhiều. Khi cô cho con tiền học với tình thương như mẹ dành cho con vậy thôi chứ không có cung kính, dâng lên cho người xuất gia gì cả. Con chỉ có cô là người thí chủ hộ độ duy nhất. Con không biết con nhận tịnh tài từ cô như vậy có tà mạng không thưa Sư Ông? Con kính đảnh lễ Sư Ông.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-07-2017

Câu hỏi:

Kính thưa thầy! Qua người bạn của con ở Hội An con được biết đến Thầy và nhờ nghe Pháp Thầy giảng con đang dần dần gỡ bỏ được vài vướng mắc mà từ khi theo đạo Phật đến giờ con cứ mãi lăn tăn. Hiện con đang ở Sài Gòn. Con rất muốn được học Pháp Thầy và được là đệ tử của Thầy, con có thể quy y với Thầy được không ạ? Con cảm ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-07-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy, vậy thân thọ tâm pháp quả thực là kho báu vô giá mà ta có, đúng không Thầy? Chỉ cần bấy nhiêu thôi và ta sống với chúng cũng đủ an nhiên tự tại giữa đời rồi. Mọi thứ khác trong đời sống chỉ là duyên thôi, vậy thì xấu đẹp hay gì gì cũng đâu còn quan trọng nữa. Con hiểu vậy có đúng không Thầy? Con xin cám ơn và đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-07-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy!
Khi con đang có vọng tưởng, con tỉnh giác thì mọi suy nghĩ tự buông xuống, tâm liền vắng lặng yên tĩnh trong sáng là đúng, là vô trụ, chánh định phải không thầy? Ở chỗ vô trụ con vừa tả thì thân-tâm-cảnh là một vì ở đó không có khái niệm, phân biệt, cũng không có cái ngã mà chỉ một cái biết thuần nhất không có tư tưởng hay lời nói! Còn khi trước con dùng ý chí đưa tâm vào trạng thái không suy nghĩ, như vậy là định tự tạo vì còn bám vào "cái không suy nghĩ" đó.
Con cảm ơn thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-07-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy, thận trọng chú tâm quan quan sát, sống trọn vẹn với thực tại có phải là để tâm vào việc mình đang làm không, có phải giống như khi mình làm gì thì phải tập trung không được nghĩ lăng xăng sang những chuyện khác không? Con xin cám ơn và đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-07-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy, con có duyên may được học thiền Vipassana 10 ngày. Con có 2 điều thắc mắc xin được hỏi thầy.
1. Từ khi bắt đầu thực hành thiền Vipassana đến nay là được 3 tháng, cơ thể con thường xuyên bị cảm giác như kim chích cả khi ngồi hoặc không ngồi thiền. Nó lan theo từng vùng khoảng vài giây đến một phút rồi hết. Con thắc mắc cơ thể đang chuyển biến về gì mà lại có trạng thái này ạ?

2. Trong quá trình thực hành tại trường thiền, vào ngày thứ 10, tự nhiên thân thể con đông cứng lại, như rớt vào trong một cõi ánh sáng chói lòa ấm áp khoảng chừng 2 giây rồi biến mất. Nhưng sau đó là sự hạnh phúc tràn trề mà con cứ cười mãi cả ngày. Sau này con có trải nghiệm lại được cảm giác đó một lần nữa nhưng nó đến chầm chậm, cường độ không mạnh, tràn đầy ấm áp, và con có thể kiểm soát để giữ gìn ở trong trạng thái đó lâu hơn. Lòng con lúc đó tự nhiên tràn đầy sự xúc động biết ơn. Con xin hỏi thầy, tình trạng như vậy thể hiện con đã đi đúng con đường thiền tuệ hay có bị lệch hướng sang thiền định không ạ?
Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-07-2017

Câu hỏi:

Thầy ơi. Vậy sự thật là những gì? Có phải khi mình thấy ra sự thật gọi là ngộ không, chính lúc đó mình đang tại Niết-bàn đúng không ạ? Con xin cảm ơn và đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-07-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy.
Con biết Thầy đã về VN, con ở Đà Nẵng, sắp tới con có lịch vào Sg, con sẽ đến chùa Bửu Long. Con muốn biết lịch giảng của Thầy để con tham gia. Con cảm ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-07-2017

