loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 28-12-2016

Câu hỏi:

Con chào Thầy,
Con là Việt ở Hải Phòng đây ạ. Lâu lắm rồi con mới được thấy Thầy trong trà đạo, Thầy có vẻ gày hơn trước, chắc do việc hoằng Pháp bên Úc rất bận rộn.
Như trước khi Thầy đi Úc con đã gọi điện và thỉnh với Thầy về việc giảng Pháp cho gia đình con và một số Phật tử Hải Phòng trong khoảng 7-10 ngày, vậy con không biết sang năm mới Thầy có kế hoạch giảng ở miền Bắc chưa ạ? Thầy có thể cho con biết để bên này con sắp xếp công việc và đặt vé về.
Con cám ơn Thầy rất nhiều.
Con Việt.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-12-2016

Câu hỏi:

Con thưa Thầy, trong đoạn mở đầu Kinh Tam Bảo có 2 câu: "ba đại hạnh độ sanh" và "chứng chín pháp siêu phàm" là gì vậy thưa Thầy? Con chưa hiểu xin Thầy dạy con ạ. Con tri ân Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-12-2016

Câu hỏi:

Kính Thầy,
Tâm con làm sao ấy. Con quan sát mãi rồi nhưng con thấy nó đỏng đảnh. Đôi khi con thấy rất vui, nhưng như chim sợ đậu cành cong, tâm lại rút về dần không vui nữa. Con nghĩ một phần do đau khổ trong qua khứ làm thành kinh nghiệm vậy, và lúc mới tu con tự dặn mình phải rời xa những thú vui, bảo là những điều đó cũng đến vậy mà thôi. Rồi đến đoạn tâm buồn, thì cả người cũng héo tàn như hoa úa, nhìn gì cũng thấy chán, và không muốn sống nữa.

Cả ngày ngồi chơi với tâm thôi là cũng hết năng lượng rồi Thầy ạ. Đôi khi bản ngã vẫn muốn chen vào xử lý những cảm xúc xấu, khó chịu, giống như uẩn chồng uẩn, làm con thấy đau đầu. Con thấy mình chẳng thiện xảo ở chỗ này gì cả.

Nhưng điều rất tệ là con không hề có hứng thú làm việc chút nào dù biết nhiều người đang chờ con. Con hầu như không thể thức khuya quá 22:00, nếu không cơ thể rất mệt vào sáng hôm sau. Nhưng chỉ cần có công việc đòi hỏi phải hoàn thành gấp, chỉn chu, không hoàn thành không được, là con thức trắng luôn cả đêm, ngày hôm sau vẫn hoạt bát nhanh nhẹn như thường.

Trong đầu con vẫn chán làm việc với những người không tốt Thầy ạ. Con không cười nổi. Người thì uể oải. Tâm con ủ rũ. Con sợ ở gần người không tốt, và chỉ cần sơ suất là danh lợi có thể làm hỏng con. Con lo "Chim bồ câu ở mãi với quạ, thì dù bộ cánh của nó màu trắng, tâm hồn lại dần chuyển sang màu đen". Con sợ mình không đủ mạnh mẽ.

Trong khi con cần nhiều tập trung và hoạt bát để làm việc thì tâm con cứ thấy ủ rũ. Mọi người rất kỳ vọng vào con. Sếp thì bảo không phải con không làm được hay kém thông minh, mà chỉ là không có động lực gì đặc biệt, và chỉ làm tốt khi có áp lực thôi.
Con phải làm sao với tâm mình hả Thầy. Quan sát mãi mà con thấy nó vẫn luẩn quẩn trong dòng tư tưởng không dứt vậy.
Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-12-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Sư,
Sư vui lòng cho con được hỏi là trường hợp một người đã nhìn ra tánh biết của mình, thì nếu có người ám hại bằng bùa ngãi, liệu có bị ảnh hưởng gì không ạ? Con chân thành tri ân Sư và kính chúc Sư dồi dào sức khoẻ.
Kính,
Con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-12-2016

Câu hỏi:

Con kính chào thầy, con muốn xin thầy lời khuyên cho con trong vấn đề cuộc sống và công việc. Tính con mọi người vẫn nói rằng hiền, ít nói, ít khi tranh chấp hay trong công việc khi làm nhóm thường để ý kiến của người khác lên trên ý kiến của mình vì con nghĩ nếu bảo vệ ý của mình có thể khiến hai người tranh luận, dễ gây bất đồng. Và con cũng hay nể người khác, ít khi để bộc lộ lên cái ý kiến riêng của mình.
Chuyện là con và một người bạn dự định sang năm mới sẽ mở công ty, tính con như vậy, bạn con thì cũng là người tốt và anh em quen nhau lâu rồi. Nhưng gần đây gặp lại và hợp tác cùng nhau, qua đó con mới thấy trong suy nghĩ của bạn con có nhiều tham vọng, và đôi lúc thích lấn át. Đó là suy nghĩ của con chứ chưa hề nói ra, xin thầy cho con lời khuyên. Con cảm ơn thầy!
Câu hỏi của con ngoài lề giáo pháp, xin thầy chỉ giáo cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-12-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Chiều nay con vừa phát hiện đã bị mất hộp nữ trang có 3 mặt dây chuyền của con và con gái, là do lần sau cùng dùng xong để ngay trên bàn, chưa cất. Những người liên quan gồm có con của con và người giúp việc. Thật là khó xử nên con còn đang im lặng pha chút bực bội.
Thà rằng quyết định mua mới/ không mua thì dễ, không ham muốn thêm, không sở hữu thêm, lòng sẽ thấy nhẹ nhàng hơn. Đó cũng là cách con thường chia sẻ với con gái mình khi cần quyết định mua hay không mua một thứ gì đó cho mình.
Đằng này là mất vật kỷ niệm. Và cứ im lặng trước mặt người đã lấy nó, hoặc không có ý định tìm lại kỷ vật (của chồng tặng con và con gái) thì cũng không phải.

Con không biết đối xử với chính mình và những người liên quan như thế nào.

Xin Thầy chỉ dạy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-12-2016

Câu hỏi:

Thầy ơi, đã gần một tháng qua rồi mà con vẫn chưa ngộ ra được những gì đang xảy ra với mình. Về mặt tục đế, con không có việc gì để làm cả, chỉ có thể tự tạo tác làm ra việc gì đó để có làm cái này cái kia. Không có con trên đời cũng không có gì thay đổi, chỉ bớt khẩu phần ăn, tiền điện tiền nước thôi. Rốt cuộc con không biết mình phải làm gì cả, cũng không có tiền để đỡ đần phần nào chi phí sinh hoạt. Lúc trước Thầy nói con tự trải nghiệm, nhưng con lại tự mình đi vào bế tắc. Những việc đơn giản nhất cũng không tới tay con làm, hễ bám víu vô việc gì là việc đó mất, buông ra thì không có gì để làm. Khi con chấp nhận thực tại một thời gian thì sinh ra bất an, không biết bất an đó là để cảnh tỉnh con có cái gì đó sai trong hành vi hay là bản ngã cho là phải làm việc. Con kính mong Thầy chỉ dạy cho con được biết ạ, con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-12-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, nhân có bạn hỏi về dục, con xin hỏi khi chánh niệm tỉnh giác trọn vẹn thì có thấy biết tự động cả những tập khí ẩn trong vô thức mà thậm chí chưa phát ra chiêm bao không Thầy? Theo con hiểu thì có, và biết được mình đã thanh tịnh hoàn toàn các hành kể cả trong vô thức là nhờ tuệ Lậu tận minh mà Đức Phật đã chứng nghiệm, phải không Thầy?
Con xin cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-12-2016

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy!
Thầy ơi, lý thì con đã thông phần nào nhưng khi tiếp nhận pháp thì con lại không thuận được mà chỉ thuận ngã thôi, tư duy tiêu cực khiến con muốn ngộp thở. Vẫn biết rằng tất cả mọi việc đến với mình là đều đáng đến, để bổ túc cho mình, tất cả những người ta gặp đều đáng gặp, nhưng tâm thức con vẫn muốn chọn lựa và chối bỏ đối tượng. Con thật sự bị bế tắc rồi. Con kính mong Thầy cho con xin một lời khuyên, hoặc nếu được con muốn về chùa đảnh lễ Thầy và gặp trực tiếp Thầy mong Thầy gỡ rối cho con, trong tâm con hiện giờ đang rất hoang mang. Kính xin Thầy từ bi hoan hỷ, nếu được gặp Thầy mong Thầy cho con biết ngày và giờ ạ.
Con thành kính đảnh lễ và tri ân Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-12-2016

Câu hỏi:

Con kính Thầy.
Hôm nay con không hỏi Thầy điều gì hết. Con chỉ muốn cảm ơn Thầy thật nhiều. Những gì Thầy khai thị đã mang lại nhiều lợi lạc cho con trong đời sống này, nhất là những lúc con đối diện với đau khổ chính mình. Thay vì đau đớn dằn vặt nay con biết quan sát để thấy sự thật chính mình, hiểu ra chân lý Đạo. Quan trọng nhất là con vẫn "trong lành, định tĩnh, sáng suốt" ngay khi con đang quay cuồng trong đau khổ, và thấy đau khổ cũng mang đến nhiều lợi lạc cho mình. Mỗi lần khổ lại một lần sáng ra.
Con là Phật tử ở xa không có điều kiện gặp thầy, chỉ biết chia sẻ những cảm kích của con đối với thầy qua trang Trung Tâm Hộ Tông.
Con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »