loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 15-01-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Sư Ông, trong khoảng thời gian qua con có phát sinh một số mối quan hệ không nên có. Đã nhiều lần con bỏ nhưng sợi dây luyến ái vẫn níu lấy con. Con cũng đã cảm nhận được sự đau khổ nhưng có lẽ nó chưa phải là tận cùng. Những tháng ngày qua trong con luôn khởi lên sự xấu hổ. Xin Sư Ông cho con lời khuyên ạ. Con xin thành tâm đảnh lễ Sư Ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-01-2017

Câu hỏi:

Bạch Sư,
Sáng nay con đọc mục hỏi đáp của Sư. Con vô cùng cảm động, con chỉ xin nói với đạo huynh hỏi về Thiền Bankei.
Tri kiến thế gian chỉ làm tăng thêm ngã mạn, đau khổ vẫn còn, không có lối thoát, chỉ khi sống với tuệ tri "các pháp như nó là" mới giúp ta. Đường về nhà có rất nhiều nhưng nếu có được phương tiện gì để về nhà nên dùng phương tiện đó, chánh pháp còn phải bỏ huống gì phi pháp, Phật pháp bất khả tư nghì bất khả tư lường, nói cũng đúng không nói cũng đúng, vì không thể diễn tả cái không thể nói nên "mới dùng từ các pháp như nó là, các pháp như thế là như thế, tức, như... "không sinh, không hữu, không tác, không thành". Vậy làm sao nói hay diễn tả được. Đạo huynh thấy ngài Lâm Tế nói: "Pháp của ngài Ngũ tổ ít hay sao?" Mong huynh hãy tự nghiệm lấy.
Con viết vài dòng để nói với đạo huynh và mong Sư hoan hỷ.


Nam Mô Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-01-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy.
Con đã 2 lần xin Thầy giúp con ý kiến về pháp thiền Bankei mà không có duyên của câu hỏi của mình. Thôi thì không được duyên học đạo với Thầy thì đành vậy chứ biết sao bây giờ.
Kính chào Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-01-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Con có nghe nói về Pháp môn niệm thọ của Thiền sư Goenka.
Con cũng có đọc sách do Thiền sư Goenka viết, với lời giới thiệu của Thầy ở đầu sách.
Thoạt đầu con cũng có dự định đi dự khóa thiền 10 ngày về pháp môn này.
Nhưng sau khi nghe Thầy dạy về cách tu tập, con đã hiểu ra về căn bản và nguyên lý tu tập, và con có cảm giác thân và tâm con phù hợp với phương pháp tu tập tự nhiên và không phương pháp hơn, do vậy con muốn dành thời gian để thực hành theo cách tu tập tự nhiên này (mặc dù con vẫn thường ngồi thiền).
Còn một nguyên nhân khác mà con không muốn đi dự khóa thiền niệm thọ Goenka là con đã gặp rất nhiều người bạn đã tham dự nhiều khóa thiền này nhưng con không thấy kết quả tu tập xảy ra nơi thân tâm của các vị ấy, con nghỉ là chỉ với 10 ngày tập trung với một phương pháp thiền cho dù là rất hay mà không duy trì thường xuyên thì cũng sẽ không có kết quả, chưa kể là con đã nghe quý vị ấy kể về những trạng thái mà quý vị ấy trải qua sau 10 ngày như khóc rất nhiều (vì tâm thức quá nhạy cảm), nổi mẫn đỏ dị ứng toàn thân (vì thân thể quá nhạy cảm), bụng bị chứng sình chướng (do chế độ ăn uống và thời khóa tại trường thiền), không thích nghi với môi trường bên ngoài trong những ngày vừa rời khỏi trường thiền,...
Những thông tin đại loại từ quý vị dự khóa tu 10 ngày đó cho con liên tưởng đến tình trạng tẫu hỏa nhập ma mà con xem trong phim kiếm hiệp khi còn nhỏ, khi họ tập trung tu luyện một pháp môn tà đạo nào đó!
Tuy nhiên thưa Thầy, đây là Pháp Môn Niệm Thọ của Goenka, một chánh pháp, không phải tà đạo, vì sao lại xảy ra những hiện tượng trên?
Bạn bè con, người thân trong gia đình con và rất nhiều người hiện nay vẫn tham dự các khóa thiền ấy rất đông!
Con vẫn thường nghe Thầy dạy, Phật Pháp chỉ cần hiểu và hành sai một ly là đi sai ngàn dặm!
Thưa Thầy, có điều gì còn chưa đúng ở việc này? Xin Thầy từ bi chỉ dạy cho chúng con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-01-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy
Khi con ngồi thiền, khi con thấy tâm an tịnh lặng lẽ, thì thường con cảm thấy có một tình thương ở trong tâm con, đôi khi là đối với một người cụ thể nào đó, như là mẹ của con, hay là con của con, hoặc là không phải một đối tượng cụ thể nào,… chỉ thấy một tình thương rất lặng lẽ…
Thời gian gần đây, con không thường ngồi thiền như trước, mà thường lặng lẽ nhìn tâm mình.
Khi con thường lặng lẽ một mình, thì trong con cũng xuất hiện một tình thương lặng lẽ như khi con ngồi thiền như trước đây.
Tuy nhiên khi đối duyên xúc cảnh (khi chạm phải việc đời), thoạt đầu khi con vô tâm mà làm, thì con thấy vui nhẹ nhàng thoải mái, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, tùy theo duyên mà con gặp, thì trong con bắt đầu khởi lên tâm vui buồn thương sân giận, đầy đủ các tâm phiền não,… và con phải thay đổi thái độ việc làm của con để tránh những tâm phiền não đó xảy ra trong con.
Thưa Thầy,
Theo con hiểu thì có lẽ trong giai đoạn này của con do bản ngã con còn nhiều mà tâm con còn khởi lên tâm phiền não khi đối duyên xúc cảnh.
Xin Thầy chỉ dạy con nên tu tập như thế nào? Con nên thường lặng lẽ một mình để tình thương trong con đủ lớn có thể ôm ấp được nhiều người nhiều việc mà không khởi tâm phiền não? Hay là con cứ đối duyên xúc cảnh, cứ chạm phải việc đời để nhìn thấy cái tâm phiền não của mình?
Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-01-2017

Câu hỏi:

“Tâm trẻ sơ sinh là tâm quả vô nhân nên dù có trong sáng vẫn không phải là tâm hữu nhân nên không giác ngộ được”.
Thưa Thầy, con tình cờ đọc được câu trả lời này của Thầy trong mục hỏi đáp, xin Thầy giải thích cho con hiểu rõ thêm về điều này.
Con vẫn thường băn khoăn về tâm của một người bạn, bạn có một phước gì mà tâm bạn thường hồn nhiên trong sáng, có phải là bạn ấy có tâm vô nhân? Và bây giờ làm thế nào sử dụng tâm trong sáng ấy một cách hữu nhân để có thể tu tập đến giác ngộ thưa Thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-01-2017

Câu hỏi:

Con đã vào mục này để được xin Thầy cho biết ý kiến về ngữ lục "Tâm Bất Sinh" của thiền sư Bankei (có trong thư viện của website nầy), chứ không phải hỏi chuyện "lạc đề" đâu, thưa thầy.

Nhìn thấy ngày trả lời cho các câu hỏi trước và sau ngày 12-01-2017 thì con biết câu hỏi của mình vì lý do nào đó đã lạc rồi hay vì lý do nào khác không đến được với thầy.
Xin thầy làm cho con biết tình trạng của câu hỏi này để con biết là con nên tiếp tục liên hệ hay không?
Con xin cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-01-2017

Câu hỏi:

Bạch Sư!
Con có thấy đạo huynh hỏi sư khi ngồi thiền thì thân tâm đều thư giãn, buông xả, sư dạy: "Khi thân thư giãn, tâm buông xả thì còn gì để làm nữa đâu con, lúc đó tánh biết tự soi chiếu mọi sự đến đi thôi. Con nỗ lực làm thêm gì đều sai hết". Con xin cám ơn lời dạy của sư nhưng con khi ngồi như sư dạy thì tâm con hay khởi lên các pháp thiện pháp cũng như bất thiện pháp, xin sư chỉ dạy cho con phải làm thế nào?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-01-2017

Câu hỏi:

Kính Bạch Thầy,
Thầy cho phép con hỏi ngoài đề một chút ạ, cái này con thắc mắc đã lâu: về các pháp hành ma, ngũ uẩn ma, tử thần ma, phiền não ma thì con tạm hiểu rồi nhưng tại sao ma vương lại là một vị trời và có nhiều phép thần thông nhất hơn tất cả các vị trời khác? Ông ấy làm nghiệp thiện gì ạ? Và tại sao ông ấy luôn cản trở Đức Phật, cản trở cúng dường, cản trở làm điều tốt... mà lại có nhiều phước báu vậy ạ?
Con cung kính đảnh lễ Thầy,
Kính chúc Thầy luôn có nhiều sức khỏe,

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-01-2017

Câu hỏi:

Kính thầy,
Trước hết con xin cảm ơn thầy vì nhờ vào pháp của thầy mà mấy lâu nay, ngày nào con cũng được hít thở không khí của chánh niệm. Hầu hết tham sân si đều không khởi lên hoặc khởi lên vài giây rồi cũng biến mất nhờ con tỉnh giác mọi lúc mọi nơi. Con đã có thể đồng thời một lúc vừa nhìn vào trong tâm vừa đối xử với thế giới bên ngoài và tiếp xúc với mọi người một cách tự nhiên thoải mái.
Nhưng trong con vẫn tồn tại một tập khí trong vô thức có lẽ từ lúc bé đến nay, đó là dễ bị hồi hộp. Tâm lý hồi hộp này luôn xảy ra khi mình chỉ cần nghĩ đến một điều gì đó chẳng hạn như việc ngày mai sẽ đến bác sĩ để khám bệnh, ngày mai sẽ thi cử... tức là những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai mà chưa biết kết quả thế nào. Trong khi tỉnh giác, những chuyện thế này con chỉ cần thoáng nghĩ tới thôi cũng đã có cảm giác hồi hộp rồi, tánh biết của con khi đó soi chiếu lên nó thì khái niệm về những chuyện đó mất đi nhưng cảm giác hồi hộp rất khó và rất lâu để mới biến mất. Thậm chí phải ngồi thiền sâu thì mới loại bỏ được nó, nhưng sau đó chỉ cần lơ là không tỉnh giác một chút thì chỉ cần nghĩ thoáng qua về những chuyện đó thì tập khí lại nổi lên.
Con biết tập khí đó là rất khó để loại trừ bởi vì nó giống như một phản xạ vô điều kiện ăn sâu trong con rồi, giống như ngón tay mình chạm phải lửa thì phải có phản xạ rụt tay lại vậy.
Con biết muốn cho tập khí không xuất hiện thì chỉ cần sống trọn vẹn trong thực tại, không nghĩ đến tương lai hay quá khứ. Nhưng đôi khi trong cuộc sống tục đế này phải có những chuyện mà mình phải lên kế hoạch trước, tức là phải nghĩ đến tương lai thì thật khó để không nghĩ đến. Chỉ còn có cách phải đối diện trực tiếp với tập khí khi nó tự nhiên nổi lên mà thôi. Nhưng con vẫn thấy khó khăn khi đối diện với nó.
Con kính mong thầy chỉ dạy để con vượt qua chướng ngại ngại này.

Xem Câu Trả Lời »