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy!
Thầy ơi, xin Thầy giúp con, con phải làm sao? Con có một mối tình kéo dài 6 năm và thêm 2 năm xa cách. Chính trong khoảng thời gian xa cách này con cảm thấy tình cảm của con đã thay đổi. Con không còn muốn yêu thương hay đi đến kết hôn với họ. Con muốn sống tự do theo ý của con. Dù con đã cố gắng giải thích nhưng họ không hiểu Thầy ạ, họ cứ oán trách thù giận con, rồi sinh ra bia rượu chán đời. Con cảm thấy con rất có lỗi, con phải làm sao? Họ thậm chí có lần còn đe dọa con (con nghĩ là do tức giận không kiềm chế được nên họ mới như vậy hoặc là để con thay đổi ý định ạ). Con xin Thầy cho chúng con một lời khuyên ạ. Con rất biết ơn Thầy. Con kính chúc Thầy nhiều sức khỏe ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-07-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Mấy hôm nay con luôn lắng lòng soi rọi rà soát chính mình với thái độ tâm thành học Phật, là một Phật Tử chân chính con luôn cân nhắc mình chánh niệm tỉnh thức trong từng hành động, nói năng, suy nghĩ, vì vậy trước khi trình pháp lên Thầy con không dám vọng ngôn ái ngữ hay nói dư thừa. Thầy là người dìu dắt con trong suốt thời gian qua, Thầy đã chứng minh con bước từng bước trong gần 4 năm trên lộ trình học Phật. Thầy là bậc Minh Sư mà con thầm tri ân học hỏi.
Dạ thưa thầy, với niềm đam mê học Phật con luôn lắng nghe từ các pháp bên ngoài tới lắng nghe nội tâm, động tĩnh con đều nghe. Cách đây ít ngày trong trao đổi đàm đạo trên mạng Facebook có mấy sư đã khen ngợi, khuyên con, "DA học pháp của Hòa Thượng Như Huyễn và Hòa Thượng Viên Minh, Sư rất cảm kích, hoan hỷ và yên tâm. Nay sư góp ý thêm với DA rằng DA nên đi gặp các vị Đạt Ma để trình Pháp hành thiền ấn chứng, cầu tiến tu, Sư sẽ giúp DA trên gốc độ phương tiện này".
Thưa thầy, con đã tự hỏi mình xem mình có nhu cầu ấy không, vì đó là điều con chưa từng khởi niệm. Lắng lòng một hồi con thưa với các Sư, "Dạ thưa Sư, trước khi gặp ai trình Pháp nhất định con phải biết về họ. Vậy Sư cho con xin quyển sách của các ngài ấy viết, con không xin kinh mà chỉ xin sách do các ngài tự chứng viết ra". Thế rồi con nhận được quyển Ngay Trong Kiếp Sống Này của ngài Sayadaw U Pandita. Trước khi đọc con dặn lòng mình buông mọi Tôi Ta cũng như những thấy biết của mình để lắng nghe xem các ngài muốn nói gì. Trong lắng nghe con nhận ra rằng các ngài nhấn mạnh trở về với đề mục để đạt các cảnh Thiền cảnh chứng, rà soát thái độ và tỉnh thức trong mọi oai nghi nhưng chú trọng ngồi ghi nhận đề mục nhiều hơn. Con vô cùng hoan hỷ pháp Thầy giảng dạy hướng dẫn uyển chuyển tự nhiên không chấp vào những phương tiện chế định, "thấy liền biết liền tại đây ngay bây giờ, trọn vẹn với chính mình nơi thực tại để thấy ra bài học của pháp".
Dạ thưa Thầy, con suy nghĩ rằng không cần phải đi trình, cứ từ từ mà dở từng trang Kinh Vô Tự, cuộc đời này là Trường Thiền vĩ đại, cứ vậy mà chiêm nghiệm, mà thấy ra, không ai biết mình bằng chính mình biết mình. Vì con nhận ra các cảnh thiền hỷ lạc, khinh an, tĩnh chỉ là trạng thái tâm, những trạng thái do thái độ sinh, đúng thời vị tính tự ứng hiện khi hành giả biết hồi đầu. Các quả vị Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bồ Tát, Phật, từ những sự Xả ly, Ly tham, Đoạn diệt, giải thoát và giải thoát tri kiến từng phần cho tới toàn phần mà thành ra những tên gọi ấy. Thấy mình chứng được thiền này hay đắc quả vị kia đã là vọng rồi, vì pháp vốn như nhiên.
Thưa Thầy, nếu con phạm vào sai lầm kiến thủ vi tế xin Thầy dạy thêm cho con. Tận đáy lòng sâu thẳm con thành kính đảnh lễ tri ân Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »